GDKNS_TNXH
Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại |
Ngày 09/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: GDKNS_TNXH thuộc Tự nhiên và Xã hội 3
Nội dung tài liệu:
Giáo dục kĩ năng sống
Môn : Khoa học
Lớp 5
Quy Nhơn , ngày 27 tháng 11 năm 2010
Các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống
Một bài giáo dục KNS thường được thực hiện theo 4 bước / giai đoạn sau :
1.Khám phá :
* Mục đích :Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm kiến thức . sẽ được học . Giúp GV đánh giá / xác định thực trạng ( kiến thức , kĩ năng . ) của HS trước khi giới thiệu vấn đề mới .
* Mô tả quá trình thực hiện :
- GV ( cùng với HS ) thiết kế hoạt động ( có tính chất trải nghiệm ) .
- GV ( cùng với HS ) đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học mới .
- GV giúp HS xử lí / phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của HS , tổ chức và phân loại chúng .
* Vai trào của GV và HS / Gợi ý một số KTDH :
- GV đóng vai trò lập kế hoạch , khởi động , đặt câu hỏi , nêu vấn đề , ghi chép .
- HS cần chia sẻ , trao đổi , phản hồi , xử lí thông tin , ghi chép .
Một số kĩ thuật dạy học chính : Động não , Phân loại / xác định chùm vấn đề ,
Thảo luận , Chơi trò chơi tương tác , Đặt câu hỏi .
2. Kết nối :
* Mục đích :
- Giới thiệu thông tin , kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo " cầu nối ." liên kết giữa cái " đã biết ." và " chưa biết ." Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của HS với bài học mới .
* Mô tả quá trình thực hiện :
- GV giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẻ ở bước 1 .
- GV giới thiệu kiến thức và kĩ năng mới .
- Kiểm tra xem kiến thức và kĩ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác chưa .
- Nêu ví dụ khi cần thiết .
* Vai trào của GV và HS / Gợi ý một số KTDH :
- GV nên đóng vai trò của người hướng dẫn ( facilitator) ; HS là người phản hồi ,trình bày quan điểm/ ý kiến , đặt câu hỏi / trả lời .
Một số kĩ thuật dạy học : Chia nhóm thảo luận , người học trình bày , khách mời , đóng vai , sử dụng phương tiện dạy học đa chức năng ( chiếu phim, băng ,đài , đĩa .)
3. Thöïc haønh / Luyeän taäp :
* Muïc ñích :
- Taïo cô hoäi cho ngöôøi hoïc thöïc haønh vaän duïng kieán thöùc vaø kó naêng môùi vaøo moät boái caûnh / ñieàu kieän coù yù nghóa .
- Ñònh höôùng ñeå HS thöïc haønh ñuùng caùch .
- Ñieàu chænh nhöõng hieåu bieát vaø kó naêng coøn sai leäch .
* Moâ taû quaù trình thöïc hieän :
- GV thieát keá / chuaån bò hoaït ñoäng maø theo ñoù yeâu caàu HS phaûi söû duïng kieán thöùc kó naêng môùi .
- HS laøm vieäc theo nhoùm , caëp hoaëc caù nhaân ñeå hoaøn thaønh nhieäm vuï .
- GV giaùm saùt taát caû moïi hoaït ñoäng vaø ñieàu chænh khi caàn thieát .
- GV khuyeán khích HS theå hieän nhöõng ñieàu caùc em suy nghó hoaëc môùi lónh hoäi ñöôïc .
* Vai traøo cuûa GV vaø HS / Gôïi yù moät soá KTDH :
- GV neân ñoùng vai troø cuûa ngöôøi höôùng daãn ( facilitator) , ngöôøi hoã trôï .
- HS ñoùng vai troø ngöôøi thöïc hieän , ngöôøi khaùm phaù .
Moät soá kó thuaät daïy hoïc : Ñoùng kòch ngaén , vieát luaän , moâ phoûng, hoûi - ñaùp , troø chôi, thaûo luaän nhoùm / tranh luaän ….
4 . Vận dụng :
* Mục đích :
Tạo cơ hợi cho HS tích hợp , mở rộng và vận dụng kiến thức và kĩ năng có được
vào các tình huống / bối cảnh mới .
* Mô tả quá trình thực hiện :
- GV ( cùng với HS ) lập kế hoạch các haọt động đối với nhiều môn học / lĩnh vực học tập đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và kĩ năng mới .
- HS làm việc theo nhóm, cặp và cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ .
- GV và HS cùng tham gia hỏi và trả lời trong suốt quá trình tổ chức hoạt động .
- GV có thể đánh giá kết quả học tập của HS tại bước này .
* Vai trò của GV và HS / Gợi ý một số KTDH :
- GV đóng vai trò người hướng dẫn và người đánh giá .
- HS đóng vai trò người lập kế hoạch , người sáng tạo, thành viên nhóm , người giải quyết vấn đề , người trình bày và người đánh giá .
Một số kĩ thuật dạy học : Dạy học hợp tác , làm việc nhóm , trình bày cá nhân , dạy học dự án ..
Trên đây là định hướng chung về mục tiêu nội dung , phương pháp và các bước thực hiện một bài giáo dục KNS cho HS phổ thông . Các định hướng này sẽ được thể hiện cụ thể trong từng môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . Tuy nhiên , tùy đặc trưng môn học, mà có thể tập trung vào giáo dục các KNS khác nhau cũng như sử dụng các PPDH , KTDH tích cực khác nhau ./.
--------------------------------------------------
Giáo dục kĩ năng sống
Môn : Khoa học
Lớp 4
Bài dạy : PHÒNG BỆNG BÉO PHÌ ( 1 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
- Xác định được 3 dấu hiệu của trẻ bị béo phì và 3 điều bất lợi đối với các người bị bệnh béo phì.
- Trình bày được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BÀN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. Kĩ năng giao tiếp hiệu quả:
- Nói với những người trong gia đình hoặc người khác nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng.
Ưng xử đúng đối với bạn hoặc người khác bị béo phì.
2. Kĩ năng ra quyết định: Thực hiện chế độ ăn uống, hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Vẽ tranh ; Làm việc theo cặp.
Đóng vai.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Thông tin trong sách giáo khoa khoa học 4 ( Bài 13)
Phiếu bài tập đủ dùng cho các nhóm.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Khám phá :
* Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VỀ BỆNH BÉO PHÌ
+ Mục tiêu : Xác định được 3 dấu hiệu của trẻ bị béo phì và 3 điều bất lợi đối với người bị bệnh béo phì.
+ Cách tiến hành :
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các em trao đổi và vẽ trẻ em bị bệnh béo phì.
+ Các nhóm trưng bày sản phẩm. Yêu cầu đại diện của một nhóm mô tả đặc điểm của trẻ bị béo phì được thể hiện tronh hình vẽ, các HS khác bổ sung.
+ GV tóm tắt ý kiến của HS và nêu 3 dấu hiệu của trẻ bị béo phì:
+ Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20%.
+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
+ Bị hụt hơi khi gắng sức.
- Tiếp theo GV yêu cầu các em liệt kê những bất lợi đói với người bị béo phì.
GV kết luận: 3 điểm bất lợi đối với người bị béo phì:
+ Mất thoải mái trong cuộc sống.
+ Giảm hiệu xuất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt.
+ Có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sỏi mật.
2. Kết nối :
Hoạt động 2 : TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
BÉO PHÌ
* Mục tiêu : HS trình bày được nguyên nhân va cách phòng bệnh béo phì.
* Cách tiến hành :
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp, cùng quan sát các hình ở trang 28,29 SGK Khoa học 4 và có thể đọc thông tin trong sách để đặt câu hỏi và trả lời nhau theo gợi ý sau:
+ Nguyên nhân gây bệnh béo phì là gì ?
+ Làm thế nào để phòng tránh béo phì ?
+ Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì ?
GV yêu cầu HS xung phong trình bày kết quả trao đổi theo cặp trước lớp.
Sau các ý kiến phát biểu của HS, GV có thể giảng thêm :
+ Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, chủ yếu là do bố mẹ cho ăn quá nhiều, ít vận động.
+ Khi đã bị béo phì, cần:
- Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng ( ví dụ các loại rau quả). An đủ đạm, vi-ta-min và chất khoáng.
- Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây béo phì để điều trị hoặc nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
- Khuyến khích em bé hoặc bản thân mình phải năng vận động, luyện tâp
thể dục, thể thao .
3. Thực hành :
* Hoạt động 3 : ĐÓNG VAI
+ Mục tiêu :
- Nói với những người trong gia đình hoặc người khác nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng.
- Ứng xử đúng đối với bạn hoặc người khác bị béo phì.
- Thay đổi thói quen ăn uống để phòng tránh bệnh béo phì.
- Thực hiện chế độ ăn uống, hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi.
+ Cách tiến hành :
GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ. Giao cho 2 nhóm cùng làm thảo luận về một tình huống đưa ra trong phiếu bài tập ( xem phụ lục ).
+ Nhóm 1 và nhóm 2: phiếu bài tập 1.
+ Nhóm 3 và nhóm 4: phiếu bài tập 2.
+ Nhóm 5 và nhóm 6: phiếu bài tập 3.
- HS đọc tình huống được giao và đặt mình vào vị trí các nhân vật trong tình huống,
Thảo luận về các ứng xử cho phù hợp và xung phong đóng vai.
GV theo dõi và hỗ trợ các nhóm làm việc.
3 nhóm lần lược lên đóng vai theo 3 tình huống. Các nhóm khác theo dõi, bình luận về cách ứng xử của nhân vật nêu trong tình huống và có thể nêu lên cách
ứng xử khác.
GV tổng kết cả về nội dung kiến thức và những kĩ năng, thái độ được
hình thành trong quá trình HS đóng vai và thảo luận.
4. Vận dụng :
Kết thúc tiế học, GV dặn HS thực hiện hằng ngày đề phòng bệnh béo phì là:
- An uống hợp lý, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm nhai kĩ.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
VI. TƯ LIỆU
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
Tên nhóm:
Tổ chức :
Hoàn thành bảng phân công nhiệm vụ:
Hãy đọc và thảo luận:
Làm việc nhóm :
* Tình huống 1: Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu bị béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là Lan, bạn sẽ về nhà nói gì với mẹ và bạn có thể làm gì để giúp em mình?
Nhóm phân công ai đóng vai gì?
Đánh giá quá trình làm việc nhóm
Biểu điểm :
Rất tốt ( 4)Tất cả mọi người tham gia/ thực hiện.
Tốt ( 3) Đa số mọi người tham gia/ thực hiện.
Trung bình ( 2) Một số người tham gia/ thực hiện.
Cần cải tiến ( 1) Không ai tham gia/ thực hiện.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2
Tên nhóm:
Tổ chức
Hoàn thành bảng phân công nhiệm vụ
Làm việc nhóm
Hãy đọc và thảo luận:
* Tình huống 2: Nga cân nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao khá nhiều. Nga đang muốn thay đổi thói quen ăn và uống đồ ngọt của mình. Tuy nhiên, Nga chơi thân với mấy bạn đều thích ăn bánh kẹo và uống nước ngọt. Các bạn thường thay nhau mang chúng đến trường và mời Nga cùng ăn trong giờ trò chơi. Nếu là Nga bạn sẽ làm gì?
Nhóm phân công ai đóng vai gì?
Đánh giá quá trình làm việc nhóm
Biểu điểm:
Rất tốt ( 4)Tất cả mọi người tham gia/ thực hiện.
Tốt ( 3) Đa số mọi người tham gia/ thực hiện.
Trung bình ( 2) Một số người tham gia/ thực hiện.
Cần cải tiến ( 1 ) Không ai tham gia/ thực hiện.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3
Tên nhóm:
1. Tổ chức
Hoàn thành bảng phân công nhiệm vụ
2. Làm việc nhóm
Hãy đọc và thảo luận:
Tình huống 3: Trên đường đi học về, Minh và Hằng gặp một nhóm HS lớp dưới đang trêu chọc 1 bạn bị béo phì. Nếu là Minh và Hằng các em sẽ làm gì?
Nhóm phân công ai đóng vai gì?
3 . Đánh giá quá trình làm việc nhóm
Biểu điểm : Rất tốt ( 4) tất cả mọi người tham gia/ thực hiện.
Tốt ( 3) Đa số mọi người tham gia/ thực hiện.
Trung bình ( 2) Một số người tham gia/ thực hiện.
Cần cải tiến ( 1) Không ai tham gia/ thực hiện.
Bài dạy : PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI ( 1 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
+ Sau bài học này, HS có khả năng :
- Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị câm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
- Rèn kỹ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ , tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng phân tích, phán đoán những tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bị xâm hại.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ
SỬ DỤNG:
- Động não.
- Chúng em biết 3.
- Đóng vai.
- Trò chơi.
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Thẻ màu hoặc giấy viết xẻ nhỏ và bút đủ màu tương ứng với số nhóm.
- Hình trang 38,39 SGK
- Một số tình huống để đóng vai.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Khám phá :
* Hoạt động 1: ĐỘNG NÃO ( 5 phút )
* Mục tiêu : Tìm hiểu những điều HS biết về " xâm hại ".
* Cách tiến hành :
- GV sử dụng kĩ thuật "Động não " đặt câu hỏi gợi mở cho cả lớp,tìm hiểu về về dấu hiệu, hành vi " bị xâm hại ". Có thể gợi ý một số câu hỏi như sau:
+ Thế nào là "xâm hại" ?
+ Những dấu hiệu hoặc hành vi nào được coi là " bị xâm hại "?
HS lần lượt nói lên một điều để trả lời một câu hỏi gợi ý trên.
GV viết nhanh ý kiến của học sinh lên bảng
- GV có thể đọc to lại hoặc mời vài HS đọc to lại tất cả các ý kiến của HS. Liên kết với giai đoạn kết nối, tìm hiểu và thảo luận các tình huống có nguy cơ và một số lưu ý để phòng tránh bị xâm hại .
2. Kết nối
* Hoạt động 2 : QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN NHÓM ( 15 phút )
* Mục tiêu : Nêu được một số tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
* Cách tiến hành:
Bước 1- Làm việc theo nhóm
Chia lớp thành các nhóm nhỏ.
GV sử dụng kĩ thuật " chúng em biết 3 " yêu cầu mỗi nhóm:
+ Quan sát hình 1,2,3 trang 38 SGK; trao đổi nội dung từng hình và chia sẻ kinh nghiệm trong thực tế để viết ra thẻ màu/ giấy nhỏ xẻ 3 tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và 3 việc cần làm để phòng tránh các nguy cơ mà nhóm mình đưa ra.
+ Mỗi nguy cơ và mỗi biện pháp ghi ra 1 miếng giấy/ thẻ màu ( mỗi nhóm có 6 thẻ màu tham khảo mẫu ở tài liệu tham khảo số 1 )
Bước 2 - Làm việc chung:
- GV mời từng nhóm lần lượt báo cáo "3 điều của nhóm" đã liệt kê ra.
HS đọc to và dán các thẻ màu của nhóm mình lên bảng,phân biệt 2 cột nguy cơ và việc cần làm để phòng tránh .
Kết luận : GV có thể đọc to lại hoặc mời HS đọc to lên tất cả các thẻ màu HS dán trên bảng.
Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại: Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; Ở trong phòng kín một mình với một người lạ ; bị người khác có hành động gây khó chịu với bản thân; đi nhờ xe người lạ; nhận quà có giá trị đặc biệt hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lí do;.
Một số đặc điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại
( xem mục Bạn cần biết trang 39 SGK Khoa học 5 ).
- GV ñöa ra nhöõng gôïi yù ñeå HS thaûo luaän veà nhöõng nguy cô coù theå xaûy ra ôû caùc tình huoáng naøy; cuõng nhö caùc caùch ñeå phoøng traùnh nguy cô bò xaâm haïi.
Caùc nguy cô Vieäc caàn laøm
3. Thực hành
* Hoạt động 3 . ĐÓNG VAI ( 15 Phút )
* Mục tiêu : Rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
* Cách tiến hành :
Bước 1 - Làm việc nhóm
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm chọn một tình huống có nguy cơ đã liệt kê ở hoạt động trước dán ở trên bảng.
- Nhiệm vụ mỗi nhóm đóng vai ứng xử để thoát khỏi tình huống có nguy cơ của nhóm mình.
Bước 2 - Làm việc chung
- Từng nhóm thể hiện cách ứng xử của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm cách giải quyết thoát khỏi tình huống có nguy cơ của nhóm mình.
Bước 3 - Thảo luận chung
- Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung câu hỏi: " Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần làm gì ?"
- HS kể ra các cách ứng xử phù hợp.
- GV ghi nhanh lên bảng.
* Kết luận: GV kết luận bằng cách cho HS đọc lại các ý kiến về cách ứng xử khi bị xâm hại.
- Tìm cách tránh xa kẻ đó như: đứng dậy, lùi xa để kẻ đó không chạm được vào người.
- Nói với kẻ đó: hãy dừng lại; nói kiên quyết về ý định sẽ báo cáo với người lớn
về hành vi của kẻ đó.
- Bỏ đi khỏi chỗ đó.
- Kể với những người tin cậy để được giúp đỡ.
4.Vận dụng
Hoạt động 3. VẼ BÀN TAY TIN CẬY
( 3 phút ở lớp và thời gian ở nhà )
* Mục tiêu : HS kể ra được các địa chỉ, người tin cậy sẽ giúp đỡ khi bị xâm hại.
+ Cách tiến hành :
- GV phát cho mỗi HS một tờ giấy, yêu cầu cả lớp xòe bàn tay của mình rộng ra và vẽ in lên giấy.
- Quy định mỗi ngón tay là một địa chỉ hoặc một người tin cậy. Họ sẽ là người giúp đỡ,bảo vệ các em khi các em bị xâm hại.
- HS cần kể ra 5 người hoặc địa chỉ tin cậy để điền vào 5 đầu ngón tay. HS có thể thảo luận cùng bố mẹ hoặc cùng họ hoàn thành nhiệm vụ này.Có thể tìm hiểu thêm"Các địa chỉ, người đó có thể giúp gì cho em?"
Mời một số HS chia sẻ với cả lớp về bàn tay tin cậy của mình.
VI. TƯ LIỆU
PHIẾU ĐIỀN CÁC NGUY CƠ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Bài 42 - 43
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT ( 2 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nêu được tên một số loại chất đốt.
- Nêu được công dụng một số loại chất đốt.
- Nêu được một số việc nên / không nên làm để sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng tìm tòi, xử lý trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt .
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Động não.
- Quan sát và thảo luận nhóm.
- Điều tra.
- Phương pháp chuyên gia.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Thông tin và hình ảnh trong SGK.
Một số tranh ảnh, tài liệu về việc khai thác, sử dụng các loại chất đốt.
Chạy tàu
Thắp sáng
Công dụng
Đun nấu
....................
CHẤT ĐỐT
Nguồn
Trên rừng
………..
Loại
……….
Than đá
Gas
Dầu hỏa
V. TIẾN TÌNH DẠY HỌC
1.Khám phá
- GV giới thiệu tên bài học.
- Tổ chức cho HS trình bày kinh nghiệm của các em về chất đốt ( sử dụng phương pháp động não).
- GV có thể hỏi: Các em biết gì về chất đốt? Có thể gợi ý chi tiết hơn: Kể tên một số chất đốt mà em biết. Trong các chất đốt đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí ?.....
- Khi HS nêu ý kiến, GV có thể ghi ý kiến của các em lên bảng và thể hiện dưới dạng
sơ đồ.
Ví dụ:
2. Kết nối
Hoạt động 1. TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOẠI CHẤT ĐỐT VÀ VIỆC
SỬ DỤNG.
* Mục tiêu : HS kể được tên và nêu được công dụng , việc khai thác của một số loại
chất đốt .
* Cách tiến hành :
* Làm việc theo nhóm:
- Lớp chia thành các nhóm .
- Các nhóm sử dụng SGK và tài liệu đã chuẩn bị, trong đó : Mỗi nhóm đọc và tóm tắt lại ý chính, thông tin cốt lõi về một loại chất đốt ( rắn , lỏng, hoặc khí ) theo sự phân công.
- GV hướng dẫn các em biết cách ghi lại tóm tắt theo vấn đề ( có thể lập bảng để trình bày thông tin tìm được) chẳng hạn theo các nội dung: tên loại chất đốt? Loại chấtđốt này được khai thác ở đâu? Khai thác như thế nào? Sử dụng vào việc gì ?
* Làm việc chung ( theo phương pháp chuyên gia)
- Mỗi nhóm cử một đại diện vào đội chuyên gia.
GV hướng dẫn HS cả lớp tiến hành phương pháp hỏi và đáp các chuyên gia theo các nội dung nói trên. GV hướng dẫn các em cách nêu câu hỏi - cách trả lời ( trả lời đúng ý hỏi, biết sử dụng tranh ảnh trong các tư liệu (VD hình minh họa về cách khai thác dầu mỏ, về cách sử dụng bi-ô-gas,.) để minh họa trong quá trình trình bày .Biết
cách ứng xử phù hợp trong những tình uống xảy ra khi hỏi- đáp chuyên
gia chẳng hạn trường hợp" chuyên gia "chưa trả lời được .
3. Thực hành
* Hoạt động 2. THẢO LUẬN VỀ NHỮNG VIỆC NÊN / KHÔNG NÊN LÀM ĐỂ AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG CHẤT ĐỐT
* Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
* Cách tến hành :
- HS làm việc nhóm, sử dụng các tư liệu trong SGK tìm hiểu về những việc nên làm / không nên làm để an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng chất đốt.
- HS thảo luận chung cả lớp. GV có thể gợi ý một số câu hỏi / tình huống để các em thảo luận chẳng hạn:
+ Một bạn nhỏ rót nước sôi từ phích ra nhưng quên không đậy phích lại. Các em sẽ khuyên bạn làm điều gì:
+ Các chất đốt như than, dầu mỏ hay cây cối trên rừng có rất nhiều, vậy tại sao lại phải sử dụng tiết kiệm:
+ Vì sao việc ắch tắc giao thông lại gây lãng phí chất đốt, gây ô nhiễm môi trường? Nên làm gì để khắc phục tình trạng này?
+ Vì sao các chất đốt khi cháy có thể ảnh hưởng tới môi trường?
+ Những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt? Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
- GV hướng dẫn HS đưa ra ý kiến, bình luận,đánh giá: giúp HS biết cách lập luận
( sử sụng mối quan hệ nguyên nhân - kết quả); biết cách đưa ra ví dụ, minh
chứng phù hợp với ý kiến / quan điểm của các em.
4. Vận dụng
* Hoạt động 3 . THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHẤT ĐỐT TRONG SINH HOẠT . LẬP "KẾ HOẠCH" VỀ VIỆC CÓ THỂ LÀM ĐỂ SỬ DỤNG AN TOÀN, TRÁNH LÃNG PHÍ CHẤT ĐỐT Ở
GIA ĐÌNH .
* Mục tiêu : HS thực hiện được điều tra đơn giản về tình hình sử dụng chất đốt trong sinh hoạt; lập được kế hoạch cá nhân về những việc các em có thể làm để góp phần sử dụng an toàn, tránh lãng phí chất đốt ở gia đình.
* Cách tiến hành :
- Kết thúc tiết thứ nhất, GV hướng dẫn HS cách lấy thông tin để điền vào " Phiếu điều tra việc sử dụng chất đốt".
- GV hướng dẫn các em biết cách lập phiếu thu thập thông tin, lập kế hoạch điều tra ( điều tra gia đình nào? Hỏi ai? Khi nào? Cách làm ( gửi piếu trước / hoặc hỏi và ghi vào phiếu / hoặc kết hợp?...), tiếnhành điều tra ( đặt vấn đề, hỏi cho rõ, cảm ơn sau khi điều tra,.). Hướng dẫn các em biết tổng hợp thông tin từ các kết quả thu được.
- HS trình bày về kết quả điều tra việc sử dụng chất đốt.
- Thảo luận chung cả lớp về :
+ Cách thức các em đã điều tra, những khó khăn gặp phải khi điều tra và cách khắc phục, bài học rút ra được qua điều tra,...
+ Những việc có thể làm để sử dụng an toàn, tránh lãng phí chất đốt ở nhà trường,
gia đình .
HS lập " kế hoạch" các nhân về những việc các em có thể làm để góp phần
sử dụng an toàn, tránh lãng phí chất đốt ở gia đình mình. GV hướng
các em đưa ra những việc phù hợp với các em.
VI. TƯ LIỆU
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA VIỆC SỬ DỤNG CHẤT ĐỐT
Tìm hiểu việc sử dụng chất đốt của 4 gia đình và hoàn thành bảng sau:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 88,38KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)