Giáo án

Chia sẻ bởi Trịnh Văn Thiện | Ngày 16/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: giáo án thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

Đề bài: Hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ qua hai tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu
đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
=> Gợi ý:
I. Mở bài:
- Giới thiệu được hai tác giả, hai tác phẩm và vấn đề nghị luận ( hình ảnh
người lính qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ).
* Mở bài 1: Trong văn học Việt Nam hiện đại, hình ảnh người chiến sĩ cầm
súng bảo vệ Tổ quốc có một vị trí hết sức quan trọng. Đó không chỉ là hình
tượng nghệ thuật tiêu biểu trong nhiều tác phẩm mà còn là biểu tượng đẹp
nhất của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Phần lớn các tác giả đều
có mặt ở những mũi nhọn của cuộc kháng chiến để kịp thời ghi lại một
cách chân thực và sinh động hiện thực chiến đấu của chiến sĩ ta. Hình ảnh
anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm chống Pháp và người chiến sĩ Giải
phóng quân miền Nam thời đánh Mỹ đã được phản ánh khá rõ nét với
những vẻ đẹp khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua hai bài thơ
“Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm
Tiến Duật.
* Mở bài 2:
Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt
chống Pháp và chống Mĩ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa
rời tay súng, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ là hình ảnh “con người đẹp nhất”
đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc. Cùng với
nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác
giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc và bài thơ “Bài thơ về
tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật
tham gia hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về
đề tài người lính. Hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã
lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của
người lính trong hai thời kỳ lịch sử.
* Mở bài 3:
Đoàn giải phóng quân một lần ra đi.
Nào có sá chi đâu ngày trở về.
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi.
Ra đi ra đi thà chết cho vinh.
Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúng ta biết bao
suy tưởng. Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo
tiếng hát sôi nổi trẻ trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không
biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ - những chàng Thạch Sanh của thế kỉ
hai mươi. Tiêu biểu cho hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ là hai bài thơ:
“Đồng chí” của Chính Hữu và “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến
Duật. Những người lính trong hai bài thơ thuộc hai thế hệ khác nhau
nhưng ở họ đều có nhiều nét đẹp chung của người lính cách mạng và của
con người Việt Nam trong các cuộc kháng chiến cứu nước.
* Mở bài 4:
Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc
xem lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn
sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc
trong tâm khảm.”Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính” của Phạm Tiến Duật là hai tác phẩm như thế! Hình tượng anh bộ đội
được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai
gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử.


II. Thân bài:
1. Cách 1: Người lính trong bài thơ “Đồng chí” -> Người lính trong bài thơ
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”-> Điểm giống và khác nhau về hình
ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
a. Người lính trong bài thơ “Đồng chí”:
* Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ
đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng
cao quí.
- Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó
“nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu
tới trường nhung”.
- Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe
theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Văn Thiện
Dung lượng: 197,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)