Ghi Nhớ VB Học Kỳ II
Chia sẻ bởi Trần Thanh Liêm |
Ngày 12/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Ghi Nhớ VB Học Kỳ II thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
GHI NHỚ CÁC VĂN BẢN HỌC KỲ I
1.Bàn về đọc sách
Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng. cần kết hợp giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định chứ không thể tùy hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm. qua bài viết bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm đã trình bàynhững ý kiến xác đáng ấy một cách có lí lẽ và bằng những dẫn chứng sinh động.
2.Tiếng nói của văn nghệ
Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, xâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú` hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
3.Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
-Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt.
Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong thời kì chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần phải khắc phục : thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỷ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
-Để đua đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.
4.Chó sói và cừu tong thơ ngụ ngôn của La phông – Ten
Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La phông – Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy – phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
5.Con cò
-Khai thác hình tượng con cò trong lời những câu hát ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc sông của con người
-Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc
6.Mùa xuân nho nhỏ
-Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời ; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc
-Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo
7.Viếng lăng Bác
-Bài thơ “Viếng lăng Bac” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà htơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác
-Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc
8.Sang thu
Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã dược Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”
9.Nói với con
Qua bài “Nói với con”, bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cân cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
10.Mây và sóng
Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ “Mây và sóng” của Ra-bin-đra-nát Ta-go đã ngợi ca tình mẫu tử thiếng liêng, bất diệt
11.Bến quê
-Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Câhu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người
1.Bàn về đọc sách
Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng. cần kết hợp giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định chứ không thể tùy hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm. qua bài viết bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm đã trình bàynhững ý kiến xác đáng ấy một cách có lí lẽ và bằng những dẫn chứng sinh động.
2.Tiếng nói của văn nghệ
Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, xâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú` hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
3.Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
-Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt.
Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong thời kì chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần phải khắc phục : thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỷ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
-Để đua đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.
4.Chó sói và cừu tong thơ ngụ ngôn của La phông – Ten
Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La phông – Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy – phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
5.Con cò
-Khai thác hình tượng con cò trong lời những câu hát ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc sông của con người
-Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc
6.Mùa xuân nho nhỏ
-Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời ; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc
-Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo
7.Viếng lăng Bác
-Bài thơ “Viếng lăng Bac” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà htơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác
-Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc
8.Sang thu
Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã dược Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”
9.Nói với con
Qua bài “Nói với con”, bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cân cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
10.Mây và sóng
Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ “Mây và sóng” của Ra-bin-đra-nát Ta-go đã ngợi ca tình mẫu tử thiếng liêng, bất diệt
11.Bến quê
-Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Câhu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thanh Liêm
Dung lượng: 118,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)