Giải pháp hữu ích "Giáo dục đạo đức HS THCS thông qua giờ học Ngữ Văn".

Chia sẻ bởi Hồ Ngọc Ánh | Ngày 11/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Giải pháp hữu ích "Giáo dục đạo đức HS THCS thông qua giờ học Ngữ Văn". thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


GI�O D?C D?O D?C H?C SINH THƠNG QUA GI? H?C NG? VAN

I. MỞ ĐẦU:

Từ lịch sử xa xưa của loài người, ông cha ta đã đặt chữ " lễ, nghĩa" " Tiên học lễ hậu học văn" lên đầu làm nền móng giáo dục đạo đức HS, con người. Thực tế cho thấy Thầy giáo Chu Văn An đã cảm hóa được học trò bằng chính đạo đức của mình và người học trò đã vì chữ "nghĩa" với thầy mà làm việc nghĩa cho đến muôn đời sau vẫn còn lưu truyền mãi mãi. Thế nhưng, để giữ được chữ "nghĩa" quả là điều trăn trở. Ngày nay, phần lớn các bậc phụ huynh vẫn có tư tưởng là làm thế nào con em mình có nhiều kiến thức, cho đi học thêm đủ thứ cốt để được vào trường công, sau này vào được đại học,có một việc làm ổn định, chứ ít chú ý đến đạo đức của con em mình. Vì thế HS đến trường còn vi phạm nội quy, không vâng lời thầy cô giáo. Trong gia đình, con cái không nghe lời cha mẹ, lười học, trốn học đi chơi đang rất phổ biến. Trách nhiệm này thuộc về ai? Gia đình, nhà trường hay xã hội? .rõ ràng là tất cả. Nhưng trách nhiệm lớn nhất thuộc về nhà trường. Với HS cấp II, lứa tuổi thiếu niên được gọi là lứa tuổi chuyển tiến. Các em đã có sự biến đổi không kém phần rõ rệt về bộ mặt bên ngoài, trong hoạt động sinh lý cơ thể, trong thế giới bên trong. Vì vậy, để giáo dục đạo đức cho HS được tốt, có hiệu quả, nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong đó người giáo viên chủ nhiệm là nòng cốt, là giáo viên chủ nhiệm dạy bộ môn Ngữ Văn càng có nhiều thuận lợi hơn. Làm thế nào để người công dân tương lai có đủ phẩm chất và năng lực để bước vào đời? Đây là câu hỏi luôn đặt ra cho nhà trường. Với tư cách là một giáo viên chủ nhiệm lớp 9 trong nhà trường và trực tiếp dạy bộ môn Ngữ Văn, bản thân tôi thấy trách nhiệm, vị trí quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm vô cùng to lớn trong việc hình thành nhân cách HS. Đặc biệt là giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn có rất nhiều thuận lợi mà những môn học khác ít có được.
( Môn Ngữ Văn: có vị trí đặc biệt ngoài việc giúp các em bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp thì việc việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh, góp phần hình thành ở học sinh biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái bao dung, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác .
II. THỰC TRẠNG Ở TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH:

1) Về phía học sinh :
Là học sinh vùng ven có cả, hầu hết các em là con em gia đình lao động, ưu điểm là các em rất ngoan, biết vâng lời, chịu khó học tập. Ý thức tham gia vào phong trào của lớp, của đội rất cao. Tuy nhiên, vì là con em gia đình lao động, bố mẹ các em đi làm cả ngày, GVCN muốn gặp phụ huynh là rất khó, có những gia đình không có điện thoại để liên lạc, có 3 HS bố mẹ li dị hoặc là mồ côi phải sống với bà con, thành thử các em không được giáo dục chu đáo. Nhiều em học yếu, ham chơi điện tử, chưa tự giác trong học tập
2) Về phía giáo viên:
Phần lớn giáo viên rất tâm huyết với nghề, tận tụy, hết lòng vì HS nhưng kết quả vẫn chưa cao, chưa chấp hành tốt nội quy, hiện tượng đánh nhau còn nhiều. Làm thế nào để HS chấp hành tốt nội quy của nhà trường, tích cực tham gia vào các phong trào hoạt động của lớp, của đội, của Đoàn và của nhà trường. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi đúc kết, góp nhặt từ kinh nghiệm, kiến thức từ thực tiễn, từ sách báo, bạn bè đồng nghiệp để góp phần giáo dục đạo đức HS phù hợp với trường THCS Phan Chu Trinh thông qua các giờ học Ngữ Văn.
III. GIẢI PHÁP :
1) Giáo viên chủ nhiệm nắm vững tâm sinh lý của lứa tuổi HS:
Thiếu niên là lứa tuổi có nhận thức đa dạng, đang vươn lên làm người lớn ,lứa tuổi này có tính cảm xúc cao, thoắt vui, thoắt buồn, thích lý sự và hay chống đối lại ý kiến của cha mẹ và thầy cô. Đồng thời lứa tuổi này các em không thích sự quản lí khắt khe của gia đình. Sẽ rất thuận lợi để giáo dục các em nếu như GVCN hiểu rõ được đặc điểm này và trở thành một người đồng cảm chia sẻ với các em. Rõ ràng là không có một phương pháp cụ thể nào cho bất cứ môn học nào ở nhà trường phổ thông nếu ta không xuất phát từ đối tượng. Chương trình từ cấp I đến đại học phải được cấu tạo khác nhau, tuy cùng một tác phẩm văn học dân gian " Sọ Dừa" nhưng mức độ khác nhau do nhận thức của đối tượng khác nhau. Ăng ghen đã nói:
" Phương pháp là do đối tượng quyết định đối tượng nào phương pháp ấy ". Theo các nhà tâm lý học hiện đại trên thế giới người ta chia lứa tuổi HS phổ thông ra làm 3 giai đoạn: Lứa tuổi thiếu niên bé, lứa tuổi thiếu niên lớn và giai đoạn tiền thiếu niên. Trong sự phát triển của đời người thì sự phát triển của tuổi chỉ là một yếu tố. Độ tuổi là quan trọng nhưng nó phụ thuộc vào môi trường, khả năng tiếp xúc với đời sống xã hội. Tuy có những trường hợp cá biệt song nhìn chung HS trong 3 giai đoạn này tương đối ổn định. Đặc điểm của lứa tuổi thiếu niên bé: Độ tuổi từ 10 đến 12, tương ứng với HS lớp 6,7. Theo các nhà tâm lý học thì đây là lứa tuổi nằm trong những năm tháng mà con người đang mở ra cho mình những cảm xúc và hứng thú mới mẻ. Đây là lứa tuổi giàu cảm xúc nhất trong một đời người. Thế giới nội tâm và quan hệ xã hội xung quanh của lứa tuổi này rất phức tạp. Về hành vi các em còn mang tính trẻ con, nhưng ý thức lại cho mình là người lớn. Các em thường mâu thuẫn giữa hành động bên ngoài và nội tâm bên trong. Các em đã có hứng thú và cảm xúc mới mẻ, phương pháp hiếu động. Các em ngồi học không yên, hay nói chuyện riêng, thiếu tập trung trong giờ học . Để ổn định được làn sóng này là điều rất khó. Chính cái hiếu động cảm xúc ấy, bản thân nó lại bao hàm một năng lực sáng tạo to lớn. Cụ thể là năng khiếu sáng tạo biểu hiện rõ trong văn học. Các em dễ dàng đồng cảm với nhân vật, nhập cuộc sống với tác giả.
( Đặc điểm nhận thức của HS lớp 8,9: Đã xuất hiện một chuyển biến đáng kể và năng lức cảm thụ văn học. Sự đánh giá nhìn nhận của các em đã tập trung vào nội tạng của mình. Các em gái đã bắt đầu viết nhật ký, tình cảm yêu đương. Tư chất cá nhân từng HS đã hình thành khá rõ nét. Năng khiếu của các em dễ dàng nhận ra. Với tập thể các em đã biết đoàn kết, bao che cho nhau kể cả những sai trái. Từ những đặc điểm tâm sinh lý của 2 giai đoạn HS cấp II người giáo viên phải đề ra cho mình những phương hướng cụ thể, ngoài công tác chủ nhiệm như thông qua giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt thông qua các giờ học Ngữ Văn giáo viên lồng vào bài giảng một cách khéo léo, linh hoạt để giáo dục các em.
2) Trong giờ học Ngữ Văn: Đầu tiên là tạo tâm thế thoải mái ngay từ đầu giờ học, việc kiểm tra bài cũ không nhất thiết phải là đọc thuộc hết bài thơ hay ghi nhớ, mà có thể bằng câu hỏi trắc nghiệm, những phần nào các em nắm chắc, nhất là học sinh yếu kém để tự các em lựa chọn, giáo viên cần cộng thêm một điểm cho những HS soạn bài tốt, trình bày vở cẩn thận, trả lời hay, có ý tưởng mới, hay phát biểu xây dựng bài . Làm như vậy để các em ham thích môn học này, Nói cụ thể hơn là trong các tiết giảng văn đối với học sinh lớp 9 văn bản nào cũng có thể khơi dậy sự tự nhận thức sâu sắc, sau đây là một số ví dụ cụ thể: Khâu hướng dẫn các em soạn bài ở nhà là rất quan trọng, yêu cầu các em đọc, nghiền ngẫm văn bản, ghi những ý chính mình tâm đắc, tóm tắt văn bản ( nếu là văn bản tự sự ), đọc thuộc trước các văn bản trữ tình, đọc trả lời câu hỏi. Nhất là trong phần bài giảng của mình giáo viên linh hoạt lồng vào bài bằng xúc cảm thật sự, không nên gượng ép. Bởi lẽ, những lời giảng hay của thầy có khi theo học sinh suốt cả cuộc đời. Phần lồng ghép giáo dục đạo đức cho HS có thể bằng nhiều hình thức: Lời giảng của giáo viên, tranh ảnh, băng hình, các em tự đặt câu hỏi, thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.Sau đây chỉ là một vài ý tưởng trong các giờ dạy của mình mà chính bản thân tôi đúc kết được.
( ĐỐI VỚI VĂN BẢN NHẬT DỤNG:
( Phần giới thiệu bài với những văn bản " Bức thư của lĩnh da đỏ", " Một ngày không dùng bao bì ni lông", " Ôn dịch, thuốc lá" .GV có thể sử dụng tranh ảnh, băng hình minh hoạ ghi những hình ảnh thiên nhiên bị tàn phá, rác thải, cảnh ngập lụt, những người bị viêm phổi nặng do hút thuốc lá . hay là những bài báo viết về dân số tăng dẫn đến nạn thất nghiệp để học sinh phát biểu, từ đó các em tự nhận thức được.
- Giáo dục các em về lối sống giản dị, có văn hoá, trong cách ăn mặc nói năng .qua văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", "Phong cách Hồ Chí Minh", qua thảo luận câu hỏi: Tìm hiểu về cách sống của Bác,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Ngọc Ánh
Dung lượng: 121,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)