Giáo trình Photoshop - Bài 2
Chia sẻ bởi Đinh Bá Quang |
Ngày 14/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Giáo trình Photoshop - Bài 2 thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
GIÁO TRÌNH PHOTOSHOP
BÀI 2. HÌNH ẢNH
Đối tượng Bitmap
Là đối tượng được cấu thành từ các tập hợp điểm mà người ta gọi là các Pixel, đây là các đơn vị rất nhỏ mà người ta có thể đếm và thiết lập được thông qua độ phân giải hình ảnh. Ta có thể thấy rất rõ các điểm đó khi phóng to một ảnh Bitmap.
Đối tượng Vector
Là đối tượng được cấu thành dựa trên thuộc tính chiều và hướng, việc thiết kế các đối tượng này rất thuận lợi cho việc in ấn vì chúng sẽ không bị vỡ khi phóng to quá mức. Các đối tượng Vector dễ dàng chuyển thành đối tượng Bitmap bằng các phương pháp xuất ảnh và có thể làm ngược lại.
Nguồn gốc hình ảnh
Các ảnh sử dụng trong Photoshop là các ảnh đã được số hoá, ta có thể lấy ảnh từ các nguồn sau:
Từ các máy ảnh, máy quay phim… Kỹ thuật số.
Đưa ảnh vào thông qua máy quét Scanner.
Từ đĩa CD, VCD, đĩa mềm…
Từ các máy tính khác thông qua hệ thống mạng.
Từ Internet.
Từ các File có trong máy đang sử dụng.
Các phương pháp nhập ảnh vào cửa sổ làm việc
Open
Vào File Open.
Mở tập tin theo địa chỉ có sẵn.
Bôi đen tên tập tin.
Nhấp Open (hoặc nhấp đôi tên tập tin).
Phím tắt: Ctrl O
Sử dụng File Browser
File Browser cho phép bạn mở/xoá/ tạo thư mục mới…như trong một cửa sổ Explore độc lập của window
Cách sử dụng:
Nhấp File/File Browser
Open as
Khi bạn nhập ảnh vào cửa sổ làm việc bằng phương pháp open, bạn sẽ mở được những file thông qua những chọn lựa đã thiết lập sẵn, nhưng bạn cũng có thể dùng Open as để nhập tên file, nhập đuôi file để mở.
Cách dùng như sau:
Nhấp file/ open as
Chọn thư mục chứa file trong look in
Nhập tên file trong mục File name
Chọn phần mở rộng của ảnh trong mục Format
Nhấp Open
Phím tắt: Alt + Ctrl + O
Open recent
Cho phép bạn mở 1 trong 10 ảnh mà bạn đã từng sử dụng trong thời gian gần nhất
Nhấp file/ open recent
Nhấp chọn tên file cần tìm
Khi nhập ảnh vào cửa sổ làm việc, nhớ lưu ý các thuộc tính của ảnh như độ phân giải, hệ màu, kích thước ảnh…nhằm đảm bảo chất lượng ảnh khi làm việc.
Tạo file mới
Vào File New, hộp thoại New xuất hiện, điền vào các thông số với:
Name: tên hình ảnh.
Width: kích thước chiều rộng.
Height: kích thước chiều cao.
Resolution: độ phân giải.
Mode: hệ thống màu.
White: nền màu trắng.
Background color: sử dụng màu nền theo màu Background.
Transparent: màu nền trong suốt.
Nhấp OK để hoàn thành (hoặc Reset để tái chọn lựa).
Phím tắt: Ctrl N
Lưu ảnh
Save
Cho phép bạn lưu một file mới hay lưu chồng vào file đã có sẵn trong máy tính
Vào File Save
Phím tắt: Ctrl + S
Save as
Sử dụng khi bạn muốn lưu một tập tin mà bạn vừa mới tạo ra vào trong máy tính, lệnh này giúp bạn không ghi chồng lên file cũ nếu như bạn đang sử dụng hình ảnh từ một file đã có sẵn.
Vào File Save as
Nhập thông tin vào các ô:
Save in: địa chỉ nơi lưu tập tin.
File name: tên tập tin (không được trùng tên với tập tin khác trong cùng thư mục)
Format: “đuôi”, quy định những đặc điểm, dạng thức của tập tin, bạn có mở tập tin được ở những phần mềm khác hay không là tuỳ thuộc vào đây. (Xem phần mở rộng của tập tin).
Chọn As a copy để sao chép tập tin và tiếp tục làm việc với bản gốc, nếu không, bạn sẽ tiếp tục làm việc với File mới bởi tập tin gốc sẽ tự động đóng lại.
Phím tắt: Ctrl + Shift + S
Save for web
Cho phép bạn nén và quản lý chất lượng hình ảnh dùng cho các mục đích sử dụng trên mạng Internet với mục đích có được ảnh chất lượng tốt trong kích thước đã định cùng với Size ảnh nhẹ nhất có thể.
Nhấp File/ Save for web
Original: ảnh gốc
Optimize: ảnh kết quả
2-up: so sánh 2 kết quả
4-up: so sánh 4 kết quả
Color Table: bảng màu
Image size: kích thước ảnh
Save: lưu
Reset: thiết lập lại
Khi lưu ảnh vào đĩa A hoặc CD, nhớ xem kỹ phần kích thước lưu trữ của File để xem độ lớn kích thước có phù hợp hay không. Khi bạn đang
BÀI 2. HÌNH ẢNH
Đối tượng Bitmap
Là đối tượng được cấu thành từ các tập hợp điểm mà người ta gọi là các Pixel, đây là các đơn vị rất nhỏ mà người ta có thể đếm và thiết lập được thông qua độ phân giải hình ảnh. Ta có thể thấy rất rõ các điểm đó khi phóng to một ảnh Bitmap.
Đối tượng Vector
Là đối tượng được cấu thành dựa trên thuộc tính chiều và hướng, việc thiết kế các đối tượng này rất thuận lợi cho việc in ấn vì chúng sẽ không bị vỡ khi phóng to quá mức. Các đối tượng Vector dễ dàng chuyển thành đối tượng Bitmap bằng các phương pháp xuất ảnh và có thể làm ngược lại.
Nguồn gốc hình ảnh
Các ảnh sử dụng trong Photoshop là các ảnh đã được số hoá, ta có thể lấy ảnh từ các nguồn sau:
Từ các máy ảnh, máy quay phim… Kỹ thuật số.
Đưa ảnh vào thông qua máy quét Scanner.
Từ đĩa CD, VCD, đĩa mềm…
Từ các máy tính khác thông qua hệ thống mạng.
Từ Internet.
Từ các File có trong máy đang sử dụng.
Các phương pháp nhập ảnh vào cửa sổ làm việc
Open
Vào File Open.
Mở tập tin theo địa chỉ có sẵn.
Bôi đen tên tập tin.
Nhấp Open (hoặc nhấp đôi tên tập tin).
Phím tắt: Ctrl O
Sử dụng File Browser
File Browser cho phép bạn mở/xoá/ tạo thư mục mới…như trong một cửa sổ Explore độc lập của window
Cách sử dụng:
Nhấp File/File Browser
Open as
Khi bạn nhập ảnh vào cửa sổ làm việc bằng phương pháp open, bạn sẽ mở được những file thông qua những chọn lựa đã thiết lập sẵn, nhưng bạn cũng có thể dùng Open as để nhập tên file, nhập đuôi file để mở.
Cách dùng như sau:
Nhấp file/ open as
Chọn thư mục chứa file trong look in
Nhập tên file trong mục File name
Chọn phần mở rộng của ảnh trong mục Format
Nhấp Open
Phím tắt: Alt + Ctrl + O
Open recent
Cho phép bạn mở 1 trong 10 ảnh mà bạn đã từng sử dụng trong thời gian gần nhất
Nhấp file/ open recent
Nhấp chọn tên file cần tìm
Khi nhập ảnh vào cửa sổ làm việc, nhớ lưu ý các thuộc tính của ảnh như độ phân giải, hệ màu, kích thước ảnh…nhằm đảm bảo chất lượng ảnh khi làm việc.
Tạo file mới
Vào File New, hộp thoại New xuất hiện, điền vào các thông số với:
Name: tên hình ảnh.
Width: kích thước chiều rộng.
Height: kích thước chiều cao.
Resolution: độ phân giải.
Mode: hệ thống màu.
White: nền màu trắng.
Background color: sử dụng màu nền theo màu Background.
Transparent: màu nền trong suốt.
Nhấp OK để hoàn thành (hoặc Reset để tái chọn lựa).
Phím tắt: Ctrl N
Lưu ảnh
Save
Cho phép bạn lưu một file mới hay lưu chồng vào file đã có sẵn trong máy tính
Vào File Save
Phím tắt: Ctrl + S
Save as
Sử dụng khi bạn muốn lưu một tập tin mà bạn vừa mới tạo ra vào trong máy tính, lệnh này giúp bạn không ghi chồng lên file cũ nếu như bạn đang sử dụng hình ảnh từ một file đã có sẵn.
Vào File Save as
Nhập thông tin vào các ô:
Save in: địa chỉ nơi lưu tập tin.
File name: tên tập tin (không được trùng tên với tập tin khác trong cùng thư mục)
Format: “đuôi”, quy định những đặc điểm, dạng thức của tập tin, bạn có mở tập tin được ở những phần mềm khác hay không là tuỳ thuộc vào đây. (Xem phần mở rộng của tập tin).
Chọn As a copy để sao chép tập tin và tiếp tục làm việc với bản gốc, nếu không, bạn sẽ tiếp tục làm việc với File mới bởi tập tin gốc sẽ tự động đóng lại.
Phím tắt: Ctrl + Shift + S
Save for web
Cho phép bạn nén và quản lý chất lượng hình ảnh dùng cho các mục đích sử dụng trên mạng Internet với mục đích có được ảnh chất lượng tốt trong kích thước đã định cùng với Size ảnh nhẹ nhất có thể.
Nhấp File/ Save for web
Original: ảnh gốc
Optimize: ảnh kết quả
2-up: so sánh 2 kết quả
4-up: so sánh 4 kết quả
Color Table: bảng màu
Image size: kích thước ảnh
Save: lưu
Reset: thiết lập lại
Khi lưu ảnh vào đĩa A hoặc CD, nhớ xem kỹ phần kích thước lưu trữ của File để xem độ lớn kích thước có phù hợp hay không. Khi bạn đang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Bá Quang
Dung lượng: 1,43MB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)