GD tích hợp môi trường môn Hóa học

Chia sẻ bởi Đào Thị Kim Tiến | Ngày 29/04/2019 | 15

Chia sẻ tài liệu: GD tích hợp môi trường môn Hóa học thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Dạy học tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường trong
môn HOA H?C THCS
Phần 1:Một số khái niệm cơ bản
1. Bạn Hiểu thế nào là môI trường?
1.1. Môi trường
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh còn người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố tự nhiên: Vật lý, hoá học, sinh học (ánh sáng mặt trời, núi sông, biển, không khí, động thực vật, đất, nước...)
- Môi trường nhân tạo là các nhân tố do con người tạo nên (phương tiện giao thông, nhà ở, công sở, công viên, đô thị...)

Như vậy, môi trường có thể hiểu là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

MôI trường có những chức năng gì?
1.2. Chức năng của môi trường:

Là không gian sống của còn người và các loài sinh vật.
Nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống lao động, sản xuất và sinh hoạt.
Nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đến con người và sinh vật trên trái đất.
Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
1.3. Khái niệm hóa môi trường:
Hóa học môi trường là một ngành khoa học của Khoa học môi trường. Hóa học môi trường nghiên cứu các hiện tượng HH xảy ra trong MT tức là nghiên cứu các nguồn, các phản ứng,các hiệu ứng và sự tồn tại các chất hóa học trong đất,nước,không khí và ảnh hưởng của những tác động của con người đến các quá trình này.
1.4. Môi trường và phát triển, phát triển bền vững
1.4.1. Môi trường và phát triển
Phát triển là xu hướng tất yếu khách quan của mỗi cá nhân và toàn xã hộị, nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người.
1.4.2. Khái niệm phát triển bền vững là gì?
Năm 1987, trong báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau".
2. Ô nhiễm môi trường- suy thoái môi trường
2.1. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lí, hoá học, sinh thái học của bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Sự gia tăng các chất lạ vào môi trường làm thay đổi các yếu tố môi trường sẽ gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn, hay sự phát triển của người và sinh vật trong môi trường đó.
2.2. Suy thoái môi trường: là một quá trình suy giảm mà kết quả của nó đã làm thay đổi về chất lượng và số lượng thành phần môi trường vật lý (như suy thoái đất, nước, không khí, biển, hồ...) và làm suy giảm đa dạng sinh học. Quá trình đó gây hại cho đời sống sinh vật, con người và thiên nhiên.
3.Các nguồn ô nhiễm
3.1.Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một số chất lạ hay mọi sự biến đổi quan trọng thành phần không khí, làm cho không khí không sạch như: có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
a) Nguồn ô nhiễm thiên nhiên
Nguồn ô nhiễm thiên nhiên là nguồn do các hiện tượng thiên nhiên gây ra như đất sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn và gió thổi thành bụi. Các núi lửa phun ra bụi nham thạch cùng với nhiều hơi khí từ lòng đất thoát ra là nguồn ô nhiễm không khí đáng kể, cháy rừng cũng gây ra những đám khói lớn và bụi rộng. ..
b. Nguồn ô nhiễm nhân tạo
Nguồn ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiêp; do hoạt động giao thông vận tải; do đun nấu của nhân dân; ô nhiễm do bụi; do ô nhiễm tiếng ồn; do các hoá chất gây ra những chất gây nguy hiểm đối với con người và khí quyển là khí CO2; SO2; CO; N2O; CFC.

Khí và hơi thoát ra từ các quá trình công nghệ theo đường khí thải, ống khói hoặc do bị rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền công nghệ. Nồng độ chất độc hại cao và tập trung.
Các phương tiện giao thông cuốn theo bụi đất đá và bụi khí độc do cháy nhiên liệu trong động cơ thải qua ống xả gây ô nhiễm nhiễm tập trung trong các đô thị và hai bên đường. Con người sử dụng các loại nhiên liệu như than đá, khí đốt, dầu hoả, củi, rơm rạ.gây ô nhiễm nhỏ và cục bộ trong nhà và phạm vi nhỏ xung quanh.
Vậy khí độc, bụi và sol khí là nguồn gây ô nhiễm khí quyển. Vì sao bụi và sol khí lại gây ô nhiễm môi trường ? Đó là do bụi và sol khí là phương tiện để chứa kim loại nặng trong khí quyển và phát tán trong diện rộng. Chúng không đơn thuần chỉ là gây cản trở tầm nhìn của con người mà còn gây nên sương mù, cản trở sự phản xạ của tia mặt trời, tích tụ các chất độc trên bề mặt thực vật, cây trồng, ăn mòn da, gây kích ứng mắt và cơ quan hô hấp, gây bệnh bụi phổi.

Lưu huỳnh đioxit :
có khối lượng phân tử là 64đvC nên ở gần mặt đất, ngang tầm sinh hoạt của con người, có khả năng hoà tan trong nước cao hơn các khí gây ô nhiễm khác nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp của con người và động vật. Hàm lượng thấp gây sưng niêm mạc, hàm lượng cao gây tức thở, hỗn hợp, viêm loét đường hô hấp. Lưu huỳnh đioxit làm thiệt hại đến mùa màng, nhiễm độc cây trồng, làm bạc màu, mài mòn các tác phẩm nghệ thuật, ăn mòn kim loại, giảm độ bền của các vật liệu vô cơ, hữu cơ, giảm tầm nhìn trong khí quyển.
khói núi lửa chứa nhiều so2
Cacbon oxit : CO đẩy oxi khỏi hồng cầu làm giảm hồng cầu, giảm khả năng hấp thụ oxi của hồng cầu. Ngộ độc nhẹ có thể gây di chứng hay quên, thiếu máu. Nếu nặng gây ngất, co giật, tê liệt chi hoặc tử vong. Cacbon oxit làm thực vật dễ bị rụng lá, xoắn lá, cây non chết yểu.
khói nhà máy chứa nhiều chất gây ô nhiễm
- Hiđrosunfua : gây nhức đầu, tổn thương màng nhầy của cơ quan hô hấp, gây ỉa chảy, viêm phổi.có thể gây tử vong cho người; thực vật dễ bị rụng lá và giảm khả năng sinh trưởng thể tích
- Nitơ oxit : tác dụng với hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển oxi, gây bệnh thiếu máu.
- Nitơ đioxit: gây bệnh nguy hiểm cho tim, phổi, gan, làm phai màu thuốc nhuộm vải, hư hỏng vải bông, ăn mòn kim loại,gây mưa axit.
- Amoniac : gây mùi khó chịu, viêm loét đường hô hấp cho người, động vật, gây loét giác mạc, thanh quản, khí quản, dễ hoà tan trong nước gây nhiễm độc cho cá và các vi sinh vật trong nước.
- Hiđroflorua : gây bệnh sụn xương, viêm phế quản, tổn thương răng, hạn chế độ sinh trưởng của cây, làm rụng lá, lép quả.
- Hiđro clorua : Gây tổn thương cho cây trồng, vật nuôi.
- Ozon ở tầng đối lưu mà cao sẽ gây tổn thương cho con người và động vật như kích thích cơ quan hô hấp, gây sưng tấy, rát bỏng, mệt mỏi, đau đầu, rối loạn chức năng phổi của người; làm kìm hãm sự sinh trưởng, giảm sản lượng cây trồng.
Khi tầng ozon ( ở tầng bình lưu) bị thủng, các tia tử ngoại sóng ngắn dễ dàng từ mặt trời chiếu xuống Trái Đất phá huỷ gen tế bào, gây bệnh xạm da, ung thư da cho con người. Ozon được tạo ra trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, hoá chất .Ví dụ: như trong quá trình hoạt động của máy in laze, trong máy photocopy.
- Mưa axit : trong nước mưa có axit sunfuric,axit sufurơ, axit nitric, axit clohiđric.làm cho nước mưa có pH từ 4,2 đến 6,5 cá biệt có pH = 2. Mưa axit làm tăng độ chua của đất, huỷ diệt rừng, mùa màng, làm hỏng nhà của, cầu cống.làm tăng khả năng hoà tan của các kim loại nặng trong nước gây ô nhiễm nhiễm hoá học; cây cối hấp thụ các kim loại nặng hoà tan như Cd, Zn đi vào nguồn thực phẩm gây nhiễm độc cho người, gia súc.
. 3.2. Ô nhiễm môi trường khí quyển:

Khí quyển có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nhiệt lượng. Trái Đất thông qua việc hấp thụ tia tử ngoại phát xạ từ mặt trời đến và phản xạ tia nhiệt từ Trái Đất lên. Tầng đối lưu của khí quyển gần mặt đất nhất, quyết định khí hậu của Trái Đất với thành phần chủ yếu là nitơ, oxi,cacbon đioxit và hơi nước. Các chất ô nhiễm sinh ra do hoạt động của tự nhiên và con người dễ dàng bị xáo trộn để pha loãng hoặc biến đổi trong tầng đối lưu này. Tầng bình lưu xa mặt đất hơn có thành phần chủ yếu gồm ozon, nitơ, oxi. Ozon hoạt động như một lớp màng bao bọc, bảo vệ Trái Đất khỏi những độc hại của tia tử ngoại mặt trời chiếu xuống. Nếu có chất ô nhiễm tới được tầng bình lưu thì sẽ gây nhiễm độc lâu dài.
Sự ô nhiễm không khí, cả thành phố bị một lớp khói bao phủ
3.3.Ô nhiễm môi trường nước
- Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người (bảng 2).
- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt... Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp... kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là ô nhiễm diện.
- Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước, thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp... vào môi trường nước.
Nước thải chưa xử lý đã đổ ra môi trường sự ônhiễm nước mặt

Nguồn nước bị nhiễm axit

3.4. Suy thoái ô nhiễm đất
Bình thường hệ sinh thái đất luôn luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên khi có mặt của một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị suy thoái, ô nhiễm.
Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường đất có thể chia ra:
- Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do xâm nhập thuỷ triều, đất bị vùi lấp do cát bay.
- Nguồn gốc nhân sinh: ảnh hưởng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, giao thông và hoạt động nông nghiệp,...
3.5. Chất thải
Nguồn chất thải vào môi trường gồm 3 dạng chính: rắn, lỏng, khí. Chúng ta quan tâm chung là vấn đề chất thải rắn và các chất thải nguy hại
Chất thải rắn

Ph?n 2.TICH H?P gdmt thông qua dh hóa học
I. Quan niệm về giáo dục môi trường
Có nhiều định nghĩa GDMT. Tuy nhiên,trong khuôn khổ của việc GDMT thông qua các môn học ở nhà trường có thể hiểu GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm về môi trường và các vấn đề môi trường. GDMT gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề môi trường và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra trong tương lai.
Thế nào là bảo vệ môI trường?
Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái môi trường:
Do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã thải ra môi trường một lượng khí thải rất lớn gây ô nhiễm;
Do con nguời không có ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong sinh hoạt và sản xuất gây ra.
II. Mục đích của GDMT
1. GDMT trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là người học được trang bị
- Một ý thức trách nhiệm sâu sắc với sự phát triển bền vững của Trái đất.
- Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý môi trường.
2. GDMT mong hình thành điều gì cho học sinh phổ thông
2.1. Về kiến thức và hiểu biết
-Các hoạt động GDMT sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinh làm quen với các khái niệm: bảo vệ và bảo tồn; giảm tiêu thụ, tái sử dụng và tái chế; Các chu trình khép kín; cái cần có và cái muốn có; Sự phụ thuộc lẫn nhau; Chi phí và lợi ích thu được; Tăng trưởng và suy thoái; Kiểm toán về tác động và sử dụng các nguồn cung cấp; Hình thành và duy trì quan hệ đối tác; Các kiểu liên kết: nguyên nhân - hậu quả, chuỗi - mạng; Tư duy một cách toàn cầu và hành động một cách cục bộ.
2.2. Về thái độ và hành vi
Các hoạt động GDMT sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp HS biết được giá trị của môi trường và vai trò cá nhân của mình trong việc gìn giữ môi trường cho hôm nay và ngày mai.
III. Các PPDH của GDMT
1.Nghiên cứu (tìm tòi, khám phá hay giải quyết vấn đề).
Đây là phương pháp hướng các em làm quen với quá trình tìm tòi, sáng tạo dưới dạng các bài tập. Có nhiều dạng bài tập khác nhau đối với học sinh: bài tập giải quyết nhanh ở lớp; bài tập đòi hỏi có thời gian dài (trong 1 tiết học, 1 tuần hay 1 tháng ở nhà). Các bài tập ở nhà phải được tính toán sao cho các tài liệu liên quan mà học sinh sử dụng không chứa đựng những lời giải sẵn, trực tiếp cho các bài tập.
2.Làm việc theo nhóm:
Đây là PPDH có nhiều khả năng tốt trong GDMT vì nó đề cao sự hợp tác trên cơ sở hoạt động tích cực của từng cá nhân.
Trong thảo luận nhóm, cần chú ý:
- Vai trò của nhóm trưởng cần phải được xác định rõ.
- Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo nội dung (hệ thống câu hỏi) cũng như tiến trình.
- Nếu thấy học sinh thảo luận đi xa vấn đề thì cần phải uốn nắn ngay.
- Cần khuyến khích các em tranh luận.
- Hình dung trước những ý kiến và thái độ của học sinh để khi tổng kết, học sinh nào cũng thấy mình có phần đóng góp vào những ý kiến thảo luận của nhóm, lớp.
3. Đóng vai
Đây là phương pháp được đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân vật giả định, mà trong đó các tình thế trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện tức thời thành những hoạt động có kịch tính.
4. Quan sát, phỏng vấn
Là phương pháp thường dùng, có mục đích thu thập các thông tin về vấn đề nào đó. Hoạt động cơ bản là quan sát và phỏng vấn.
Ngoài ra có thể sử dụng các PP GDMT như sau:
5. Tranh biện
6. Thuyết trình
7. Tham quan, cắm trại, trò chơi
8. Lập dự án
dạng III
ở một số nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập ... được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các nội dung GDMT
Dạng II
Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp với nội dung GDMT
Dạng I
Nội dung chủ yếu của bài học, hay một số nội dung môn học có sự trùng hợp với nội dung GDMT
Cơ hội GDMT trong chương trình ở nhà trường
Ba nguyên tắc thiết kế các mÔĐun gdmt
1. Khai thác tập trung, có chọn lọc những nội dung GDMT từ chương trình và SGK hiện hành của các môn học ở các cấp học.
2.Không biến bài học bộ môn thành bài học GDMT.
3. Xác định rõ mục tiêu các môđun (Mục tiêu bài học và mục tiêu GDMT), xác định rõ hệ thống việc làm của thầy - trò, phát huy tính tích cực trong nhận thức của học sinh.
Sử dụng bài tập hóa học có nội dung GDMT THEO D?NH HU?NG PH�T TRI?N NANG L?C
Các bài tập có nội dung thực tiễn
Một số câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá
Câu 1. Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?
A. Cacbon dioxit B. Dẫn xuất flo của hidrocacbon.
C. Ozon D. Lưu huỳnh dioxit.
Câu 2. Sự đốt các nhiên liệu hoá thạch trên bình diện rộng đã góp phần vào vấn đề mưa axit, đặc biệt tại châu âu. Khí nào sau đây có vai trò chủ yếu gây nên mưa axit?
A. SO2. B. CH4.
C. CO. D. O3.
Câu 3. Lưu huỳnh dioxit là một trong những chất gây ô nhiễm trong công nghiệp và gây nên mưa axit. Khối lượng riêng (tính theo g/lít) của lưu huỳnh dioxit ở điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu? Biết KLNT : O = 16,0; S = 32,1
Thể tích mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn = 22,4 L
A. 0,35 B. 2,15
C. 2,86 D. 3,58
Câu 4. Sự có mặt của các oxit axit như nitơ đioxit và lưu huỳnh đioxit trong khí quyển có thể dẫn đến mưa axit. Mưa axit rất tác hại đến môi trường. Phản ứng giữa nitơ đioxit và lưu huỳnh đioxit gây ra một hỗn hợp cân bằng, có thể biểu diễn bằng phương trình hoá học sau đây:
NO2(k) + SO2(k) NO(k) + SO3(k)
Hằng số cân bằng xét theo nồng độ mol, Kc, của phản ứng này bằng 33 ở 250C.
Nếu 1,00 mol NO2 và 1,00 mol SO2 được đặt trong bình kín 1,00L ở 250C thì nồng độ mol của NO là bao nhiêu?
A. 0 B. 0,15
C. 0,85 D. 1,00
Câu hỏi 5. Mưa axit gây phá huỷ rộng lớn cho rừng cây khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng công nghiệp hoá như Châu Âu và Bắc Mỹ. Mưa axit xảy ra chủ yếu do sự phóng thích SO2 từ sự nung chảy quặng sunfua và sự đốt cháy các nhiên liệu. Trong không khí, một phần SO2 chuyển thành SO3, được hấp thu trong nước mưa chuyển thành axit sunfuric. Giả sử rằng, Cứ hai trong số 105 phân tử nước (chứa trong 4,50 ? 104 lít nước của một trận mưa) hấp thụ một phân tử SO3 và toàn bộ axit sunfuric đều tan trong lượng nước mưa nêu trên.
Dùng các thông tin này để xác định nồng độ nào dưới đây là nồng độ mol của axit sunfuric trong nước mưa?
A. 2,00 ? 10-2 mol/lít. B. 2,04 ? 10-4 mol/lít.
C. 1,11 ? 10-3 mol/lít. D. 2,77 ? 10-4 mol/lít.
Cho: H = 1,008; O = 16,00; S = 32,06; Na = 6,022 x 1023
Giả sử khối lượng riêng của nước (lỏng) ở điều kiện khí quyển là 1,00 g/ml.

Câu 6. Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của:
A. Sự phá huỷ ozôn trên tầng khí quyển
B. Sự lưu giữ bức xạ hồng ngoại bởi lượng dư khí cacbonic trong khí quyển
C. Sự chuyển động "xanh" duy trì trong sự bảo tồn rừng
D. Sự hiện diện của lưu huỳnh oxit trong khí quyển
Câu 7. Nước biển có chứa khoảng 3,4% khối lượng là muối tan. Chỉ có 9 loại ion tạo thành trên 99% chất tan trong nước biển.
Ion
Na+
Sr2+
Mg2+
Ca2+
K+
HCO
Br?
Cl?
SO
% m
30,61
0,04
3,69
1,16
1,10
0,41
0,19
55,04
7,68
Phần trăm khối lượng của muối natri clorua hoà tan là:
A : 3,4% B : 99,99% C : 85,65% D : 30,61%
Câu 8. Cơ quan cung cấp nước xử lý nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thêm clo và phèn kép nhôm kali ( K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O ). Vì sao phải thêm phèn kép nhôm kali vào nước?
A. Để làm nước trong B. Để khử trùng nước
C. Để loại bỏ lượng dư ion florua D. Để loại bỏ các rong, tảo
Câu 9. Cá cần có oxi để tăng trưởng tốt. Chúng không thể tăng trưởng tốt nếu nước quá ấm. Một lí do cho hiện tượng trên là:
A. Bơi lội trong nước ấm cần nhiều cố gắng hơn.
B. Phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng.
C. Oxi hoà tan kém hơn trong nước ấm.
D. Trong nướn ấm sẽ tạo ra nhiều cacbon đioxit hơn.
Câu 10. Hóa chất dioxin rất độc. Người ta lo ngại về sự phát xạ của dioxin trong không khí gây nên các hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe, không chỉ ở sự gia tăng bệnh suyễn. Một số quá trình dẫn đến sự phát xạ dioxin vào khí quyển được nêu trong bảng ghi dưới. Cần phải giảm lượng dioxin phát xạ xuống các giá trị được qui định trong tương lai gần. Tù các số liệu dưới đây thì phần trăm giảm thiểu phát xạ dioxin được đề nghị là bao nhiêu?
Nguồn dioxin
Số đơn vị dioxin phát xạ trung bình hiện nay
Số đơn vị dioxin phát xạ trung bình dự kiến
Rác thải từ thành phố
Sản xuất gang thép
Vật liệu kim loại màu
Sản xuất xi- măng
Sản xuất vôi
Hoá chất họ halogen
Đốt cháy chất thải hoá học
Lò hỏa táng
Giao thông
520
22
20
5,6
1,12
0,02
5,1
18
23
15
14
10
5,6
1,12
0,02
0,3
18
23

A. 14,2 % B. 85,8%
C. 93,1 % D. 97,1%

Câu 11. Đá vôi được tạo bởi canxi cacbonat, CaCO3. Canxi cacbnat hầu như không tan trong nước: một dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng chỉ đạt 0,006 g/lít. Khi hoà tan CO2 vào nước, canxi cacbonat có thể tan nhiều hơn. Nước mưa có hoà tan CO2 thấm ướt đất. Sau đó nước thấm qua các vết nứt đá vôi trên hang động, hoà tan một phần cacxi cacbonat, tạo thành thạch nhũ. Nếu nước thấm vào hang động có chứa 0,1 g/lít canxi cacbonat dạng hoà tan, thì lượng nước cần bay hơi là bao nhiêu để kết tnih được 1 kg can xxi cacbonat?
A. 10 lít B. 1000 lít
C. 10.000 lít D. 1.000.000 lít
Câu 12. Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là
A. ozon B. oxi
C. lưu huỳnh dioxit D. cacbon dioxit
Câu 13. Australia là một trong những nước đầu tiên thên thế giới ngăn cấm việc sử dụng oxit của một số kim loại dùng trong sơn vì lí do sức khoẻ. Kim loại đề cập ở trên là kim loại nào sau đây?
A. Thuỷ ngân. B. Chì.
C. Cadimi. D. Titan.
Câu 14. Sự tồn đọng của thuốc trừ sâu trong thực phẩm là một vấn đề môi trường, kinh tế và chính trị quan trọng.Thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp phải tự huỷ, nghĩa là chúng phải tự phân rã trong môi trường thành các chất vô hại trong một thời gian ngắn sau khi dùng. Thời gian cần thiết để một nửa lượng thuốc trừ sâu trong đất hoặc trong nước phân rã được gọi là chu kỳ bán huỷ của thuốc trừ sâu (t). Sau khi phun thuốc trừ sâu trên cánh đồng,người ta thấy nồng độ thuốc trừ sâu có trong một hồ nước gần đó là 0,10mg/lít. Nếu chu kỳ bán huỷ của thuốc trừ sâu trong nước là 14 ngày thì nồng độ của nó trong hồ nước sau 42 ngày là bao nhiêu?
A. 0,013 mg/lít . B. 0,025 mg/lít
C. 0,050 mg/lít D. 0 mg/lít
Câu 15. Xã hội ngày nay rất quan tâm đến sự loại thải một cách an toàn các chất thải hoá học độc hại. Một phương pháp đã được thử nghiệm là đốt cháy ở nhiệt độ cao các hợp chất độc hại trên biển trong các tàu chuyên dùng để thiêu rác. Một cách lý tưởng thì sản phẩm cháy phải không chứa hoặc chứa rất ít khí độc, được phân tán trên một khu vức thoáng rộng để gây hại ít nhất cho môi trường. Các hidrocacbon thơm đa vòng (HTĐV) gây quản ngại về phương diện độc chất học vì chúng là những chất gây ung thư. Một trong những hợp chất HTĐV được khảo cứu kỹ lưỡng nhất là 3,4-benzpyren có công thức phân tử là C20H12
Có bao nhiêu phân tử cacbon dioxit được phóng thích vào khí quyển khi đốt cháy hoàn toàn 5,00 kg 3,4-bezpyren?
A. 396 B. 2,39 ? 1023
C. 1,20 ? 1025 D. 2,39 ? 1026
Cho: H = 1,008; O = 16,00; S = 32,06; NA = 6,022 ? 1023
Câu 16. Hoá chất có tên dioxin, rất độc. Người ta lo ngại về sự phát xạ của dioxin trong không khí gây nên các hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ, không chỉ ở sự gia tăng bệnh suyễn. Một số quá trình dẫn đến sự phát xạ dioxin vào khí quyển được nêu trong bảng ghi dưới. Cần phải giảm lượng dioxin phát xạ xuống các giá trị được qui định trong tương lai gần. Từ các số liệu ghi dưới đây thì phần trăm giảm thiểu phát xạ dioxin được đề nghị là bao nhiêu?

Nguồn dioxin
Số đơn vị dioxin phát xạ trung bình hiện nay
Số đơn vị dioxin phát xạ trung bình dự kiến
Rác thải từ thành phố
520
15
Sản xuất gang thép
22
14
Vật liệu kim loại màu
20
10
Sản xuất xi măng
5,6
5,6
Sản xuất vôi
1,12
1,12
Hoá chất họ halogen
0,02
0,02
Đốt cháy chất thải hoá học
5,1
0,3
Lò hoả táng
18
18
Giao thông
23
23

A. 14,2% B. 85,8%
C. 93,1% D. 97,1%
Câu 17. Người ta ngày càng quan tâm đến các vấn đề mà sự ô nhiễm môi trường gây ra cho sức khoẻ. Ngay cả các cao ốc cũng có những tác hại được mô tả bằng thuật ngữ "hội chứng bệnh lí nhà cao tầng". Nguyên nhân là do các hoá chất bao gồm fomandehit ( hay metanal) và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác thoát ra từ các vật liệu như sơn, đồ gia dụng và thảm làm từ các chất liệu tổng hợp. Công thức phân tử của một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là C5H8. Hợp chất này có thể thuộc các dãy đồng đẳng nào dưới đây?
(I) ankan (II) anken (III) ankin
(IV) ankadien (V) xicloankan (VI) xicloanken
A. (III), (IV), (VI) B. (II), (IV), (V)
C. (I), (II), (VI) D. (I), (III), (V)


Câu 18. Không khí bao quanh hành tinh chúng ta là vô cùng thiết yếu cho sự sống, nhưng thành phần của khí quyển luôn thay đổi. Khí nào trong không khí có sự biến đổi nồng độ nhiều nhất?
A. Hơi nước B. Oxi
C. Cacbon dioxit D. Nitơ
Câu 19. Mỗi năm, có khoảng 100 triệu tấn lưu huỳnh đi vào khí quyển trái đất thông qua các hoạt động của con người, chủ yếu dưới dạng lưu huỳnh dioxit từ sự cháy của than và xăng dầu. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau về môi trường như mưa axit, gỉ sét, khói mù, sức khoẻ suy giảm,... Phản ứng của lưu huỳnh dioxit với oxi tạo lưu huỳnh trioxit (trong một hệ thống kín có kiểm soát) có thể biểu diễn bằng phản ứng thuận nghịch sau:
2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k)
Khi hệ thống đạt cân bằng, phát biểu nào dưới đây sai:
A. Số mol SO3 tại cân bằng, bằng hai phần ba tổng số mol của SO2 và O2.
B. Sự thay đổi khối lượng của mỗi hợp phần trong hệ sẽ dẫn đễn thay đổi nhiệt độ của hệ.
C. Khối lượng của lưu huỳnh dioxit hiện có giữ nguyên không đổi.
D. Lưu huỳnh trioxit liên tục bị phân huỷ.
Câu 20. Lưu huỳnh dioxit là một trong các khí gây ô nhiễm chủ yếu trong khí quyển. Nó phản ứng với nước tạo axit sunfurơ:
SO2 + H2O H2SO3
Lưu huỳnh dioxit còn được gọi là anhidrit sunfurơ. Anhidrit nitric và anhidrit sunfurơ là
A. N2O5 và SO2 B. NO và SO3-
C. NO2 và SO2 D. NO3- và SO42-

Tài liệu tham khảo
1. Agenda 21, 1992
2. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000. Báo cáo trình Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 8, Bộ KH - CN và MT, Hà Nội 2000.
3. Các hướng dẫn chung về GDMT dành cho người đào tạo giáo viên, Dự án VIE 95/041, Hà Nội - 1998.
4. Chính sách và chương trình hành động GDMT trong trường phổ thông. Giai đoạn 2001 - 2010. Bộ GD - ĐT. Dự án VIE 98/018.
5. Lê Thạc Cán, Cơ sở khoa học môi trường, Hà Nội 5/1995.
6. Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm môi trường và xử lý khí thải, Tập 1,2. NXB. KHKT.
7. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí. NXB KHKT, 1997.
8. Vũ Đăng Độ, Hoá học và sự ô nhiễm môi trường, NXB GD, 1999.
9. Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ, Giáo trình kỹ thuật môi trường, NXB GD 1995.
10. Nguyễn Kim Hồng, Giáo dục môi trường, NXB GD 2002.
11. Hoàng Đức Nhuận, Một số phương pháp tiếp cận GDMT, NXB. GD. 1999.
12. Sách giáo khoa Hoá học lớp 10, 11, 12.
13. Thiết kế mẫu một số môđun GDMT ở trường phổ thông, Dự án VIE 98/018, Hà Nội. 2001.
14. Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch, Giáo trình cơ sở Hoá học môi trường, NXB KHKT, Hà Nội, 2001.
15. Cao Thị Kim Thu, Xây dựng và sử dụng các môđun GDMT khai thác từ các kiến thức hoá học để GDMT cho học sinh THPT Việt Nam. Luận văn thạc sĩ KHGD. Hà Nội, 2002.
A. K. Dc. Environmental chemistry. Western Limited, India, 1989.
16. Environmental chemistry. 2 d. Print. Ed. By J. OM Bockris. London. Plenum Press. 1978.

Thay cho l?i k?t
"M?i s? thay d?i d?u ti?m ?n r?i ro, nhung r?i ro l?n nh?t l� khụng thay d?i gỡ c?"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Kim Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)