Giáo án an toàn giao thông
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy |
Ngày 09/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: giáo án an toàn giao thông thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
Tai nạn giao thông giờ không còn là hiện tượng mà đã trở thành “căn bệnh nan y” của toàn xã hội. Tai nạn xảy ra ngày càng nhiều bên cạnh sự tiến bộ của xã hội, con người đã và đang nhận thức, hạn chế tối đa những tai nạn và những hậu quả của chúng. Phổ biến nhất chính là tai nạn giao thông đường bộ.
Từ thực trạng trên, Nhà nước cũng đã ban hành luật, tuyên truyền trong dân, tổ chức những cuộc thi tìm hiểu luật để nâng cao nhận thức của người dân, đưa xã hội và một khuôn khổ trật tự, văn minh. Tuy nhiên, xã hội ngày nay là xã hội của những cái “tôi” khẳng định mình. Không ít những bạn trẻ thích “chơi trội” lắp nhiều đèn xe, thêm hoạt chất halogen làm đèn chói sáng mà lại không nghĩ như vậy là ảnh hưởng tới người khác. Họ bị chói mắt, mất tầm nhìn, dễ lạc tay lái hoặc sa hố do không nhìn thấy trước. Thiết nghĩ, cán bộ chuyên ngành cần kiểm tra thường xuyên, xử phạt hành chính đối với các đối tượng trên để giảm thiểu được những tai nạn đáng tiếc. Tất nhiên, hiện nay không ít những đề nghị về mức phạt dành cho người vi phạm giao thông, nhưng sự thật, Nhà nước và các ban ngành đã đi đến đâu trong việc làm này hay mọi việc chỉ là trên lí thuyết, hoặc chỉ nâng nhẹ mức phạt hơn so với trước. Chúng ta không ít lần nghe nói về những mức trần phạt của các nước Nhật và Singapo. Ta cũng thấy thành công mà họ thu được từ đó, vậy tại sao ta không hành động ngay theo họ, chúng ta còn chờ gì nữa? “Đánh vào túi tiền” của những người tham gia giao thông chính là biện pháp khả thi nhất có thể làm để đảm bảo an toàn giao thông. Nhắc đến công tác xử phạt, các cán bộ chuyên trách vẫn còn tình trạng “nhát tay” khi “sờ gáy” các biển số xanh, đỏ khi có vi phạm, hay hiện tượng mua bằng lái xe, cậy nhờ quen biết, tiền bạc để lấy xe bị phạt sớm, rút bằng sớm. Trường hợp cảnh sát lộng quyền bắt xe vô cớ sự việc diễn ra nhan nhản trước mắt người dân thế kia thì thử hỏi có còn là xã hội công bằng, người dân có còn tôn trọng những cán bộ thực thi pháp luật hay không, biết đâu từ đó họ lại hình thành “thói quen” không sợ luật, đối phó và né luật. Vì vậy, Nhà nước cần thanh tra, kiểm tra, xử lí nghiêm các trường hợp xảy ra trong nội bộ nêu trên. Bên cạnh việc xử phạt đối với các đối tượng vi phạm, cũng nên có những mức thưởng cho người thi hành đúng luật, và những quy định này cần rõ ràng và công khai hơn. Ngoài ra, cũng không thể xem nhẹ công tác tuyên truyền luật giao thông, điều đáng nói là ở nước ta mọi thứ vẫn còn “nồng nặc mùi” lý thuyết. Tại sao lại nói vậy vì ở các thành phố lớn vẫn thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, thực hành cho các em học sinh và người dân? Tuy nhiên, hãy nhìn vào sự thật khác, tính đến năm 2009 có khoảng 70,4% dân số nước ta sống ở nông thôn, đây là những vùng dân trí tương đối thấp, điều kiện tiếp xúc với khoa học và các phương tiện đại chúng còn thấp, thì chỉ có chưa đến 40% dân số được tuyên truyền đúng cách về luật giao thông. Vì thế, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể có thể mở rộng phạm vi tuyên truyền đến những vùng nông thôn cả nước, hành động thiết thực hơn, tránh việc cho học sinh diễu hành suông, việc đó chẳng mang lại lợi ích gì mà còn góp phần làm ách tắc giao thông. Các đoàn thể có thể kết hợp với cán bộ chuyên trách dạy các em cách lái xe đúng trên mô hình thật, xem các clip ngắn và cùng tham gia phân tích tình huống đúng sai…Bên cạnh đó, ở những điểm đông người như xí nghiệp, trường học có thể sử dụng xe đưa rước chỉ dành cho công nhân, học sinh để giúp giảm áp lực xe cộ. Với các tuyến đường hư hỏng nặng cần khẩn trương sửa sang, làm mới, lấp ổ gà, ổ voi (nhưng cần lấp bằng phẳng để tránh hiện tượng lấp mà như không). Để tránh tình trạng người dân không biết luật có thể dùng các bảng hiệu, băng rôn ghi rõ các mức xử phạt và cho dựng ở các tuyến đường trọng yếu, các điểm đen để ai cũng có thể nhìn thấy. Đối với những điểm kẹt xe có thể bố trí camera hoặc cán bộ quan sát, dùng sóng radio để thông báo cho các xe lớn về tình trạng ùn tắc để di chuyển sang hướng khác. Việc qui định tốc độ cũng cần siết chặt hơn, đặc biệt là các xe buýt, sợ trễ giờ nên phóng cực nhanh,
Từ thực trạng trên, Nhà nước cũng đã ban hành luật, tuyên truyền trong dân, tổ chức những cuộc thi tìm hiểu luật để nâng cao nhận thức của người dân, đưa xã hội và một khuôn khổ trật tự, văn minh. Tuy nhiên, xã hội ngày nay là xã hội của những cái “tôi” khẳng định mình. Không ít những bạn trẻ thích “chơi trội” lắp nhiều đèn xe, thêm hoạt chất halogen làm đèn chói sáng mà lại không nghĩ như vậy là ảnh hưởng tới người khác. Họ bị chói mắt, mất tầm nhìn, dễ lạc tay lái hoặc sa hố do không nhìn thấy trước. Thiết nghĩ, cán bộ chuyên ngành cần kiểm tra thường xuyên, xử phạt hành chính đối với các đối tượng trên để giảm thiểu được những tai nạn đáng tiếc. Tất nhiên, hiện nay không ít những đề nghị về mức phạt dành cho người vi phạm giao thông, nhưng sự thật, Nhà nước và các ban ngành đã đi đến đâu trong việc làm này hay mọi việc chỉ là trên lí thuyết, hoặc chỉ nâng nhẹ mức phạt hơn so với trước. Chúng ta không ít lần nghe nói về những mức trần phạt của các nước Nhật và Singapo. Ta cũng thấy thành công mà họ thu được từ đó, vậy tại sao ta không hành động ngay theo họ, chúng ta còn chờ gì nữa? “Đánh vào túi tiền” của những người tham gia giao thông chính là biện pháp khả thi nhất có thể làm để đảm bảo an toàn giao thông. Nhắc đến công tác xử phạt, các cán bộ chuyên trách vẫn còn tình trạng “nhát tay” khi “sờ gáy” các biển số xanh, đỏ khi có vi phạm, hay hiện tượng mua bằng lái xe, cậy nhờ quen biết, tiền bạc để lấy xe bị phạt sớm, rút bằng sớm. Trường hợp cảnh sát lộng quyền bắt xe vô cớ sự việc diễn ra nhan nhản trước mắt người dân thế kia thì thử hỏi có còn là xã hội công bằng, người dân có còn tôn trọng những cán bộ thực thi pháp luật hay không, biết đâu từ đó họ lại hình thành “thói quen” không sợ luật, đối phó và né luật. Vì vậy, Nhà nước cần thanh tra, kiểm tra, xử lí nghiêm các trường hợp xảy ra trong nội bộ nêu trên. Bên cạnh việc xử phạt đối với các đối tượng vi phạm, cũng nên có những mức thưởng cho người thi hành đúng luật, và những quy định này cần rõ ràng và công khai hơn. Ngoài ra, cũng không thể xem nhẹ công tác tuyên truyền luật giao thông, điều đáng nói là ở nước ta mọi thứ vẫn còn “nồng nặc mùi” lý thuyết. Tại sao lại nói vậy vì ở các thành phố lớn vẫn thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, thực hành cho các em học sinh và người dân? Tuy nhiên, hãy nhìn vào sự thật khác, tính đến năm 2009 có khoảng 70,4% dân số nước ta sống ở nông thôn, đây là những vùng dân trí tương đối thấp, điều kiện tiếp xúc với khoa học và các phương tiện đại chúng còn thấp, thì chỉ có chưa đến 40% dân số được tuyên truyền đúng cách về luật giao thông. Vì thế, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể có thể mở rộng phạm vi tuyên truyền đến những vùng nông thôn cả nước, hành động thiết thực hơn, tránh việc cho học sinh diễu hành suông, việc đó chẳng mang lại lợi ích gì mà còn góp phần làm ách tắc giao thông. Các đoàn thể có thể kết hợp với cán bộ chuyên trách dạy các em cách lái xe đúng trên mô hình thật, xem các clip ngắn và cùng tham gia phân tích tình huống đúng sai…Bên cạnh đó, ở những điểm đông người như xí nghiệp, trường học có thể sử dụng xe đưa rước chỉ dành cho công nhân, học sinh để giúp giảm áp lực xe cộ. Với các tuyến đường hư hỏng nặng cần khẩn trương sửa sang, làm mới, lấp ổ gà, ổ voi (nhưng cần lấp bằng phẳng để tránh hiện tượng lấp mà như không). Để tránh tình trạng người dân không biết luật có thể dùng các bảng hiệu, băng rôn ghi rõ các mức xử phạt và cho dựng ở các tuyến đường trọng yếu, các điểm đen để ai cũng có thể nhìn thấy. Đối với những điểm kẹt xe có thể bố trí camera hoặc cán bộ quan sát, dùng sóng radio để thông báo cho các xe lớn về tình trạng ùn tắc để di chuyển sang hướng khác. Việc qui định tốc độ cũng cần siết chặt hơn, đặc biệt là các xe buýt, sợ trễ giờ nên phóng cực nhanh,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy
Dung lượng: 33,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)