Gian lan trong thi cu
Chia sẻ bởi Phạm Việt Hoàng |
Ngày 09/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: gian lan trong thi cu thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
7 dấu hiệu gian lận trong thi cử
Gian lận trong học tập không phải là điều mới đối với trẻ, đặc biệt là ở cấp trung học. Có vẻ như áp lực từ phía gia đình và nhà trường cộng với môi trường cạnh tranh khốc liệt đã khiến vấn đề này ngày càng nghiêm trọng.
Nếu bạn nhận thấy con mình đang ở trong một số tình huống dưới đây thì cần cảnh giác vì có thể con đang gian lận trong học tập:
1. Trẻ quá căng thẳng về kết quả học tập tại trường
Khi bắt đầu bước vào cấp 3, phần lớn trẻ đều dần nhận thức được rằng điểm số đóng vai trò rất quan trọng đối với tương lai của chúng. Ví dụ như khả năng thi đỗ đại học, khả năng tìm được một công việc tốt… Về cơ bản thì nhận thức của trẻ như thế là khá tốt. Tuy nhiên, một số trẻ lại quá căng thẳng về vấn đề này; và chính điều đó lại mang tới những tác động tiêu cực. Trẻ sẽ không thể tập trung vào việc học đơn thuần mà sẽ có xu hướng gian lận để đạt được điểm cao.
Để biết liệu con bạn có rơi vào tình huống này không thì “hãy quan sát xem con có làm bài tập ở nhà không. Những trẻ dành thời gian tự học thường sẽ không gian lận”, giáo sư tiến sĩ Eric Anderman, chuyên gia tâm lý giáo dục tại Đại học Ohio (Columbus, Mỹ) chia sẻ. “Hãy cho trẻ biết rằng điểm số không phải là tất cả; điều quan trọng hơn là quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức mới. Thà rằng trẻ học được một điều gì đó tốt mà đạt điểm B còn hơn gian lận mà đạt điểm A”.
Trẻ phải làm quá nhiều bài vở hoặc không muốn làm cha mẹ thất vọng thường sẽ tìm cách gian lận.
2. Trẻ sợ làm cha mẹ thất vọng
Bạn luôn thể hiện sự hãnh diện và hài lòng mỗi khi con đạt điểm cao. Chính vì thế, không hề ngạc nhiên khi một trong các lý do khiến trẻ gian lận trong học tập là vì chúng không muốn làm cha mẹ thất vọng. Trên thực tế, áp lực từ bên ngoài là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ không trung thực trong học tập. Để tránh điều này, và cũng để công bằng hơn với con thì cha mẹ cần xem lại liệu mình có đang yêu cầu quá cao ở con hay không. Và hãy tìm hiểu xem con có những dấu hiệu lo lắng hay không, ví dụ như ốm yếu, mệt mỏi hay không muốn đi học chăm chỉ.
3. Trường học có quá nhiều áp lực
Trong một môi trường mà chỉ thông minh thì không đủ để nổi bật thì trẻ thường có xu hướng tìm cách khác để vượt trội hơn so với bạn bè. Tiến sĩ Anderman cho biết trẻ thường tìm cách hợp lý hóa hành vi của mình với suy nghĩ “kết quả (ví dụ như vào được trường đại học tốt) biện minh cho cách thức (gian lận)”. Để trẻ có thể thay đổi quan điểm đó là điều không đơn giản và cần sự hỗ trợ và dẫn dắt của cha mẹ.
“Giúp con hiểu rằng trường học là nơi để con phát triển bản thân chứ không phải là tập hợp các điểm số” là điều mà cha mẹ cần làm, tiến sĩ Anderman chia sẻ.
4. Trẻ bị quá tải
Học đàn, học vẽ, thể thao, thậm chí còn đi làm thêm… Tất cả những điều này khiến lượng bài tập về nhà trẻ phải xử lý trở nên quá tải. Và chính sự quá tải này có thể là “một nguyên nhân lớn khiến trẻ gian lận”, tiến sĩ Anderman cho biết. Vì thế, nếu thấy con đang phải vật lộn với quá nhiều chương trình học thêm và ngoại khóa thì hãy bỏ bớt vài môn. “Việc học tại trường mới là ưu tiên số một” – ông chia sẻ.
5. Trẻ phàn nàn rằng giáo viên không công bằng
Khi trẻ có ý nghĩ rằng chúng đang bị đối xử bất công, thậm chí đổ lỗi cho giáo viên về những vấn đề mà chúng gặp phải ở trường thì thường có ý nghĩ rằng gian lận là chấp nhận được, tiến sĩ Fishman, Giám đốc Trung tâm Quốc tế về Trung thực trong Học tập tại Đại học Clemson (bang South Carolina, Mỹ) chia sẻ. Vì thế, cha mẹ cần nói chuyện với trẻ để biết trẻ nghĩ thế nào là bất công. Và nếu trẻ chỉ ra được những điểm chưa hợp lý của giáo viên, ví dụ như giao cho trẻ quá nhiều bài tập và yêu cầu phải hoàn thành trong một thời gian ngắn, hoặc đặt ra những quy định khác nhau cho các học sinh khác nhau… thì cha mẹ cần can thiệp. Ví dụ như cha mẹ hướng dẫn trẻ chia nhỏ khối lượng bài tập ra để xử lý hoặc cùng các phụ huynh khác góp ý với giáo viên về các quy định của họ.
6. Trẻ luôn đạt điểm
Gian lận trong học tập không phải là điều mới đối với trẻ, đặc biệt là ở cấp trung học. Có vẻ như áp lực từ phía gia đình và nhà trường cộng với môi trường cạnh tranh khốc liệt đã khiến vấn đề này ngày càng nghiêm trọng.
Nếu bạn nhận thấy con mình đang ở trong một số tình huống dưới đây thì cần cảnh giác vì có thể con đang gian lận trong học tập:
1. Trẻ quá căng thẳng về kết quả học tập tại trường
Khi bắt đầu bước vào cấp 3, phần lớn trẻ đều dần nhận thức được rằng điểm số đóng vai trò rất quan trọng đối với tương lai của chúng. Ví dụ như khả năng thi đỗ đại học, khả năng tìm được một công việc tốt… Về cơ bản thì nhận thức của trẻ như thế là khá tốt. Tuy nhiên, một số trẻ lại quá căng thẳng về vấn đề này; và chính điều đó lại mang tới những tác động tiêu cực. Trẻ sẽ không thể tập trung vào việc học đơn thuần mà sẽ có xu hướng gian lận để đạt được điểm cao.
Để biết liệu con bạn có rơi vào tình huống này không thì “hãy quan sát xem con có làm bài tập ở nhà không. Những trẻ dành thời gian tự học thường sẽ không gian lận”, giáo sư tiến sĩ Eric Anderman, chuyên gia tâm lý giáo dục tại Đại học Ohio (Columbus, Mỹ) chia sẻ. “Hãy cho trẻ biết rằng điểm số không phải là tất cả; điều quan trọng hơn là quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức mới. Thà rằng trẻ học được một điều gì đó tốt mà đạt điểm B còn hơn gian lận mà đạt điểm A”.
Trẻ phải làm quá nhiều bài vở hoặc không muốn làm cha mẹ thất vọng thường sẽ tìm cách gian lận.
2. Trẻ sợ làm cha mẹ thất vọng
Bạn luôn thể hiện sự hãnh diện và hài lòng mỗi khi con đạt điểm cao. Chính vì thế, không hề ngạc nhiên khi một trong các lý do khiến trẻ gian lận trong học tập là vì chúng không muốn làm cha mẹ thất vọng. Trên thực tế, áp lực từ bên ngoài là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ không trung thực trong học tập. Để tránh điều này, và cũng để công bằng hơn với con thì cha mẹ cần xem lại liệu mình có đang yêu cầu quá cao ở con hay không. Và hãy tìm hiểu xem con có những dấu hiệu lo lắng hay không, ví dụ như ốm yếu, mệt mỏi hay không muốn đi học chăm chỉ.
3. Trường học có quá nhiều áp lực
Trong một môi trường mà chỉ thông minh thì không đủ để nổi bật thì trẻ thường có xu hướng tìm cách khác để vượt trội hơn so với bạn bè. Tiến sĩ Anderman cho biết trẻ thường tìm cách hợp lý hóa hành vi của mình với suy nghĩ “kết quả (ví dụ như vào được trường đại học tốt) biện minh cho cách thức (gian lận)”. Để trẻ có thể thay đổi quan điểm đó là điều không đơn giản và cần sự hỗ trợ và dẫn dắt của cha mẹ.
“Giúp con hiểu rằng trường học là nơi để con phát triển bản thân chứ không phải là tập hợp các điểm số” là điều mà cha mẹ cần làm, tiến sĩ Anderman chia sẻ.
4. Trẻ bị quá tải
Học đàn, học vẽ, thể thao, thậm chí còn đi làm thêm… Tất cả những điều này khiến lượng bài tập về nhà trẻ phải xử lý trở nên quá tải. Và chính sự quá tải này có thể là “một nguyên nhân lớn khiến trẻ gian lận”, tiến sĩ Anderman cho biết. Vì thế, nếu thấy con đang phải vật lộn với quá nhiều chương trình học thêm và ngoại khóa thì hãy bỏ bớt vài môn. “Việc học tại trường mới là ưu tiên số một” – ông chia sẻ.
5. Trẻ phàn nàn rằng giáo viên không công bằng
Khi trẻ có ý nghĩ rằng chúng đang bị đối xử bất công, thậm chí đổ lỗi cho giáo viên về những vấn đề mà chúng gặp phải ở trường thì thường có ý nghĩ rằng gian lận là chấp nhận được, tiến sĩ Fishman, Giám đốc Trung tâm Quốc tế về Trung thực trong Học tập tại Đại học Clemson (bang South Carolina, Mỹ) chia sẻ. Vì thế, cha mẹ cần nói chuyện với trẻ để biết trẻ nghĩ thế nào là bất công. Và nếu trẻ chỉ ra được những điểm chưa hợp lý của giáo viên, ví dụ như giao cho trẻ quá nhiều bài tập và yêu cầu phải hoàn thành trong một thời gian ngắn, hoặc đặt ra những quy định khác nhau cho các học sinh khác nhau… thì cha mẹ cần can thiệp. Ví dụ như cha mẹ hướng dẫn trẻ chia nhỏ khối lượng bài tập ra để xử lý hoặc cùng các phụ huynh khác góp ý với giáo viên về các quy định của họ.
6. Trẻ luôn đạt điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Việt Hoàng
Dung lượng: 43,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)