GIÁO ÁN
Chia sẻ bởi Phạm Văn Thuận |
Ngày 12/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI TUYỂN LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2013-2014
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ “mặt trời” trong các ví dụ sau được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng - (Trích “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- Nguyễn Khoa Điềm).
b. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - (Trích “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương)
Câu 2: (1,0 điểm)
Khi trò chuyện với bác họa sĩ, nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có nói:
“- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn” (Theo sgk Ngữ văn 9- Tập 1- tr 185- NXBGD- 2006)
- Qua những lời tâm sự trên, theo em, lí do nào khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc?
- Nêu ngắn gọn những cảm nhận của em về nhân vật qua đoạn văn? Câu 3: (2,0 điểm).
Từ niềm hạnh phúc của nhân vật anh thanh niên thể hiện qua lời tâm sự trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 15- 20 câu (có đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn) nêu lên suy nghĩ và quan niệm của em về hạnh phúc?
Câu 4: (5,0 điểm)
“Thơ là tiếng lòng” (Tố Hữu). Hãy lắng nghe tiếng lòng của Thanh Hải qua đoạn thơ sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”:(Phân tich tình cảm&quan điểm của tác giả về mua xuân)
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế - (Theo sgk Ngữ văn 9 – Tập 2- Tr 56- NXBGD- 2012)
___________ HẾT ___________
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI
1 Tiếng Việt 2,0 điểm
a Hình ảnh “mặt trời” trong các ví dụ trên được dùng theo biện pháp tu từ:
- Câu a) biện pháp điệp từ “mặt trời” ở cả hai câu thơ; ẩn dụ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai.
- Câu b) biện pháp điệp từ “mặt trời” ở cả hai câu thơ, ẩn dụ “mặt trời” ở câu thứ hai. 1,0 điểm.
b. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong các câu:
- Câu a: Nghệ thuật điệp từ “mặt trời” tạo sự liên kết chặt chẽ về nội dung, hình thức ở hai câu thơ. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời của mẹ” để chỉ đứa con và sự quý giá của con đối với mẹ, nhấn mạnh vào tình yêu con, tình mẫu tử cao cả, thiêng liêng.
- Câu b: Nghệ thuật điệp từ “mặt trời” tạo sự liên kết chặt chẽ về nội dung, hình thức ở hai câu thơ. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” ở câu thứ hai để chỉ Bác Hồ kính yêu và sự lớn lao, vĩ đại của Người; thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
- Tác dụng chung của các biện pháp tu từ: Đều nhấn mạnh vào nội dung cần thể hiện, làm cho các câu thơ trở nên vừa cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh, vừa đa nghĩa, có sức gợi. 1,0 điểm.
2. Văn học 1,0 điểm
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ “mặt trời” trong các ví dụ sau được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng - (Trích “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- Nguyễn Khoa Điềm).
b. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - (Trích “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương)
Câu 2: (1,0 điểm)
Khi trò chuyện với bác họa sĩ, nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có nói:
“- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn” (Theo sgk Ngữ văn 9- Tập 1- tr 185- NXBGD- 2006)
- Qua những lời tâm sự trên, theo em, lí do nào khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc?
- Nêu ngắn gọn những cảm nhận của em về nhân vật qua đoạn văn? Câu 3: (2,0 điểm).
Từ niềm hạnh phúc của nhân vật anh thanh niên thể hiện qua lời tâm sự trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 15- 20 câu (có đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn) nêu lên suy nghĩ và quan niệm của em về hạnh phúc?
Câu 4: (5,0 điểm)
“Thơ là tiếng lòng” (Tố Hữu). Hãy lắng nghe tiếng lòng của Thanh Hải qua đoạn thơ sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”:(Phân tich tình cảm&quan điểm của tác giả về mua xuân)
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế - (Theo sgk Ngữ văn 9 – Tập 2- Tr 56- NXBGD- 2012)
___________ HẾT ___________
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI
1 Tiếng Việt 2,0 điểm
a Hình ảnh “mặt trời” trong các ví dụ trên được dùng theo biện pháp tu từ:
- Câu a) biện pháp điệp từ “mặt trời” ở cả hai câu thơ; ẩn dụ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai.
- Câu b) biện pháp điệp từ “mặt trời” ở cả hai câu thơ, ẩn dụ “mặt trời” ở câu thứ hai. 1,0 điểm.
b. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong các câu:
- Câu a: Nghệ thuật điệp từ “mặt trời” tạo sự liên kết chặt chẽ về nội dung, hình thức ở hai câu thơ. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời của mẹ” để chỉ đứa con và sự quý giá của con đối với mẹ, nhấn mạnh vào tình yêu con, tình mẫu tử cao cả, thiêng liêng.
- Câu b: Nghệ thuật điệp từ “mặt trời” tạo sự liên kết chặt chẽ về nội dung, hình thức ở hai câu thơ. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” ở câu thứ hai để chỉ Bác Hồ kính yêu và sự lớn lao, vĩ đại của Người; thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
- Tác dụng chung của các biện pháp tu từ: Đều nhấn mạnh vào nội dung cần thể hiện, làm cho các câu thơ trở nên vừa cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh, vừa đa nghĩa, có sức gợi. 1,0 điểm.
2. Văn học 1,0 điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Thuận
Dung lượng: 75,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)