GD Kĩ năng sống TV_Bài 2
Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại |
Ngày 10/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: GD Kĩ năng sống TV_Bài 2 thuộc Tập đọc 2
Nội dung tài liệu:
1
Bài 2
MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG
GD KNS CHO HS TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU GD KNS CHO HS TiỂU HỌC
Trang bị cho HS những KT, giá trị, thái độ, KN phù hợp
Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.
KNS giúp HS có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày
KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành
Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
II. NGUYÊN TẮC GD KNS CHO HS TiỂU HỌC
(Nguyên tắc 5 chữ T)
Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tiếp xúc, trao đổi với người khác.
Trải nghiệm: KNS được hình thành khi người học được thực hành trong các tình huống thực tế.
Tiến trình: KNS không thể được hình thành “ngày một, ngày hai” mà phải có cả quá trình: nhận thức- hình thành thái độ - thay đổi hành vi.
II. NGUYÊN TẮC (Tiếp)
Thay đổi hành vi: KNS giúp người học hình thành hành vi tích cực; thay đổi, loại bỏ hành vi tiêu cực.
Thời gian – môi trường giáo dục:
GD KNS càng sớm càng tốt đối với trẻ em.
GD KNS cần được thực hiện ở cả nhà trường, gia đình và cộng đồng.
GD KNS cần được thực hiện thường xuyên (lứa tuổi nào cũng cần học, rèn luyện và củng cố KNS).
III. NỘI DUNG GIÁO DỤC KNS CHO HS PT
1- KN Tự nhận thức
2- KN Xác định giá trị
3- KN kiểm soát cảm xúc
4- KN ứng phó với căng thẳng
5- KN tìm kiếm sự hỗ trợ
6- Kĩ năng thể hiện sự tự tin
7- KN giao tiếp
8- KN lắng nghe tích cực
9- KN thể hiện sự cảm thông
10- KN thương lượng
11- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
12- KN hợp tác
13- KN tư duy phê phán
14- KN tư duy sáng tạo
15- KN ra quyết định
16- KN giải quyết vấn đề
17- KN kiên định
18- KN đảm nhận trách nhiệm
19- KN đặt mục tiêu
20- Kĩ năng quản lí thời gian
21- KN tìm kiếm và xử lí thông tin
1- Kĩ năng tự nhận thức:
Là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, … của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
2- KN Xác định giá trị:
- Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống.
- Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ và thậm chí là những thành kiên đối với một điều gì đó. Giá trị có thể là vật chất hoặc tinh thần, có thể thuộc các linhx vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức,…
Kĩ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
3- KN kiểm soát cảm xúc:
Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. Kĩ năng xử lí cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lí cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
4- KN ứng phó với căng thẳng
Là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận thiết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
5- KN tìm kiếm sự hỗ trợ
KN tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố:
Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ.
Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy.
Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó.
Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
KN tìm kiếm sự hỗ trợ giúp chúng ta có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để chia sẻ, giải bày khó khăn, giảm bớt căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
6- Kĩ năng thể hiện sự tự tin:
Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin vào tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
7- KN giao tiếp:
Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hoá, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
8- KN lắng nghe tích cực:
Là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có kĩ năng này biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
9- KN thể hiện sự cảm thông:
Là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
10- KN thương lượng:
Là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề gì đó.
Kĩ năng thương lượng bao gồm nhiều yếu tố của kĩ năng giao tiếp như lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ và một phần quan trọng của giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
11- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn:
Là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
12- KN hợp tác:
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
13- KN tư duy phê phán:
KN tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng,… xảy ra.
KN tư duy phê phán rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
14- KN tư duy sáng tạo:
KN tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sự việc; đọc lập trong suy nghĩ.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
15- KN ra quyết định:
KN ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
16- KN giải quyết vấn đề:
KN giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống. Giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩ năng ra quyết định và nhu cầu kĩ năng sống khác như: giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán,…
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
17- KN kiên định:
KN kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
18- KN đảm nhận trách nhiệm:
KN đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhận trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
19- KN đặt mục tiêu:
Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc một công việc nào đó. Mục tiêu có thể về nhận thức, hành vi hoặc thái độ.
KN đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
20- Kĩ năng quản lí thời gian:
Kĩ năng quản lí thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
21- KN tìm kiếm và xử lí thông tin:
KN tìm kiếm và xử lí thông tin là kĩ năng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
Bài 2
MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG
GD KNS CHO HS TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU GD KNS CHO HS TiỂU HỌC
Trang bị cho HS những KT, giá trị, thái độ, KN phù hợp
Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.
KNS giúp HS có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày
KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành
Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
II. NGUYÊN TẮC GD KNS CHO HS TiỂU HỌC
(Nguyên tắc 5 chữ T)
Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tiếp xúc, trao đổi với người khác.
Trải nghiệm: KNS được hình thành khi người học được thực hành trong các tình huống thực tế.
Tiến trình: KNS không thể được hình thành “ngày một, ngày hai” mà phải có cả quá trình: nhận thức- hình thành thái độ - thay đổi hành vi.
II. NGUYÊN TẮC (Tiếp)
Thay đổi hành vi: KNS giúp người học hình thành hành vi tích cực; thay đổi, loại bỏ hành vi tiêu cực.
Thời gian – môi trường giáo dục:
GD KNS càng sớm càng tốt đối với trẻ em.
GD KNS cần được thực hiện ở cả nhà trường, gia đình và cộng đồng.
GD KNS cần được thực hiện thường xuyên (lứa tuổi nào cũng cần học, rèn luyện và củng cố KNS).
III. NỘI DUNG GIÁO DỤC KNS CHO HS PT
1- KN Tự nhận thức
2- KN Xác định giá trị
3- KN kiểm soát cảm xúc
4- KN ứng phó với căng thẳng
5- KN tìm kiếm sự hỗ trợ
6- Kĩ năng thể hiện sự tự tin
7- KN giao tiếp
8- KN lắng nghe tích cực
9- KN thể hiện sự cảm thông
10- KN thương lượng
11- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
12- KN hợp tác
13- KN tư duy phê phán
14- KN tư duy sáng tạo
15- KN ra quyết định
16- KN giải quyết vấn đề
17- KN kiên định
18- KN đảm nhận trách nhiệm
19- KN đặt mục tiêu
20- Kĩ năng quản lí thời gian
21- KN tìm kiếm và xử lí thông tin
1- Kĩ năng tự nhận thức:
Là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, … của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
2- KN Xác định giá trị:
- Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống.
- Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ và thậm chí là những thành kiên đối với một điều gì đó. Giá trị có thể là vật chất hoặc tinh thần, có thể thuộc các linhx vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức,…
Kĩ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
3- KN kiểm soát cảm xúc:
Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. Kĩ năng xử lí cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lí cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
4- KN ứng phó với căng thẳng
Là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận thiết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
5- KN tìm kiếm sự hỗ trợ
KN tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố:
Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ.
Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy.
Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó.
Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
KN tìm kiếm sự hỗ trợ giúp chúng ta có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để chia sẻ, giải bày khó khăn, giảm bớt căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
6- Kĩ năng thể hiện sự tự tin:
Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin vào tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
7- KN giao tiếp:
Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hoá, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
8- KN lắng nghe tích cực:
Là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có kĩ năng này biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
9- KN thể hiện sự cảm thông:
Là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
10- KN thương lượng:
Là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề gì đó.
Kĩ năng thương lượng bao gồm nhiều yếu tố của kĩ năng giao tiếp như lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ và một phần quan trọng của giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
11- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn:
Là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
12- KN hợp tác:
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
13- KN tư duy phê phán:
KN tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng,… xảy ra.
KN tư duy phê phán rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
14- KN tư duy sáng tạo:
KN tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sự việc; đọc lập trong suy nghĩ.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
15- KN ra quyết định:
KN ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
16- KN giải quyết vấn đề:
KN giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống. Giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩ năng ra quyết định và nhu cầu kĩ năng sống khác như: giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán,…
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
17- KN kiên định:
KN kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
18- KN đảm nhận trách nhiệm:
KN đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhận trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
19- KN đặt mục tiêu:
Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc một công việc nào đó. Mục tiêu có thể về nhận thức, hành vi hoặc thái độ.
KN đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
20- Kĩ năng quản lí thời gian:
Kĩ năng quản lí thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
21- KN tìm kiếm và xử lí thông tin:
KN tìm kiếm và xử lí thông tin là kĩ năng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG
Các kĩ năng sống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 713,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)