Giải thích một số hiện tượng vật lí 6

Chia sẻ bởi Ngô Thị Bạch Linh | Ngày 17/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: giải thích một số hiện tượng vật lí 6 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

GIẢI THÍCH MỘT SỐ CÂU HỎI VÌ SAO ( LÍ 6 )
1. Ở đầu cán ( chuôi dao ), liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt bọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ?
Trả lời : Phải nung nóng khâu dao ,liềm trước khi lắp vào cán. Vì khi được nung nóng,khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại, xiết chặt vào cán, giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm hơn.
2. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
Trả lời :Khi bị đun nóng, nước trong ấm nóng lên, nở ra và tràn ra ngoài.
3. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?
Trả lời :Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt ,vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở ,nên gây ra lực lớn đẩy nắp bật ra.
4. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
Trả lời :Để khi trời nóng thì các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn ,nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn ,có thể làm rách tôn lợp mái.
5. Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
Trả lời :Vì không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
6. Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trời trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao ?
Trả lời :Mùa hè mặt đường luôn nóng, lượng khí trong bánh xe cũng nóng nên và nở ra.
Nếu ta bơm quá căng, bánh xe sẽ dễ bị nổ.
7. Tại sao khi nhúng nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng thì mực thủy ngân mới đầu hạ xuống 1 ít rồi sau đó mới dâng lên?
Trả lời :Khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng, thủy tinh nóng lên và nở ra trước do đó thoạt đầu mức thủy ngân tụt xuống chút ít. Sau đó thủy ngân cũng nóng lên và nở ra, vì thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh nên mức thủy ngân dâng lên cao hơn mức ban đầu.
8. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ?
Trả lời :Ta có công thức d = 10m/V . Khi nhiệt độ tăng , m không đổi, V tăng lên ,d giảm. Vì vậy TLR của không khí nóng nhỏ hơnTLR của không khí lạnh hay không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
9. Tại sao đổ nước nóng vào cốc thủy tinh chịu lửa thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước vào cốc thủy tinh thường thì cốc dễ vỡ.
Trả lời :Vì thủy tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thủy tinh thường tới 3 lần.
10. Tại sao rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước sôi vào cốc thủy tinh mỏng ?
Trả lời : Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
11. Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa, người ta thường chừa ra các khoảng cách nhỏ?
Trả lời : Có để một khe hở. Khi trời nóng đường ray dài ra, do đó nếu không để khe hở , đường ra bị ngăn cản sẽ gây ra một lực rất lớn làm cong đường ray.
12. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra . Làm thế nào để tránh hiện tượng này.
Trả lời : Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
13. Khi nóng lên thì cả thủy ngân lẫn thủy tinh làm nhiệt kế đều dãn nở. Tại sao thủy ngân vẫn dâng lên trong ống nhiệt kế ?
Trả lời :: Khi nóng lên thì cả thủy ngân lẫn thủy tinh làm nhiệt kế đều dãn nở.Do thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh, nên thủy ngân vẫn dâng lên trong ống nhiệt kế.
14. Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể nào ?
Trả lời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Bạch Linh
Dung lượng: 37,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)