Ga van 9

Chia sẻ bởi Vũ Thị Tâm | Ngày 08/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: ga van 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Người thực hiện: Vũ Thị Tâm
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN DĨ AN
TRƯỜNG THCS BÌNH AN
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
Kiểm tra bài cũ
1/ Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Mỗi loại cho hai ví dụ.
2/ Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây: Gan dạ, nhà thơ, mổ xẻ, nước ngoài, chó biển, đòi hỏi, năm học, loài người, thay mặt, của cải.
3/ Như thế nào là từ trái nghĩa? Hãy đọc một số thành ngữ mà trong mỗi thành ngữ có từ trái nghĩa với nhau.
Chân cứng đá mềm, Có đi có lại, Gần nhà xa ngõ, Mắt nhắm mắt mở…
4/ Như thế nào là từ đồng âm, hãy cho ví dụ một số từ đồng âm và đặt câu với mỗi từ ấy.
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
BÀI 5
I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ
(CHỌN MỖI BỨC TRANH LÀ MỘT CÂU HỎI)
I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ
1/ So sánh : Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có hai kiểu so sánh : Ngang bằng và không ngang bằng.
VD: Rất nhiều.
2/ Nhân hóa : Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật …bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật ,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Có ba kiểu nhân hóa :
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
VD : rất nhiều
3/ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có bốn kiểu ẩn dụ:
- Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

4/ Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có bốn kiểu hoán dụ :
Lấy bộ phận để gọi toàn thể
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Lấy cụ thể để gọi cái trừu tượng.
II/ BÀI TẬP :
1/ Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau đây, phân tích tác dụng (cái hay) của phép so sánh ấy.
a/ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan
2/ Gạch chân các câu có chứa biện pháp nhân hóa trong đoạn văn sau:
“ Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước”
b/ Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
3/ Những câu sau đây dùng phép tu từ gì? Chỉ rõ và phân tích tác dụng của nó.
a/ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
4/ Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ sau và cho biết mỗi câu thuộc kiểu hoán dụ nào?
a/ Vì sao: Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người : Hồ Chí Minh
b/ Thời áo trắng là thời đẹp nhất
Rất yêu đời có đôi lúc suy tư
b/ Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
c/ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người
d/ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
ĐÁP ÁN:
1.a/ Trẻ em được so sánh với Búp trên cành => So sánh ngang bằng.
Tác dụng: Trẻ em non nớt ngây thơ, tươi đẹp và đang phát triển, lớn dần như búp trên cành. Đó là hình tượng đẹp, dễ thương, làm nổi bật cảm xúc của Bác Hồ khi nói về trẻ em với một sự yêu thương trìu mến.
b/ Con đi trăm núi ,ngàn khe so sánh với nỗi tái tê lòng mẹ => So sánh không ngang bằng.
Tác dụng : Nhấn mạnh sự vất vả, khó nhọc và buồn đau vì nhớ thương con của người mẹ. Tuy mẹ ở nhà nhưng khổ hơn con nhiều lần. Đó chính là cái nhìn thấu hiểu lòng mẹ của người con xa nhà.
2/“ Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước”
3. a/ Câu thơ trên sử dụng phép tu từ ẩn dụ : “ mặt trời”(2) chỉ người con.=> ẩn dụ phẩm chất.
Tác dụng : Ý muốn chỉ người con chính là ánh sáng, niềm tin, hi vọng của mẹ. Con chính là động lức để mẹ vươn lên vượt qua mọi khó khăn để phục vụ cách mạng, giúp đất nước hòa bình.
b/ Câu thơ trên sử dụng phép tu từ ẩn dụ : Thuyền chỉ người ra đi. Bến chỉ người ở lại => ẩn dụ cách thức. Tác dụng: Người ở lại muốn bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm của mình với người ra đi một cách kín đáo, tế nhị vì vậy gửi vào hình ảnh thuyền và bến. Làm câu thơ thêm mượt mà, giàu hình ảnh.
4/ a/ Trái Đất – chỉ người sống trên trái đất => Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
b/ Áo trắng – chỉ học trò => Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
c/ Mười năm – chỉ thời gian trước mắt. Trăm năm – chỉ thời gian lâu dài => Lấy cụ thể để gọi trừu tượng.
d/ Bàn tay – chỉ người lao động => Lấy bộ phận để gọi toàn thể.


Củng cố:
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
SO SÁNH
NHÂN HÓA
ẨN DỤ
HOÁN DỤ
DẶN DÒ :
Học thuộc khái niệm
Biết vận dụng làm bài tập
Chuẩn bị các phép tu từ còn lại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)