Giai bai tap sinh 11 -lhp_11a5
Chia sẻ bởi Đào Đức Tuấn |
Ngày 05/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: giai bai tap sinh 11 -lhp_11a5 thuộc Nhà trẻ
Nội dung tài liệu:
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN SINH LỚP 11
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI LỆNH VÀ CÂU HỎI BÀI TẬP CUỐI BÀI (BÀI 1 ĐẾN BÀI 9)
BÀI 1 – SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
1. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
* Đáp án: Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây thiếu oxi ( phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm lông hút chết ( cây không hấp thụ được nước ( cây chết.
2. Đặc điểm khác biệt cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ ion khoáng là gì?
* Đáp án:
- Hấp thụ nước: Theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) : Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn).
- Hấp thụ muối khoáng theo 2 cơ chế:
+ Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần năng lượng và chất mang.
+ Thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chất mang.
BÀI 2 – VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
1. Nếu có một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không, vì sao?
* Đáp án: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên.
2. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt? *
Đáp án: Ban đêm, cây vẫn hút nước và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ướt, không khí đã bão hòa hơi nước ( nước không thể hình thành hơi để thoát ra ngoài mà ứ lại ở tận các đầu cuối của lá. Hơn nữa, do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt ( hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá.
BÀI 3 – THOÁT HƠI NƯỚC
1. Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là tác nhân nào?
* Đáp án: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là : Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng..
2. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
* Đáp án: Bởi vì, vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt và tỏa ra xung quanh làm cho nhiệt độ môi trường tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy, không khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát hơn so với không khí dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.
BÀI 4 – VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
1. Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và cây trồng?
* Đáp án:
- Để cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao.
- Hiệu quả của phân bón cao.
- Giảm chi phí đầu vào.
- Không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
2. Hãy liên hệ thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây.
* Đáp án:
- Làm cỏ sục bùn.
- Phá váng sau khi đất bị ngập úng.
- Cày ải phơi đất.
- Cày lật úp rạ xuống.
- Bón vôi cho đất chua, ...
BÀI 5+6: DINH DƯỠNG NITO Ở THỰC VẬT
1/ Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?
* Đáp án: Thiếu nito cây không thể sinh trưởng, phát triển bình thường được vì nito là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. Nito là thành phần không thể thiếu được để tạo ra protein và axit nucleic cho cây.
2/ Nêu các dạng nito có trong đất và các dạng nito mà cây hấp thụ được.
* Đáp án:
- Nito trong đất : nito vô cơ trong các muối khoáng và nito hữu cơ trong xác sinh vật. - Dạng nito cây hấp thụ được là dạng nito khoáng NH4+ và NO3-.
3/ Trình bày vai trò của quá trình cố định nito phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nito của thực vật.
* Đáp án: Biến đổi nito phân tử có sẵn trong khí quyển (nhưng thực vật không hấp thụ được) thành dạng nito khoáng NH3 (NH4+ trong môi trường nước) cây dễ dàng hấp thụ, bù
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI LỆNH VÀ CÂU HỎI BÀI TẬP CUỐI BÀI (BÀI 1 ĐẾN BÀI 9)
BÀI 1 – SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
1. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
* Đáp án: Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây thiếu oxi ( phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm lông hút chết ( cây không hấp thụ được nước ( cây chết.
2. Đặc điểm khác biệt cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ ion khoáng là gì?
* Đáp án:
- Hấp thụ nước: Theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) : Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn).
- Hấp thụ muối khoáng theo 2 cơ chế:
+ Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần năng lượng và chất mang.
+ Thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chất mang.
BÀI 2 – VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
1. Nếu có một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không, vì sao?
* Đáp án: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên.
2. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt? *
Đáp án: Ban đêm, cây vẫn hút nước và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ướt, không khí đã bão hòa hơi nước ( nước không thể hình thành hơi để thoát ra ngoài mà ứ lại ở tận các đầu cuối của lá. Hơn nữa, do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt ( hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá.
BÀI 3 – THOÁT HƠI NƯỚC
1. Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là tác nhân nào?
* Đáp án: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là : Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng..
2. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
* Đáp án: Bởi vì, vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt và tỏa ra xung quanh làm cho nhiệt độ môi trường tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy, không khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát hơn so với không khí dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.
BÀI 4 – VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
1. Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và cây trồng?
* Đáp án:
- Để cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao.
- Hiệu quả của phân bón cao.
- Giảm chi phí đầu vào.
- Không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
2. Hãy liên hệ thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây.
* Đáp án:
- Làm cỏ sục bùn.
- Phá váng sau khi đất bị ngập úng.
- Cày ải phơi đất.
- Cày lật úp rạ xuống.
- Bón vôi cho đất chua, ...
BÀI 5+6: DINH DƯỠNG NITO Ở THỰC VẬT
1/ Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?
* Đáp án: Thiếu nito cây không thể sinh trưởng, phát triển bình thường được vì nito là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. Nito là thành phần không thể thiếu được để tạo ra protein và axit nucleic cho cây.
2/ Nêu các dạng nito có trong đất và các dạng nito mà cây hấp thụ được.
* Đáp án:
- Nito trong đất : nito vô cơ trong các muối khoáng và nito hữu cơ trong xác sinh vật. - Dạng nito cây hấp thụ được là dạng nito khoáng NH4+ và NO3-.
3/ Trình bày vai trò của quá trình cố định nito phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nito của thực vật.
* Đáp án: Biến đổi nito phân tử có sẵn trong khí quyển (nhưng thực vật không hấp thụ được) thành dạng nito khoáng NH3 (NH4+ trong môi trường nước) cây dễ dàng hấp thụ, bù
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Đức Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)