GIẢI GIÚP BẠN Five V 2 BÀI NHIỆT

Chia sẻ bởi Trần Văn Đồng | Ngày 14/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: GIẢI GIÚP BẠN Five V 2 BÀI NHIỆT thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

GIẢI GIÚP FIVE V 2 BÀI NHIỆT
Bài 1: Dùng một động cơ xăng có hiệu suất 40% đặt trên một đỉnh dốc cao 10m để kéo một vật có khối lượng 4 tấn từ chân dốc lên đỉnh dốc. Chiều dài của đường dốc là 40m, được xem như là mặt phẳng nghiêng có hiệu suất 64%. a. Tính lực kéo của động cơ để vật đi lên đều. b. Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng vào vật. c. Để thực hiện công việc trên thì dùng bao nhiêu lít xăng? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 46.106J/kg và khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3.
Bài 2: Đổ nước ở nhiệt độ to = 20oC vào đầy một bình, rồi thả nhẹ vào bình một quả cầu kim loại đặc có nhiệt độ t = 100oC thì khi cân bằng nhiệt, nước trong bình có nhiệt độ là t1 = 51oC. Nếu thả thêm một quả cầu giống như trên, ở cùng nhiệt độ t = 100oC vào bình thì nhiệt của nước khi cân bằng nhiệt là t2 = 78oC. Các quả cầu ngập hoàn toàn trong nước và coi rằng chúng chỉ trao đổi nhiệt với lượng nước còn lại trong bình. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Cho nhiệt dung riêng của nước là co = 4200J/kg.K, khối lượng riêng của nước là Do = 1000kg/m3, khối lượng riêng của kim loại là D = 2700kg/m3.
GIẢI BÀI 1.
a. Vì vật đi lên đều nên áp dụng định luật bảo toàn công ta có
P.h = F.l F = P.h/l = 4000.10.10/40 = 10000N
b. Vì H = 64% nên ta có Atp= Aci/H = 4000.10.10/0,64 = 625000 J
mà Atp = (F + Fms). l  Fms = Atp/l – F = 5625 N
c. gọi V là thể tích số xăng cần dùng ta có khối lượng xăng là 700.V
nhiệt lượng có ích do động cơ sinh ra là Qci = Qtp.H = 700 V.46.106.0,4
= 12880.106 V = 625000
V = 0,048 .10-3 m3 = 0,048 l
GIẢI BÀI 2.
Gọi V0, C0,D0 là thể tích ,nhiệt dung riêng,khối lượng riêng của nước chứa đầy bình
Gọi V1, c1,D1 là thể tích ,nhiệt dung riêng,khối lượng riêng của quả cầu kim loại
Sau khi thả vào bình quả cầu thứ nhất thì có 1 lượng nước tran ra ngoài có thể tích bằng thể tích quả cầu nên ta có pt cân bằng nhiệt
m0C0( t1 – t0 ) = m1C1( t – t1 )
D0(V0 – V1) C0( t1 – t0 ) = D1V1C1( t – t1 ) (1)
Tương tự khi thả quả cầu thứ 2 vào ta có PTCBN
D0(V0 – 2V1) C0( t2 – t1 ) + D1V1C1( t2 – t1 ) = D1V1C1( t – t2 )
 D0(V0 – 2V1) C0( t2 – t1 ) = D1V1C1( t – 2t2 + t1 ) (2)
Lấy (1) chia (2) ta có 
Thay số ta có V0 = ? V1 XEM LẠI ĐỀ t2 vì nếu là 780C SẼ RA ÂM
Khi tìm được V0 = ? V1 thay vào 1 tìm được C1


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Đồng
Dung lượng: 35,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)