GIAO AN BOI DUONG HSG LY7DDDDDDDD
Chia sẻ bởi Đăng Thị Diệu |
Ngày 17/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: GIAO AN BOI DUONG HSG LY7DDDDDDDD thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
Bài 1: Dùng một chiếc bút nhựa cọ xát vào vải quần, sau đó đưa lại gần những mẩu giấy vụn, ta thấy những mẩu giấy vụn bị hút về phía bút nhựa. Ta nói bút nhựa bị nhiễm điện. Nhưng nếu đưa bút nhựa lại gần một tờ bìa, ta thấy sự “hút” này không xảy ra. Vậy chiếc bút nhựa có bị nhiễm điện hay không? Tại sao?
Bài 2:
Điện nghiệm là một dụng cụ dùng để kiểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không. Mộtt điện nghiệm đơn giản là một chai bằng thủy tinh, một thanh kim loại luồn qua nắp chai, ở đầu thanh kim loại có treo hai là bạc mỏng (giấy bạc của bao thuốc lá chẳng hạn. Với dụng cụ như thế hãy giải thích tại sao có thể kiểm tra vật có nhiễm điện hay không? Có xác định được loại điện tích không khi ta chỉ có một vật bị nhiễm điện và điện nghiệm?
Bài 3: Học sinh cùng dùng dạ cọ xát lên hai thanh nhựa giống nhau (động tác cọ xát giống hệt nhau). Sau đó cùng cho thanh nhựa chạm vào hai điện nghiệm giông nhau theo hai cách sau:
- Học sinh A: Chạm thanh nhựa vào quả cầu của điện nghiệm.
- Học sinh B: Kéo trượt thanh nhựa trên quả cầu của điện nghiệm.
Kết quả thí nghiệm có khác nhau không?
Bài 4: Có một ống nhôm nhẹ được treo trên một sợi chỉ tơ, trong tay em có một thanh nhựa nhiễm điệnâm và một đũa thủy tinh nhiễm điện dương. Hãy trình bày phương án thí nghiệm để có thể xác định ống nhôm đã bị nhiễm điện hay không? Xác định được loại điện tích của ống nhôm không?
Bài 5: Chọn câu sai:
a- Vật nhiễm điện âm khi trị số tuyệt đối của các điện tích âm lớn hơn tổng các điện tích dương chứa trong vật.
b- Vật nhiễm điện âm khi trị số tuyệt đối của các điện tích âm nhỏ hơn tổng các điện tích dương chứa trong vật.
c- Vật trung hòa khi tổng các điện tích dương bằng trị số tuyệt đối của các điện tích âm.
d- Không có câu nào đúng.
Bài 6: Phát biểu nào sau đây đúng:
a- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlêctrôn không mang điện chuyển động quanh hạt nhân.
b- Một vật trung hòa, nếu nhận thêm êlêctrôn sẽ mang điện tích dương
c- Một vật bị nhiễm điện âm, nếu mất bớt êlêctrôn có thể vẫn bị nhiễm điện âm.
d- Bình thường nguyên tử là trung hòa về điện vì tổng các điện tích âm của các êlêctrôn bằng điện tích dương của hạt nhân.
Bài 7 : Phát biểu sau đây câu nào chưa đúng :
a- Hai vật hút nhau chứng tỏ chúng nhiễm điện khác nhau.
b- Một vật bị nhiễm điện âm, nếu nhận thêm êlêctrôn sẽ bị nhiễm điện âm.
c- Hai vật, nếu cùng cọ xát vào vật thứ ba thì hai vật ấy sẽ bị nhiễm điện cùng loại.
d- Hai vật bị nhiễm điện khác loại, nếu cho chúng chạm vào nhau có thể chúng sẽ trở lên trung hòa.
Bài 8 : Có hai vật dẫn giống hệt nhau, nhiễm điện trái dấu : Vật A nhiễm điện dương, vật B nhiễm điện âm, cho hai vật tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về điện tích của hai vật.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đăng Thị Diệu
Dung lượng: 265,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)