GDAN 24-36 tháng

Chia sẻ bởi hoàng thị diệu hiền | Ngày 04/11/2018 | 75

Chia sẻ tài liệu: GDAN 24-36 tháng thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:

Trường: Mầm Non Tuổi Hồng
Giáo viên: Thái Thị Minh Anh
Lớp: Nhà Trẻ 1

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
NBTN: “Mùa xuân với bé”

I. Mục đích- Yêu cầu
1. Kiến thức:  
- Trẻ nhận ra thời tiết mùa xuân, hoa mai, hoa đàohưng, bánh tét
- Biết được công dụng và chất liệu của đồ dùng ăn uống.
2. Kỹ năng:    
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng.
- Chọn và phân loại đồ dùng ăn uống của bé.
3. Thái độ :
- Trẻ vui vẻ, hứng thú tham gia học tập.
- Vâng lời cô giáo, nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: + Máy tính, ti vi, hình ảnh powerpoint.
+ Nhạc không lời bài hát “Cả nhà thương nhau”
+ Mô hình cửa hàng bán đồ gia dụng (Bếp ga, nồi, chảo, chén, bát, đĩa, muỗng, đũa…..)
+ Cái chén, cái ly, cái muỗng (chất liệu: nhựa, thủy tinh, sứ, inox)
+ Lô tô hình ảnh cái chén, muỗng, ly (mỗi loại 15 thẻ)
+ 3 tấm bìa cứng khoảng 50 x 50cm, 3 cái rổ nhựa lớn, chiếu cho trẻ ngồi.
- Đồ dùng của trẻ : Rổ nhỏ có cái chén, cái ly, cái muỗng (bằng nhựa)
- Nội dung tích hợp:  GDAN, LQVH
III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ

1.  Ổn định - trò chuyện :
1.Ôn định-trò chuyên:
- Cô cho hát và vận động bài hát: “Mùa xuân”.
- Cac con hát bài hát có tên là gì?
- Bài hát nói về mùa nào?
- Đúng rồi! Mùa xuân đến trăm hoa khoe sắc đua nở, hương thơm ngát đất trời. Và để biết được mùa xuân có những gì đặc biệt, thời tiết mùa xuân như thế nào thì hôm nay chúng mình cùng trò chuyện về mùa xuân nhé!
2. dung:
* Hoạt động 1: Giảng bài
- con ơi, các con có biết bây giờ là mùa gì không?
- Các con thấy thời tiết mùa xuân như thế nào? (ấm áp)
- Cho trẻ nói: “Mùa xuân ấm áp”
- Bầu trời mùa xuân như thế nào? (trong xanh
- Cho trẻ nói: “Bầu trời trong xanh”
-> Khác với mùa đông, mùa xuân thời tiết ấm áp hơn, bầu trời cao trong xanh và có nắng nhẹ, không khí dễ chịu, mát mẻ, ngoài ra còn có mưa phùn nữa đấy!
* Cô cho trẻ xem tranh: “mùa xuân trên bản làng”
- Đàm thoại:
+ Cô có bức tranh vẽ gì? (Mùa xuân trên bản làng)
+ Cho trẻ nói: “Mùa xuân trên bản làng”.
+ Các con thấy cây cối như thế nào?(Xanh tốt). Có nhiều hoa không?
+ Mùa xuân cây cối, hoa lá có gì thay đổi? (Cây cối xanh tươi, trăm hoa khoe sắc).
- Bức tranh vẽ cảnh mùa xuân rất là đẹp phải không nào?
-> Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc cành lá xanh tươi, muôn hoa đua nở, chim chóc líu lo ca hát.
* Cô cho trẻ xem tranh hoa mai:
- Đây là hoa gì? (Hoa mai)
- Cho trẻ nói: “Hoa mai”.
- Hoa đào có màu gì? Có đẹp không? (màu vàng)
- Cho trẻ nói: Hoa mai màu vàng
- Hoa mai người ta dùng để làm gì nhỉ?
* Cô cho trẻ xem tranh hoa đào (Tương tự như hoa mai).
-> Hoa đào, hoa mai là hai loại hoa rất đẹp, khi chúng ta thấy hoa mai, hoa đào nở thì báo hiệu sắp đến tết đấy các con ạ. Hoa Đào có ở miền Bắc, còn hoa Maim có ở miền Nam. Ngoài hoa mai, hoa đào ra còn có hoa lê, hoa mận cũng nở vào mùa xuân.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý mùa xuân. Khi bố mẹ cho đi chơi không được vứt rác bừa bãi, không được hái hoa, bẻ cành,....
* Hoạt động 2 : Luyện tập:
- Cô ra câu đố về hoa đào, hoa mai, tập cho trẻ kể về hoạt động ngày tết theo tranh của cô.
* Hoạt động 3: Cho cháu chơi trò chơi
- Cho trẻ chơi trò chơi hội chợ.
- Cho trẻ nối đuôi nhau đi cùng cô đến tham quan chợ tết và nói tên các đặc trưng về mùa xuân: hoa đào, hoa mai, bánh chưng, bánh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: hoàng thị diệu hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)