GD CD: STGT WTO CH & TT với nông thôn
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 30/04/2019 |
21
Chia sẻ tài liệu: GD CD: STGT WTO CH & TT với nông thôn thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
WTO
Thời cơ và thách thức của Việt Nam
WTO
Tổng quan về Tổ chức thương mại thế giới WTO
Cơ hội và thách thức của Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng khi gia nhập WTO.
Những yếu tố mà chủ trang trại cần quan tâm khi Việt Nam gia nhập WTO
WTO là gì ?
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (Worrld Trade Organnization).
Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Nhiệm vụ của WTO là gì?
Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có).
Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
Giả quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO.
Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
Bộ máy hoạt động của WTO
Hội nghị Bộ trưởng.
Đại hội đồng.
Các Hội đồng Thương mại hàng hoá, Thương mại dịch vụ, các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác.
Ban thư ký.
Các qui định chung
WTO là một tập hợp rất nhiều quy định, được sắp xếp theo một hệ thống nhất định. Cụ thể, hệ thống các quy định trong WTO được chia làm 03 nhóm, bao gồm:
Nhóm các Hiệp định chung (Hiệp định đa biên);
Nhóm các Biểu cam kết riêng; và
Nhóm các Hiệp định nhiều bên.
Các nguyên tắc cơ bản của WTO
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
Cơ hội và thách thức của Việt Nam
Cơ hội
Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới, nước ta đứng trước những cơ hội lớn như sau:
Cơ hội
Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử.
Cơ hội
Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện.
Cơ hội
Ba là: Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.
Cơ hội
Bốn là: Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.
Cơ hội
Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển.
Cơ hội
Ngoài ra, gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội hoàn thiện các chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hoạt động, tuân thủ quy chế WTO với tiêu chí tự do hóa thương mại, kiên quyết xóa bỏ những rào cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế, góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, tạo được hệ thống chính sách minh bạch làm cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài.
Thách thức
Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.
Hai là: Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn.
Thách thức
Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên.
Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.
Cơ hội và thách thức của NN và NT
Cơ hội
Nhờ mở cửa thị trường, hàng nông sản từ thế giới nhập khẩu vào nhiều với chất lượng tốt, giá cả hợp lý tạo cho người tiêu dùng nước ta có nhiều lựa chọn; đồng thời cũng tác động đến nông dân nước ta có cơ hội nắm bắt được kỹ thuật, bí quyết sản xuất để làm ra các nông sản hàng hóa có chất lượng bằng hoặc cao hơn hàng nhập khẩu trong cạnh tranh trên thương trường.
Các khu vực tự do hóa sẽ hỗ trợ cho nông nghiệp nước ta hướng tới xuất khẩu tăng tốc các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh như: Gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, chè dừa, thủy sản, thịt gia súc gia cầm, rau, hoa quả, quế, mật ong tự nhiên, sản phẩm đồ gỗ…
Cơ hội
Khi xuất khẩu hàng hóa Nông – Lâm – Thủy sản được đẩy mạnh sẽ phát huy được thế mạnh của nông nghiệp nước ta về đất đai, lao động và điều kiện tự nhiên, đồng thời tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; mặt khác cũng đem lại cơ hội để đổi mới công nghệ sản xuất chế biến nông sản cho hiệu quả cao và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tạo ra môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư của nước ngoài. Qua đó chúng ta sẽ có điều kiện để thu hút được vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản và kiến thức từ ngoài để phát triển nông nghiệp của nước ta.
Cơ hội
Hàng nông – lâm – thủy xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế tối huệ quốc (MFN) của tất cả các thành viên WTO, như vậy sẽ có điều kiện thâm nhập vào nhiều thị trường với mức thuế thấp hơn so với hiện nay.
Thông qua cơ chế tranh chấp của WTO chúng ta sẽ được đối sử bình đẳng hơn khi có tranh chấp thương mại với các thành viên khác của WTO.
Cơ chế hoạt động của WTO được thực hiện theo 5 nguyên tắc cơ bản, trong đó có các nguyên tắc dành riêng cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi thì nước ta là một tong những thành viên đó.
Thách thức
Hầu hết các nông sản xuất khẩu của nước ta đều có tình trạng giá thành cao, chất lượng thấp, mẩu mã chưa hấp dẫn, khả năng tiếp thị trong bán hàng và sau bán hàng rất yếu, làm cho năng lực cạnh tranh quá thấp.
Hàng nông sản của các nước phát triển thì được trợ cấp cho sản xuất, trợ cấp cho xuất khẩu mỗi năm tới hàng nghìn tỷ USD trong khi hàng nông sản của Việt Nam không được trợ cấp hoặc bị cắt giảm khi gia nhập WTO.
Thách thức
Hàng rào thuế nông nghiệp bình quân ở các nước trên thế giới là 63% trong đó Mỹ: 110%, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Sỹ còn ở mức áp đặt cho Việt Nam trong số 10.600 dòng thuế chỉ còn là 13,4% so với mức hiện hành là 17,4%.
Trong năm 2007, năm đầu mới vào WTO nước ta đã phải cắt giảm 3.800/10.600 dòng thuế, và ngay sau tháng 1/2007 đã phải cắt giảm thuế nhập khẩu cho 12 loại sản phẩm trong đó chè cắt giảm 20% thịt chế biến đóng hộp giảm 20%...
Thách thức
Quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp của ta chưa thực sự gắn với chế biến chưa gắn với thị trường. Sự chệch choạc này đã làm cho tự phát gia tăng, khủng hoảng thiếu thừa diễn ra liên tục.
Kinh tế hộ nông dân phần lớn còn nhỏ bé, hiện có trên 12 triệu hộ nông dân với hơn 60 triệu thửa đất nhỏ manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán đang là trở ngại lớn cho sản xuất nông sản hoàng hóa tập trung có quy mô lớn. Kinh tế hộ nông dân đã nhỏ bé mà lại sản xuất gần như tự phát.
Thách thức
Lao động trong nông nghiệp phổ biến còn là thủ công, số lao động được đào tạo chưa đầy 15% làm theo kinh nghiệm truyền thống nên năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
Khoa học và công nghệ phục vụ cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp phát triển chậm, nên giá trị thu được trên 1 ha gieo trồng thấp hơn nhiều so với thế giới.
Thách thức
Luật lệ và cơ chế vân hành của WTO rất chặt chẽ và phức tạp, hơn nữa các nước giàu có hàng rào bảo hộ cao trong nhiều lĩnh vực nhất là dệt may và nông nghiệp, các thiết chế của WTO gần như do các nước giàu thao túng nên WTO chủ yếu làm lợi cho các nước giàu, các nước đang phát triển và nghèo luôn ở vị thế bất lợi khó tham gia đàn phán thương mại, nhất là đối với hàng nông sản.
Những yếu tố mà chủ trang trại cần quan tâm khi Việt Nam gia nhập WTO
1. Thông tin và môi trường pháp lý
- Một trong những yêu cầu hàng đầu mà các doanh nghiệp nước ta cần là Thông tin.
Chính vì thế việc thông tin cho mọi doanh nghiệp hiểu rõ về WTO, cơ hội và thách thức khi vào WTO là rất cần thiết.
1. Thông tin và môi trường pháp lý
Chính phủ cần sớm công bố những nội dung cụ thể của các cam kết mà nhà nước đã thỏa thuận với các đối tác, lộ trình thực hiện cụ thể các cam kết đó đối với từng ngành, nhất là về thuế.
Doanh nghiệp cũng cần cập nhật những thông tin về tình hình của những sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới.
1. Thông tin và môi trường pháp lý
Phải tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, tuyên truyền miệng, các cuộc hội thảo, các chương trình giáo dục trong nhà trường..., để giới thiệu rộng rãi các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Yếu tố con người đặt lên hàng đầu
Chuẩn bị cho Việt Nam một đội ngũ cán bộ có khả năng đảm đương công tác ngoại giao và đàm phán quốc tế là điều mang tính sống còn.
Việt Nam cũng cần chuẩn bị sẵn sàng một nguồn nhân lực dồi dào khi gia nhập WTO. Do đó cần sớm hoàn thiện khung pháp lý, thể chế, cơ chế, chính sách và sự quản lý, điều tiết của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường lao động;
2. Yếu tố con người đặt lên hàng đầu
Vấn đề đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động cũng cần phải được xem xét. Cần phải nâng cao chất lượng lao động bằng các hình thức đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, kỷ luật lao động công nghiệp và có sức khoẻ.
3. Bảo vệ an sinh xã hội
Gia nhập WTO, nền kinh tế VN sẽ phải được vận hành theo nguyên tắc thị trường một cách sâu sắc và rõ nét hơn. Bởi vậy, về xã hội, cần phải có một hệ thống an sinh xã hội hữu hiệu để chống lại những rủi ro của thị trường, nghĩa là hệ thống chính sách này phải đồng thời đảm bảo được cả hai tính chất là tính “xã hội” và tính “an sinh”.
3. Bảo vệ an sinh xã hội
Một trong những việc đầu tiên cần quan tâm là đảm bảo lưới an toàn xã hội- đây là một hệ thống các giải pháp hỗ trợ đồng bộ bao gồm hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ tự tạo việc làm, dạy nghề mới để chuyển đổi nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động…
3. Bảo vệ an sinh xã hội
Đồng thời chúng ta phải đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội và công tác xóa đói giảm nghèo.
Cơ hội và thách thức đan xen nhau, chuyển hoá lẫn nhau, không tĩnh lặng mà luôn chuyển động. Nếu có quyết tâm, có chính sách khôn ngoan, cơ hội của các chủ trang trại VN khi gia nhập vào WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) sẽ nhiều hơn thách thức.
Thank You Very Much
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)