Ga mon van dia phuong xu nghe
Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Đức |
Ngày 11/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: ga mon van dia phuong xu nghe thuộc Tiếng Anh 8
Nội dung tài liệu:
Ngày 15/3/2012
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG – LỚP 8
Tiết 31: NGẪU NHIÊNCẢM HỨNG LÀM THƠ
( Nguyễn Xuân Ôn )
A. Kết quả cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được:
+Những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
+Tấm lòng của nhà thơ.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích cảm nhận thơ Đường thất ngôn bát cú
B. Những điều cần lưu ý:
- Nguyễn Xuân Ôn sinh ngày 10/5/1825 trong một gia đình nhà nho nghèo. Mẹ mất sớm, từ bé đã ở với bà nội. Nhà bà nghèo nên lớn tuổi ông mới được đi học. Qua nhiều năm đi học, đi thi đến năm 42 tuổi ông mới đậu cử nhân và 3 năm sau thì đậu luôn tiến sĩ.
- Sau khi thi đậu, Nguyễn Xuân Ôn tập sự ở kinh 3 năm, rồi được bổ làm tri phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, ít lâu sau lại làm đốc học Bình Định, rồi án sát Bình Thuận. Bấy giờ, Pháp đã chiếm xong Nam Kì đang chuẩn bị đánh ra miền Bắc. Bình Thuận là vùng giáp ranh giữa Nam Kì với Trung Kì nên luôn bị thực dân Pháp khiêu khích.
- Có chuyện kể rằng: Có 1 lần, viên giáo sĩ người Pháp ngang nhiên dùng lọng vàng (thứ lọng vua dùng) để đi giảng đạo ở các làng thuộc tỉnh Bình Thuận. Nguyễn Xuân Ôn cho bắt viên giáo sỹ kia về hỏi tội, buộc y phải cam đoan không được xúc phạm đến phong tục, lễ nghi của người Việt Nam.
- Thái độ cứng rắn của Nguyễn Xuân Ôn đối với Pháp khiến vua Tự Đức sợ để ông ở Bình Thuận lâu ngày sẽ xảy ra lôi thôi với Pháp nên đổi ông ra Quảng Bình. Thời gian này, ông liên tiếp gửi sớ lên triều đình trình bày cụ thể việc lãnh đạo chống giặc cứu nước, nhưng không được chấp thuận. Sau đó, ông bị cách chức. Thế là Nguyễn Xuân Ôn về quê, tự lo liệu việc kháng chiến chống Pháp. Năm 1885, kinh thành thất thủ, Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, ông được phong làm An Tĩnh hiệp thống quân vụ đại thần lãnh đạo nghĩa quân Nghệ An, Hà Tĩnh chống giặc.
- Mùa đông 1885, nghĩa quân của ông khoảng 2000 người kéo lên vùng núi Yên Thành- Nghệ An lập căn cứ chống giặc. Nghĩa quân của ông nhiều lần giáp chiến với giặc, bản thân ông tuổi già nhưng mỗi lần ra trận đều đi đầu rất dũng cảm.
Nhưng rồi, thực dân Pháp có tay sai chỉ điểm đã bắt ông. Ông toan tự sát nhưng không kịp. Thực dân Pháp giam ông ở nhà lao Diễn Châu, Vinh, Hải Dương, Huế,…
- Năm 1889: Thực dân Pháp lập Thành Thái lên ngôi, chúng giả nhân giả nghĩa ân xá cho ông, song lại sợ uy tín lớn của ông đối với nhân dân Nghệ Tĩnh nên chúng không cho ông về quê mà quản thúc ở Huế. Ra tù được mấy tháng thì bệnh nặng cùng với tuổi già khiến ông mất tại Huế năm 1889, thọ 64 tuổi.
- Sáng tác của ông còn lại có 300 bài thơ trong "Ngọc Đường thi tập" và 22 bài văn xuôi cùng một số câu đối trong "Ngọc Đường văn tập". tất cả đều bằng chữ Hán. Ngoài ra ông còn một số bài thơ Tiếng Việt được nhân dân truyền tụng. Hiện nay những sáng tác của ông được để trong viện bảo tàng cách mạng Việt Nam. Nhân dân ghi nhớ tên tuổi của ông- một nhà thơ nhưng trước hết là một chiến sỹ kiên cường chống Pháp. Ở Diễn Châu- quê ông có trường học mang tên Nguyễn Xuân Ôn.
- Nét nhất quán trong thơ văn Nguyễn Xuân Ôn là tinh thần yêu nước tha thiết, ý chí bất khuất không gì lay chuyển được.
-Trong thời kỳ đầu, sáng tác của ông tập trung nói lên hoài bão của nhà thơ- một con người theo nho giáo, có lý tưởng tích cực, muốn ra làm việc cho dân cho nước. Ông viết: Quân tử thân danh đơn bút duyện
Nam nhi phận sự nhất tang hồ.
( Thanh danh của người quân tử chỉ trông vào quản bút
Phận sự của người con trai là ở cây cung dâu)
( Trích bài Bột hứng)
Đứng trước ngưỡng cửa của tuổi tráng niên rất đẹp thấy mình chưa làm được gì, nhà thơ có lúc sốt ruột nhưng không bi quan mà để lo lắng, tích cực hơn:
“Tuổi thanh niên vừa đến, hiềm vì nó dễ trôi qua
Ngày niên thiếu một khi đi rồi thì khó gặp lại nữa
Kiếp này chưa trả xong cái nợ công danh
Sợ phụ khi xưa bắn sáu mũi tên bằng cỏ bồng"
( Trích dịch xuôi bài Đông nhật cửu hoài- tức mối xúc cảm trong ngày mùa
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG – LỚP 8
Tiết 31: NGẪU NHIÊNCẢM HỨNG LÀM THƠ
( Nguyễn Xuân Ôn )
A. Kết quả cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được:
+Những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
+Tấm lòng của nhà thơ.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích cảm nhận thơ Đường thất ngôn bát cú
B. Những điều cần lưu ý:
- Nguyễn Xuân Ôn sinh ngày 10/5/1825 trong một gia đình nhà nho nghèo. Mẹ mất sớm, từ bé đã ở với bà nội. Nhà bà nghèo nên lớn tuổi ông mới được đi học. Qua nhiều năm đi học, đi thi đến năm 42 tuổi ông mới đậu cử nhân và 3 năm sau thì đậu luôn tiến sĩ.
- Sau khi thi đậu, Nguyễn Xuân Ôn tập sự ở kinh 3 năm, rồi được bổ làm tri phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, ít lâu sau lại làm đốc học Bình Định, rồi án sát Bình Thuận. Bấy giờ, Pháp đã chiếm xong Nam Kì đang chuẩn bị đánh ra miền Bắc. Bình Thuận là vùng giáp ranh giữa Nam Kì với Trung Kì nên luôn bị thực dân Pháp khiêu khích.
- Có chuyện kể rằng: Có 1 lần, viên giáo sĩ người Pháp ngang nhiên dùng lọng vàng (thứ lọng vua dùng) để đi giảng đạo ở các làng thuộc tỉnh Bình Thuận. Nguyễn Xuân Ôn cho bắt viên giáo sỹ kia về hỏi tội, buộc y phải cam đoan không được xúc phạm đến phong tục, lễ nghi của người Việt Nam.
- Thái độ cứng rắn của Nguyễn Xuân Ôn đối với Pháp khiến vua Tự Đức sợ để ông ở Bình Thuận lâu ngày sẽ xảy ra lôi thôi với Pháp nên đổi ông ra Quảng Bình. Thời gian này, ông liên tiếp gửi sớ lên triều đình trình bày cụ thể việc lãnh đạo chống giặc cứu nước, nhưng không được chấp thuận. Sau đó, ông bị cách chức. Thế là Nguyễn Xuân Ôn về quê, tự lo liệu việc kháng chiến chống Pháp. Năm 1885, kinh thành thất thủ, Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, ông được phong làm An Tĩnh hiệp thống quân vụ đại thần lãnh đạo nghĩa quân Nghệ An, Hà Tĩnh chống giặc.
- Mùa đông 1885, nghĩa quân của ông khoảng 2000 người kéo lên vùng núi Yên Thành- Nghệ An lập căn cứ chống giặc. Nghĩa quân của ông nhiều lần giáp chiến với giặc, bản thân ông tuổi già nhưng mỗi lần ra trận đều đi đầu rất dũng cảm.
Nhưng rồi, thực dân Pháp có tay sai chỉ điểm đã bắt ông. Ông toan tự sát nhưng không kịp. Thực dân Pháp giam ông ở nhà lao Diễn Châu, Vinh, Hải Dương, Huế,…
- Năm 1889: Thực dân Pháp lập Thành Thái lên ngôi, chúng giả nhân giả nghĩa ân xá cho ông, song lại sợ uy tín lớn của ông đối với nhân dân Nghệ Tĩnh nên chúng không cho ông về quê mà quản thúc ở Huế. Ra tù được mấy tháng thì bệnh nặng cùng với tuổi già khiến ông mất tại Huế năm 1889, thọ 64 tuổi.
- Sáng tác của ông còn lại có 300 bài thơ trong "Ngọc Đường thi tập" và 22 bài văn xuôi cùng một số câu đối trong "Ngọc Đường văn tập". tất cả đều bằng chữ Hán. Ngoài ra ông còn một số bài thơ Tiếng Việt được nhân dân truyền tụng. Hiện nay những sáng tác của ông được để trong viện bảo tàng cách mạng Việt Nam. Nhân dân ghi nhớ tên tuổi của ông- một nhà thơ nhưng trước hết là một chiến sỹ kiên cường chống Pháp. Ở Diễn Châu- quê ông có trường học mang tên Nguyễn Xuân Ôn.
- Nét nhất quán trong thơ văn Nguyễn Xuân Ôn là tinh thần yêu nước tha thiết, ý chí bất khuất không gì lay chuyển được.
-Trong thời kỳ đầu, sáng tác của ông tập trung nói lên hoài bão của nhà thơ- một con người theo nho giáo, có lý tưởng tích cực, muốn ra làm việc cho dân cho nước. Ông viết: Quân tử thân danh đơn bút duyện
Nam nhi phận sự nhất tang hồ.
( Thanh danh của người quân tử chỉ trông vào quản bút
Phận sự của người con trai là ở cây cung dâu)
( Trích bài Bột hứng)
Đứng trước ngưỡng cửa của tuổi tráng niên rất đẹp thấy mình chưa làm được gì, nhà thơ có lúc sốt ruột nhưng không bi quan mà để lo lắng, tích cực hơn:
“Tuổi thanh niên vừa đến, hiềm vì nó dễ trôi qua
Ngày niên thiếu một khi đi rồi thì khó gặp lại nữa
Kiếp này chưa trả xong cái nợ công danh
Sợ phụ khi xưa bắn sáu mũi tên bằng cỏ bồng"
( Trích dịch xuôi bài Đông nhật cửu hoài- tức mối xúc cảm trong ngày mùa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Đức
Dung lượng: 24,98KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)