GA ĐIỆN TỬ TIN HỌC 7 PHẦN EXCEL

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Tiếp | Ngày 26/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: GA ĐIỆN TỬ TIN HỌC 7 PHẦN EXCEL thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

MÔN HỌC 2

KỸ NĂNG TIN HỌC VĂN

PHÒNG CƠ BẢN
Nguyễn Đình Tiếp

PHẦN 2

SỬ DỤNG PHẦN MỀM

BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ

MS-EXCEL
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Bài 1: Làm quen với MS-Excel 2000
Bài 2: Soạn thảo nội dung bảng tính
Bài 3: Thao tác định dạng
Bài 4: Công thức và hàm
Bài 5: Biểu đồ và đồ thị
Bài 6: Hoàn thiện trang bảng tính và in ấn
BÀI 1
LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL
1. Những thao tác đầu tiên với MS-Excel
2. Thao tác cơ bản trên bảng tính
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
1. NHỮNG THAO TÁC ĐẦU TIÊN VỚI MS-EXCEL
C1: Nhấn chuột vào nút Start  Programs  Microsoft Excel
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
1. NHỮNG THAO TÁC ĐẦU TIÊN VỚI MS-EXCEL
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
 Bảng tính của MS-Excel
Sổ bảng tính (Workbook): bảng tính
Có từ 1 đến 255 trang bảng tính.
Mặc định mỗi bảng tính mới có 3 trang bảng tính có tên Sheet1, Sheet2, Sheet3
Phần mở rộng ngầm định là *.XLS
Trang bảng tính (Sheet): trang tính
Có 65536 dòng: 1, 2, 3, …,65536
Có 256 cột: A, B, C,…, AA, AB, AC, …, IU, IV
1. NHỮNG THAO TÁC ĐẦU TIÊN VỚI MS-EXCEL
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
1. NHỮNG THAO TÁC ĐẦU TIÊN VỚI MS-EXCEL
 ô tính - cell
Là phần tử nhỏ nhất của trang tính dùng để lưu dữ liệu.
Ô là giao của một cột và một dòng.
Ô có địa chỉ gồm cặp chữ cái tên cột và số thứ tự dòng của ô đó.
Ví dụ: B3, AA2
B3 là ô nằm trên cột B và dòng thứ 3
AA2 là ô nằm trên cột AA và dòng 2

Như vậy: dễ dàng xác định được địa chỉ của ô bất kỳ
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
1. NHỮNG THAO TÁC ĐẦU TIÊN VỚI MS-EXCEL
 Cửa sổ bảng tính
Du?ng vi?n ngang (tiờu d? c?t)
Đường viền dọc (tiêu đề hàng)
Thanh trượt ngang
và dọc
Thanh trạng thái
Vùng dữ liệu
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
1. NHỮNG THAO TÁC ĐẦU TIÊN VỚI MS-EXCEL
C1: Nhấn chuột vào biểu tượng New  trên thanh công cụ chuẩn
New
C2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N trên bàn phím
1.2. Tạo bảng tính mới theo mẫu mặc định.
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
1. NHỮNG THAO TÁC ĐẦU TIÊN VỚI MS-EXCEL
1.3. Tạo bảng tính mới theo mẫu lựa chọn.
Nhắp chuột vào thực đơn lệnh File  New làm xuất hiện hộp thoại
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
1. NHỮNG THAO TÁC ĐẦU TIÊN VỚI MS-EXCEL
1.4.Ghi lưu bảng tính vào ổ đĩa.
Nhắp chuột vào biểu tượng Save  làm xuất hiện hộp thoại
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
1. NHỮNG THAO TÁC ĐẦU TIÊN VỚI MS-EXCEL
1.4.Ghi lưu bảng tính vào ổ đĩa.
Ghi lưu vào đĩa mềm:
Mở thực đơn lệnh File  chọn lệnh Save As…
Chọn biểu tượng
3 ½ Folppy (A)
Nháy chuột vào mũi tên chỉ xuống bên ô Save in
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
1. NHỮNG THAO TÁC ĐẦU TIÊN VỚI MS-EXCEL
1.5.Ghi lưu bảng tính dưới một tên khác.
 File  Save As
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
1. NHỮNG THAO TÁC ĐẦU TIÊN VỚI MS-EXCEL
1.6.Ghi lưu bảng tính theo kiểu tệp tin khác.
 File  Save As
Ghi lưu phù hợp với các phiên bản có trước Excel 2000
Chọn kiểu tệp tin muốn ghi
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
1. NHỮNG THAO TÁC ĐẦU TIÊN VỚI MS-EXCEL
1.6.Ghi lưu bảng tính theo kiểu tệp tin khác.
Ghi lưu để có thể đưa lên trang Web
 File  Save As
Chọn kiểu
Web page
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
1. NHỮNG THAO TÁC ĐẦU TIÊN VỚI MS-EXCEL
1.7.Đóng bảng tính, đóng chương trình MS-Excel.
Nếu bỏ qua thao tác đầu sẽ xuất hiện hộp thoại
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
2. THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG TÍNH
2.1.Mở một hoặc nhiều bảng tính
a.Mở một bảng tính
B2: Nhấy đúp vào tệp
bảng tính muốn mở
hoặc nhấn chuột vào
tệp bảng tính,
nháy Open

Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
2. THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG TÍNH
2.1.Mở một hoặc nhiều bảng tính
b.Mở nhiều bảng tính
B2: Trong hộp thoại Open chọn các bảng tính cần mở sau đó bấm Open
Chú ý: Có thể chọn rời rạc hay liền kề các bảng tính
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
2. THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG TÍNH
2.2. Chuyển trạng thái hiện hành giữa các bảng tính
- Bảng tính hiện hành?
- Chuyển đổi trạng thái hiện hành giữa các bảng tính
C1: Nhắp chuột vào biểu
tượng trên thanh trang thái
C2: Vào Window 
nhắp chọn tên bảng tính
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
2. THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG TÍNH
2.3. Trang hiện hành, ô hiện hành.
 Trang hiện hành
Chuyển trạng thái hiện hành giữa các trang?
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
2. THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG TÍNH
2.3. Trang hiện hành, ô hiện hành.
 Ô hiện hành
Di chuyển ô hiện hành?
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
2. THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG TÍNH
2.3. Trang hiện hành, ô hiện hành.
 Các dạng con trỏ trong Excel
- Con trỏ chuột:
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
2. THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG TÍNH
2.3. Trang hiện hành, ô hiện hành.
 Nhập, chỉnh sửa dữ liệu trong ô
Các phím thường dùng:
Tab, Enter, Ctrl+Home, và các phím    
Nhập dữ liệu:
Chỉnh sửa dữ liệu:
Sử dụng các phím Delete, Backspace, Esc
Nhấn phím F2
Sử dụng các phím    
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
2. THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG TÍNH
2.4.Sử dụng công cụ phóng to, thu nhỏ (Zoom).
Phóng to thu nhỏ theo các tỉ lệ từ 10% - 400%
Vào View  Zoom…
Chú ý: Không làm tăng kích cỡ kí tự
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
2. THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG TÍNH
2.5.Che dấu/hiển thị các thanh công cụ.
Các loại thanh công cụ


Ẩn hiện các thanh công cụ:
Bài 1: LÀM QUEN VỚI MS-EXCEL 2000
2. THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG TÍNH
2.6.Cố định dòng tiêu đề/cột tiêu đề.
Khi nhập bảng tính có nhiều dòng, nhiều cột chúng ta sẽ có nhu cầu cố định một số dòng trên của bảng tính trong khi các dòng dưới được phép cuộn lên hoặc cuộn xuống hoặc cố định một số cột bên trái khi các cột còn lại được phép dịch sang trái hoặc phải.
Vào Window  Freeze Panes / Unfreeze Panes
BÀI 2
SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
1- Nhập dữ liệu kiểu số, văn bản
2- Biên tập dữ liệu
3- Thao tác chọn/huỷ chọn ô, dòng, cột
4- Sử dụng công cụ điền nội dung tự động
5- Thao tác sao chép, di chuyển, xoá, chèn các ô
6- Thêm bớt ô, dòng, cột
7- Thao tác với các trang bảng tính
8- Sử dụng tiện ích sắp xếp và lọc dữ liệu
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
1. NHẬP DỮ LIỆU KIỂU SỐ, VĂN BẢN
Các kiểu dữ liệu trong Excel:
Kiểu số - Number
Kiểu văn bản – Text
Kiểu mã lỗi - Error
Kiểu logic
True - đúng
False - sai
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
1. NHẬP DỮ LIỆU KIỂU SỐ, VĂN BẢN
Nhập dữ liệu kiểu số:
Dữ liệu kiểu số:
Sử dụng các chữ số để nhập
Nếu muốn nhập số âm thì đánh dấu “-” đằng trước hoặc nhập số vào giữa cặp ngoặc đơn
Dùng dấu “.” để ngăn cách giữa phần nguyên và phần thập phân
Dữ liệu kiểu ngày tháng:
Phải nhập theo khuôn dạng: tháng-ngày-năm
Vd: Muốn nhập 19/05/1997 phải gõ: 5/19/1997
Nếu không gõ năm thì chương trình sẽ mặc định là năm hiện tại

Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
1. NHẬP DỮ LIỆU KIỂU SỐ, VĂN BẢN
Nhập dữ liệu kiểu văn bản:
Dữ liệu kiểu văn bản được tạo bởi các ký tự, ký tự số, khoảng trống, và các ký tự không phải là số
VD: - 10AA109
- 048 262625
- Huyện Lục Ngạn
Bài tập:
Nhập lần lượt nội dung: 22/09/1972, 9-Sep, 09-22-1972 vào các ô C1, C2, C3
Nhập lần lượt nội dung: A05, 05, -05, (5), ’05, “05 vào các ô D1, D2, D3, D4, D5
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
2.BIÊN TẬP DỮ LIỆU
Sửa nội dung đã có trong ô:
Nhắp đúp chuột vào ô cần sửa để MS-Excel chuyển sang trạng thái soạn thảo (hoặc chọn ô cần sửa và ấn F2)
Sửa xong ấn Enter để kết thúc
Thay thế nội dung đã tồn tại trong ô:
Nhắp chuột vào ô cần thay thế dữ liệu rồi nhập vào dữ liệu mới
Sử dụng lệnh Undo và Redo
Lệnh Undo (Ctrl + Z): quay trở lại kết quả đã có trước khi thực hiện một số lệnh hoặc hành động.
Lệnh Redo: thực hiện lại hành động đã bị huỷ bỏ bởi lệnh Undo
Bài tập: Nhập vào ô B2: “Chúc mừng năm mới”, sau đó xoá cụm từ “năm mới”. Sử dụng lệnh Undo để khôi phục lại nội dung vừa xoá
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
3.THAO TÁC CHỌN/ HUỶ CHỌN Ô, DÒNG, CỘT
3.1. Chọn ô, dòng, cột
Chọn một ô:
Muốn chọn ô nào thì nhắp chuột vào ô đó:
Chọn vùng ô liên tục hình chữ nhật:
C1: Dùng chuột
C2: Dùng chuột kết hợp với bàn phím
Nhắp chuột vào ô trên cùng bên trái
Giữ phím Shift và nhắp chuột vào ô dưới cùng bên phải
Thả phím Shift để kết thúc việc chọn
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
3.THAO TÁC CHỌN/ HUỶ CHỌN Ô, DÒNG, CỘT
3.1. Chọn ô, dòng, cột
Chọn vùng ô rời rạc:
Chọn một ô hay một vùng ô liên tục
Giữ phím Ctrl và dùng chuột chọn một ô hay một vùng ô liên tục hình chữ nhật tiếp theo
Thả phím Ctrl khi kết thúc
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
3.THAO TÁC CHỌN/ HUỶ CHỌN Ô, DÒNG, CỘT
3.1. Chọn ô, dòng, cột
Chọn một cột:
Để chọn một cột ta nhắp chuột vào tên cột trên đường viền ngang
Chọn dãy cột liền kề nhau:
Nhắp chuột vào tên cột đầu tiên (bên trái hoặc bên phải) trên đường viền ngang
Giữ phím Shift và nhắp chuột vào tên cột cuối cùng của dãy. Sau đó thả phím Shift

Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
3.THAO TÁC CHỌN/ HUỶ CHỌN Ô, DÒNG, CỘT
3.1. Chọn ô, dòng, cột
Chọn dãy cột rời rạc:
Chọn cột hoặc dãy cột liền nhau
Giữ phím Ctrl và nhắp chuột chọn cột hay dãy cột tiếp theo
Thả phím Ctrl

Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
3.THAO TÁC CHỌN/ HUỶ CHỌN Ô, DÒNG, CỘT
3.1. Chọn ô, dòng, cột
Chọn một dòng:
Để chọn dòng ta nhắp chuột vào số thứ tự dòng trên đường viền dọc
Chọn dãy dòng liền nhau:
Nhắp chuột vào số thứ tự dòng đầu tiên (trên cùng hoặc dưới cùng) trên đường viền dọc
Giữ phím Shift và nhắp chuột vào số thứ tự dòng sau cùng của dãy. Sau đó thả phím Shift

Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
3.THAO TÁC CHỌN/ HUỶ CHỌN Ô, DÒNG, CỘT
3.1. Chọn ô, dòng, cột
Chọn dãy dòng rời rạc:
Chọn dòng hoặc dãy dòng liền nhau
Giữ phím Ctrl và nhắp chuột chọn số thứ tự dòng tiếp theo. Sau đó thả phím Ctrl
Chọn toàn bộ bảng tính:
Ctrl + A hoặc nhắp chuột
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
3.THAO TÁC CHỌN/ HUỶ CHỌN Ô, DÒNG, CỘT
3.2. Huỷ chọn
Để huỷ chọn các ô ta chỉ việc nhắp chuột vào ô bất kỳ trên bảng tính
3.3. Bài tập
Thực hiện việc đánh dấu chọn dòng 3 đến dòng 50 bằng 2 cách
Thực hiện việc đánh dấu chọn các vùng ô sau: B2:E9 và H2:K9
Thực hiện việc đánh dấu chọn cả trang bảng tính
Huỷ chọn

Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
4.SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐIỀN NỘI DUNG TỰ ĐỘNG
4.1. Thực hành điền tự động số thứ tự
Nhập số 3 vào ô B3
Nhấn giữ phím Ctrl
Trỏ chuột vào hình vuông nhỏ ở góc dưới, bên phải ô đó, con trỏ chuyển thành hình dấu cộng có mũ
Nhấn và kéo chuột theo chiều dọc
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
4.SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐIỀN NỘI DUNG TỰ ĐỘNG
4.2. Thực hành điền tự động theo chuỗi dữ liệu
Nhập dữ liệu BGI010252 vào ô B2 và BGI010253 vào ô B3
Chọn vùng ô (B2:B3)
Đưa trỏ chuột vào góc dưới phải, con trỏ chuyển thành hình dấu cộng. Nhấn và kéo chuột theo chiều dọc
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
4.SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐIỀN NỘI DUNG TỰ ĐỘNG
4.3. Thực hành điền tự động theo cấp số cộng
Thao tác:
Chọn ít nhất 2 ô chứa dãy giá trị đã cho trước
Nhắp chuột vào đúng vị trí góc dưới-phải, kéo và thả
VD:
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
4.SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐIỀN NỘI DUNG TỰ ĐỘNG
4.4. Thực hành điền tự động theo cấp số nhân
Thao tác:
Chọn ít nhất 2 ô chứa dãy giá trị đã cho trước
Nhắp chuột phải vào vị trí góc dưới-phải, kéo và thả
Khi thả nút chuột phải, bảng chọn nóng xuất hiện. Nhấn vào Growth Trend
Ví dụ:
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
4.SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐIỀN NỘI DUNG TỰ ĐỘNG
Bài tập
1. Tạo mới một bảng tính và ghi lưu với tên là “DIENTUDONG.xls”
2. Trên Sheet1, nhập giá trị 0.5 và 1.0 vào ô D1 và E1. Dùng công cụ điền tự động để tạo dòng số liệu như sau: 0.5, 1.0, 1.5, 2.0, ...
3. Trên Sheet2, nhập 2 và 4 vào ô D2 và E2. Dùng công cụ điền tự động để tạo dòng số liệu như sau: 2, 4, 8, 16, 32, ...
4. Trên Sheet 3, nhập nội dung “D003” vào ô B3. Sử dụng công cụ điền tự động để có dãy dữ liệu tăng có quy luật, kết thúc ở ô B10
5. Trên Sheet4 nhập nội dung “Tháng 1” tại ô D4. Sử dụng công cụ điền tự động tạo ra dãy ô có nội dung là “Tháng 2” đến “Tháng 12”. Kết thúc tại ô D15
6. Ghi lưu bảng tính
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
5.THAO TÁC SAO CHÉP, DI CHUYỂN, XOÁ, CHÈN CÁC Ô
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
5.THAO TÁC SAO CHÉP, DI CHUYỂN, XOÁ, CHÈN CÁC Ô
5.1. Sao chép các ô
Thao tác sao chép giữa các ô trên cùng trang bảng tính:
Chọn các ô cần sao chép
Nhấn chọn nút Copy hoặc bấm Ctrl + C
Chuyển con trỏ ô đến vị trí góc bên trái vùng dự định sao chép
Nhấn nút Paste hoặc bấm Ctrl + V
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
5.THAO TÁC SAO CHÉP, DI CHUYỂN, XOÁ, CHÈN CÁC Ô
5.1. Sao chép các ô
Thực hành:
1. Chọn vùng A1:B2
2. Nhấn nút Copy
3. Di chuyển con trỏ đến ô C3, sau đó nhấn nút Paste
4. Kiểm tra kết quả
5. Di chuyển tiếp con trỏ đến ô E5 và nhấn nút Paste. Hãy kiểm tra xem việc dán ô có được thực hiện tiếp trong lần thứ 2 không?
6. Nhấn nút ESC làm mất đường viền nét quanh vùng ô A1: B2. Sau đó di chuyển con trỏ chuột đến vị trí ô A3. Hãy kiểm tra xem việc dán ô có thực hiện được nữa không?
7. Rút ra nguyên tắc cho việc sao chép và dán ô trong MS-Excel
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
5.THAO TÁC SAO CHÉP, DI CHUYỂN, XOÁ, CHÈN CÁC Ô
5.1. Sao chép các ô
Thao tác sao chép giữa các ô khác trang bảng tính:
Trên trang bảng tính hiện hành, chọn các ô cần sao chép
Nhấn chọn nút Copy hoặc bấm Ctrl + C
Chuyển trạng thái hiện hành đến trang bảng tính khác hay mở tệp bảng tính khác
Đặt con trỏ ô đến vị trí góc bên trái vùng dự định sao chép
Nhấn nút Paste hoặc bấm Ctrl + V
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
5.THAO TÁC SAO CHÉP, DI CHUYỂN, XOÁ, CHÈN CÁC Ô
5.1. Sao chép các ô
Thao tác sao chép giữa các ô khác trang bảng tính:
Thực hành:
1. Chọn vùng ô A1:B2
2. Nhấn nút Copy
3. Nhắp chọn Sheet2, đặt con trỏ tại ô C3, nhấn nút Paste
4. Kiểm tra kết quả trên Sheet1 và Sheet2
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
5.THAO TÁC SAO CHÉP, DI CHUYỂN, XOÁ, CHÈN CÁC Ô
5.2. Di chuyển các ô
Chọn các ô cần di chuyển
Nhấn nút Cut hoặc nhấn Ctrl + X
Chuyển con trỏ đến vị trí góc trên bên trái vùng dự định đặt các ô
Nhấn nút Paste hoặc nhấn Ctrl + V
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
5.THAO TÁC SAO CHÉP, DI CHUYỂN, XOÁ, CHÈN CÁC Ô
5.3. Xoá nội dung các ô
Đánh dấu chọn các ô cần xoá
 Edit  Clear  Contents hoặc nhấn phím Delete
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
6.THÊM/BỚT Ô, DÒNG, CỘT
6.1. Thêm dòng
Bước 1: Chọn 1 dòng hoặc nhiều dòng
Bước 2:  Insert  Rows, dòng mới được chèn vào sẽ đẩy dòng được chọn xuống dưới.
6.2. Thêm cột
Bước 1: Chọn 1 cột hoặc nhiều cột
Bước 2:  Insert  Columns, cột mới được chèn vào sẽ đẩy cột được chọn sang bên phải.
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
6.THÊM/BỚT Ô, DÒNG, CỘT
6.3. Thêm vùng ô
Bước 1: Chọn số ô muốn thêm
Bước 2:  Insert  Cells, làm xuất hiện hộp thoại
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
6.THÊM/BỚT Ô, DÒNG, CỘT
6.4. Xoá vùng ô
Bước 1: Chọn vùng ô cần xoá
Bước 2:  Edit  Delete, làm xuất hiện hộp thoại
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
6.THÊM/BỚT Ô, DÒNG, CỘT
6.5. Thay đổi chiều rộng của cột và chiều cao của dòng
Chiều rộng của cột được đặc trưng bởi cạnh trái và cạnh phải
Chiều cao của dòng được đặc trưng bởi mép trên và mép dưới
Co dãn kích thước một cột:
Di chuyển con trỏ chuột vào cạnh phải tiêu đề cột khi đó con trỏ chuột chuyển thành hình mũi tên 2 chiều
Kéo và di chuột sang 2 bên để tăng hoặc giảm kích thước cột
Tăng hoặc giảm độ rộng nhiều cột một lúc:
Chọn dãy cột muốn co dãn kích thước, đặt con trỏ chuột vào cạnh phải của một cột trong vùng chọn
Kéo và di chuột sang 2 bên để tăng hoặc giảm kích thước các cột
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
6.THÊM/BỚT Ô, DÒNG, CỘT
6.5. Thay đổi chiều rộng của cột và chiều cao của dòng
Điều chỉnh tự động độ rộng cột:
Nhắp đúp chuột vào cạnh phải của cột, MS-Excel sẽ tự động co dãn kích thước cột cho phù hợp với độ dài dữ liệu chứa trong cột
Đặt độ rộng bằng nhau cho nhiều cột:
Chọn các cột
 Format  Column  Width làm xuất hiện hộp thoại
Nhập kích thước cột vào ô trống và nhấn OK để kết thúc
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
6.THÊM/BỚT Ô, DÒNG, CỘT
6.5. Thay đổi chiều rộng của cột và chiều cao của dòng
Thay đổi độ cao nhiều dòng:
Chọn các dòng muốn thay đổi
Di chuyển con trỏ chuột đến mép dưới của một dòng trong vùng chọn
Nhấn và kéo di chuột lên trên hoặc xuống dưới để thay đổi độ cao
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
6.THÊM/BỚT Ô, DÒNG, CỘT
6.5. Thay đổi chiều rộng của cột và chiều cao của dòng
Thay đổi độ cao nhiều dòng bằng nhau:
Chọn các dòng muốn thay đổi
 Format  Row  Height... làm xuất hiện hộp thoại
Nhập chiều cao vào ô Row Height và ấn OK
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
6.THÊM/BỚT Ô, DÒNG, CỘT
6.5. Thay đổi chiều rộng của cột và chiều cao của dòng
Thao tác ẩn hiện cột và dòng:
Chọn các dòng hay cột muốn ẩn
Nhắp chuột phải lên vùng chọn làm xuất hiện hộp chọn
Chọn mục lệnh Hide
Muốn hiển thị dòng cột trở lại thì?
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
7.THAO TÁC VỚI CÁC TRANG BẢNG TÍNH
7.1. Chèn một trang vào bảng tính
Cách 1:  Insert  Worksheet
Cách 2: Nhắp chuột phải vào trang tính bất kỳ, chọn mục Insert làm xuất hiện hộp thoại, nhấn OK
7.2. Đổi tên trang bảng tính
Nhấn phím chuột phải vào tên trang tính muốn đổi tên
Chọn Rename
Gõ tên mới rồi ấn Enter
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
7.THAO TÁC VỚI CÁC TRANG BẢNG TÍNH
7.3. Xoá một trang bảng tính
Nhắp phải chuột vào tên của trang muốn xoá, xuất hiện hộp thoại và chọn Delete
Xuất hiện hộp thoại tiếp theo, lại chọn Delete
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
7.THAO TÁC VỚI CÁC TRANG BẢNG TÍNH
7.4. Sao chép trang bảng tính
Sao chép nhiều trang bảng tính:
Chọn tên các trang bảng tính cần sao chép
 Edit  Move or Copy ... ( hoặc chuột phải vào vùng trang được chọn và chọn Move or Copy ...) làm xuất hiện hộp thoại
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
7.THAO TÁC VỚI CÁC TRANG BẢNG TÍNH
7.5. Di chuyển trang bảng tính
Cách 1 (Chỉ di chuyển được trong cùng một trang bảng tính):
Chọn tên các trang bảng tính cần di chuyển
Kéo thả các trang bảng tính đó sang trái hoặc sang phải danh sách trang. Trong quá trình kéo thả có một mũi tên nhỏ xuất hiện để xác định vị trí của các trang được di chuyển
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
7.THAO TÁC VỚI CÁC TRANG BẢNG TÍNH
7.5. Di chuyển trang bảng tính
Cách 2 :
Chọn tên các trang bảng tính cần di chuyển
 Edit  Move or Copy ... ( hoặc chuột phải vào vùng trang được chọn và chọn Move or Copy ...) làm xuất hiện hộp thoại
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
7.THAO TÁC VỚI CÁC TRANG BẢNG TÍNH
7.5. Di chuyển trang bảng tính
Bài thực hành
1. Mở 2 bảng tính và ghi lưu thành THUCHANH1.XLS và THUCHANH2.XLS
2. Nhập nội dung bất kỳ lên Sheet1 của bảng tính THUCHANH1.XLS
3. Thực hiện sao chép Sheet1 của bảng tính THUCHANH1.XLS đến cuối dãy trang của bảng tính THUCHANH2.XLS
4. Thực hiện di chuyển tất cả các Sheet có trên bảng tính THUCHANH2.XLS đặt trên bảng tính THUCHANH1.XLS
5. Kiểm tra lại kết qủa
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
8.SỬ DỤNG TIỆN ÍCH SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
8.1. Sắp xếp bảng tính theo các cột
Mở bảng tính và nhập nội dung vào Sheet1 như hình dưới đây:
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
8.SỬ DỤNG TIỆN ÍCH SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
8.1. Sắp xếp bảng tính theo các cột
Chọn vùng sắp xếp A1:E7
 Data  Sort làm xuất hiện hộp thoại
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
8.SỬ DỤNG TIỆN ÍCH SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
8.2. Sử dụng tiện ích lọc dữ liệu
Lọc dữ liệu là để lấy ra những thông tin cần thiết và loại bỏ những thông tin không cần thiết
VD: Cho bảng tính có nội dung sau. Hãy lọc ra tất cả những người có học lực xếp loại Giỏi hoặc Khá
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
8.SỬ DỤNG TIỆN ÍCH SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
8.2. Sử dụng tiện ích lọc dữ liệu
VD: Các bước thực hiện
Đưa con trỏ về ô bất kỳ thuộc vùng dữ liệu A1:E7
Data  Filter  AutoFilter
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
8.SỬ DỤNG TIỆN ÍCH SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
8.2. Sử dụng tiện ích lọc dữ liệu
VD
All: lấy tất cả, không loại trừ dòng nào
Top 10: lấy 10 dòng đầu tiên
Có thể chọn các điểm số đã có: 4.0, 6.0, 7.5, ...
Custom: lọc theo điều kiện do chúng ta xác định
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
8.SỬ DỤNG TIỆN ÍCH SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
8.2. Sử dụng tiện ích lọc dữ liệu
VD
equals: so sánh bằng
does not equals: so sánh không bằng
is greater than: so sánh lớn hơn
is greater than or equals to: so sánh lớn hơn hoặc bằng
is lees than: so sánh nhỏ hơn
is lees than and or equals to: so sánh nhỏ hơn hoặc bằng
Bài 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH
8.SỬ DỤNG TIỆN ÍCH SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
8.2. Sử dụng tiện ích lọc dữ liệu
VD
Để xoá bỏ tiện ích lọc tự động:  Data  Filter  AutoFilter
BÀI 3
THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
1- Tìm hiểu trước khi tiến hành định dạng
2- Thao tác định dạng ô
3- Định dạng ô chứa văn bản
4- Căn lề, vẽ đường viền ô
5- Bài tập tổng hợp
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
1.TÌM HIỂU TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH ĐỊNH DẠNG
Hộp thoại Format Cells
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
1.TÌM HIỂU TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH ĐỊNH DẠNG
Một số nút lệnh trên thanh công cụ định dạng
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
2.THAO TÁC ĐỊNH DẠNG Ô
MS-Excel cung cấp nhiều dạng biểu diễn dữ liệu trong ô gồm:
General: Dạng chung do MS-Excel quy định khi nhập dữ liệu
Number: Dạng số
Currency: Dạng tiền tệ
Date: Dạng ngày tháng
Time: Dạng thời gian
Custom: Dạng do người dùng tự định nghĩa
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
2.THAO TÁC ĐỊNH DẠNG Ô
2.1. Biểu diễn dữ liệu số thực:
VD:
Mở một bảng tính và nhập số thực 1111.99 vào ô C1 của Sheet1
 Format  Cells (Ctrl + 1), chọn Number
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
2.THAO TÁC ĐỊNH DẠNG Ô
2.2. Biểu diễn dữ liệu theo dạng ngày tháng:
Khuôn dạng mặc định của MS-Excel khi nhập dữ liệu kiểu ngày tháng là tháng/ngày/năm (mm/dd/yyyy hoặc mm/dd/yy). Sau khi nhập theo đúng khuôn dạng ta có thể thay đổi cách biểu diễn:
VD:
Mở một bảng tính nhập giá trị 04/30/2005 vào ô C1 của Sheet1
 Format  Cells (Ctrl + 1)
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
2.THAO TÁC ĐỊNH DẠNG Ô
2.3. Biểu diễn dữ liệu theo dạng tiền tệ:
VD:
Mở một bảng tính nhập giá trị 150000 vào ô C1 của Sheet1
 Format  Cells (Ctrl + 1)
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
2.THAO TÁC ĐỊNH DẠNG Ô
2.4. Biểu diễn dữ liệu theo dạng phần trăm:
Trong một vài trường hợp, người dùng muốn biểu diễn một số dưới dạng phần trăm, vd: 0,75 sẽ được hiển thị là 75%
Sử dụng các nút trên thanh Formating
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
3. ĐỊNH DẠNG Ô CHỨA VĂN BẢN
Hộp thoại Format Cells
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
3. ĐỊNH DẠNG Ô CHỨA VĂN BẢN
3.1. Thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ, dạng chữ:
Thực hiện tương tự trong Words
3.2. Thay màu chữ và màu nền ô:
Thay đổi mầu chữ
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
3. ĐỊNH DẠNG Ô CHỨA VĂN BẢN
3.2. Thay màu chữ và màu nền ô:
Thay đổi mầu nền ô
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
3. ĐỊNH DẠNG Ô CHỨA VĂN BẢN
3.3. Sao chép định dạng ô:
Sử dụng chổi quét định dạng – Format Painter

Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
3. ĐỊNH DẠNG Ô CHỨA VĂN BẢN
Xoá bỏ định dạng:

Các bước:
Chọn vùng ô cần gỡ bỏ định dạng
 Edit  Clear  Formats
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
4. CĂN LỀ, VẼ ĐƯỜNG VIỀN Ô
4.1. Căn vị trí chữ trong ô: giữa, trái, phải, trên, dưới
Các bước thực hiện:
Chọn vùng ô cần định dạng
 Format  Cells
Chọn thẻ Alignment
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
4. CĂN LỀ, VẼ ĐƯỜNG VIỀN Ô
4.2. Hoà nhập các ô
Các bước thực hiện:
Chọn các ô cần hoà nhập
Nhấn nút Merge and Center trên thanh Formatting
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
4. CĂN LỀ, VẼ ĐƯỜNG VIỀN Ô
4.3. Thay đổi hướng chữ trong ô
Các bước thực hiện:
Chọn các ô cần hoà nhập
 Format  Cells, Chọn thẻ Alignment
Trong phần Orientation, nhắp chuột vào mũi tên màu đỏ, kéo và quay để thay đổi độ nghiêng phù hợp
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
4. CĂN LỀ, VẼ ĐƯỜNG VIỀN Ô
4.4. Thêm đường viền cho ô, vùng ô
Các bước thực hiện:
Chọn các ô hay vùng ô cần tạo đường viền
 Format  Cells, Chọn thẻ Border

Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
4. CĂN LỀ, VẼ ĐƯỜNG VIỀN Ô
4.4. Thêm đường viền cho ô, vùng ô
Có thể thực hiện bằng cách sử dụng nút Border trên thanh Formatting
Bài 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
5. BÀI TẬP TỔNG HỢP
Tạo bảng tính có nội dung sau và đặt tên là BANGDIEM.XLS
BÀI 4
CÔNG THỨC VÀ HÀM
1- Tạo công thức cơ bản
2- Địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối
3- Thao tác với các hàm
4- Bài tập tổng hợp
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
1. TẠO CÔNG THỨC CƠ BẢN
1.1. Tạo công thức số học cơ bản
Công thức được tạo ra để tính toán và trả lại giá trị cho ô bảng tính. Phải nhập ký tự “=“ trước khi nhập nội dung công thức. Ký tự này giúp MS-Excel nhận biết và thực hiện công thức
VD: Muốn tính tổng giá trị có trên ô B2 và B3 và kết quả đặt trên ô D3 thì ta nhập công thức “=B2+B3” vào ô D3
Kết qủa tính toán sẽ hiển thị tại ô, còn nội dung công thức sẽ hiển thị trên thanh Formula Bar và chúng ta có thể chỉnh sửa nội dung công thức tại thanh này
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
1. TẠO CÔNG THỨC CƠ BẢN
1.1. Tạo công thức số học cơ bản
Phép toán trong công thức số học:
Danh sách các phép toán và ký tự khác dùng trong công thức số học được liệt kê trong bảng sau:
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
1. TẠO CÔNG THỨC CƠ BẢN
1.1. Tạo công thức số học cơ bản
Phép so sánh trong công thức Logic:
Công thức Logic có kết quả trả về chỉ là TRUE (đúng) hoặc FALSE (sai). Danh sách các phép toán dùng trong công thức Logic:
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
1. TẠO CÔNG THỨC CƠ BẢN
1.1. Tạo công thức số học cơ bản
Thứ tự tính toán:
Khi tính toán, MS-Excel sẽ ưu tiên các phép toán Logic trước rồi mới đến các phép toán số học. Thứ tự thực hiện các phép toán số học có mức ưu tiên như sau:
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
1. TẠO CÔNG THỨC CƠ BẢN
1.1. Tạo công thức số học cơ bản
Cách thức nhập công thức vào ô:
Nhắp đúp chuột chọn ô
Trước tiên nhập ký tự “=“, sau đó nhập nội dung công thức
Nhấn phím Enter để kết thúc và thực hiện tính toán công thức
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
1. TẠO CÔNG THỨC CƠ BẢN
1.2. Nhận biết và sửa lỗi
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
1. TẠO CÔNG THỨC CƠ BẢN
1.2. Nhận biết và sửa lỗi
Nhận biết các thông báo lỗi:
##### : Chiều rộng của cột không đủ để thể hiện kết quả tính toán
#VALUE! : Sử dụng dữ liệu hoặc toán tử tham gia vào công thức không đúng yêu cầu của công thức. VD:
Công thức toán học song lại tính toán trên dữ liệu kiểu văn bản
Công thức sử dụng dữ liệu là địa chỉ ô chứa công thức khác
#DIV/0! : Lỗi chia cho số 0
#NAME? : Không xác định được các ký tự trong công thức
#N/A : Không có dữ liệu để tính toán
#NUM! : Sử dụng dữ liệu không đúng kiểu số
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
1. TẠO CÔNG THỨC CƠ BẢN
1.3. Bài tập
1. Tạo bảng tính mới có nội dung như sau và đặt tên là TINHTONG.xls
2. Nhập công thức để tính tổng thu của Quý I, Quý II, Quý III, Quý IV
3. Thu nhỏ kích thước cột C. Quan sát báo lỗi “#####”
4. Nhập nội dung “Đại lý A” vào ô C7. Quan sát báo lỗi
5. Ghi lưu bảng tính
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
2. ĐỊA CHỈ TUYỆT ĐỐI, ĐỊA CHỈ TƯƠNG ĐỐI
2.1. Giới thiệu địa chỉ tuyệt đối, tương đối, địa chỉ hỗn hợp
Địa chỉ ô được phép có mặt trong công thức và tự động được điều chỉnh theo thao tác sao chép công thức nên ta có các khái niệm về các địa chỉ này
Địa chỉ tuyệt đối: chỉ đến một ô hay các ô cụ thể
Địa chỉ tương đối: chỉ đến một ô hay các ô trong sự so sánh với một vị trí nào đó.
Địa chỉ hỗn hợp: có một thành phần là tuyệt đối, phần còn lại là tương đối.
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
2. ĐỊA CHỈ TUYỆT ĐỐI, ĐỊA CHỈ TƯƠNG ĐỐI
2.1. Giới thiệu địa chỉ tuyệt đối, tương đối, địa chỉ hỗn hợp
Địa chỉ tương đối:
Địa chỉ tương đối có trong công thức sẽ thay đổi theo vị trí ô khi chúng ta thực hiện sao chép công thức từ một ô đến các ô khác.
VD: các địa chỉ tương đối: A1, B1, A1:C4
VD: Công thức nhập trong ô C1 là =(A1+B1)/2. Khi sao chép công thức này đến ô C2 thì công thức trong ô C2 sẽ tự động thay đổi là =(A2+B2)/2
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
2. ĐỊA CHỈ TUYỆT ĐỐI, ĐỊA CHỈ TƯƠNG ĐỐI
2.1. Giới thiệu địa chỉ tuyệt đối, tương đối, địa chỉ hỗn hợp
Địa chỉ tuyệt đối:
Địa chỉ tuyệt đối có trong công thức, khi ta thực hiện việc sao chép công thức đến một ô khác thì địa chỉ trong ô chúng ta sao chép đến không có sự thay đổi.
VD: các địa chỉ tương đối: $A$1, $B$1, $A$1:$C$4
VD: Công thức nhập trong ô C1 là =($A$1+$B$1)/2. Khi sao chép công thức này đến ô C2 thì công thức trong ô C2 vẫn là =($A$1+$B$1)/2
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
2. ĐỊA CHỈ TUYỆT ĐỐI, ĐỊA CHỈ TƯƠNG ĐỐI
2.1. Giới thiệu địa chỉ tuyệt đối, tương đối, địa chỉ hỗn hợp
Địa chỉ hỗn hợp:
Địa chỉ hỗn hợp là địa chỉ chứa cả địa chỉ tương đối và tuyệt đối.
VD: các địa chỉ tương đối: $A1, B$1, $A1:$C4
Khi ta thực hiện việc sao chép công thức chứa địa chỉ hỗn hợp
VD trong ô D1 chúng ta nhập công thức =($A1+B$1)/2, khi sao chép sang ô D2 công thức sẽ là =($A2+B$1)/2
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
2. ĐỊA CHỈ TUYỆT ĐỐI, ĐỊA CHỈ TƯƠNG ĐỐI
2.1. Giới thiệu địa chỉ tuyệt đối, tương đối, địa chỉ hỗn hợp
Thực hiện sao chép công thức:
Nhắp chọn ô chứa công thức
Đặt con trỏ chuột vào góc dưới, bên phải của ô. Biểu tượng chuột sẽ đổi thành hình chữ thập màu đen, nét đơn
Kéo di chuột theo dòng (hoặc theo cột) đi qua vùng ô cần sao chép
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
2. ĐỊA CHỈ TUYỆT ĐỐI, ĐỊA CHỈ TƯƠNG ĐỐI
2.2. Bài tập
LÀM BÀI TẬP TRANG 73, 74
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
3. THAO TÁC VỚI CÁC HÀM
3.1. Giới thiệu về hàm
Hàm có thể tham gia như một phép toán trong công thức.
Dạng thức chung của hàm như sau:
(Đối sô1, Đối số 2, ..., Đối số n)
Ví dụ: Hàm tính tổng: =Sum(A1:D7); =Sum(A1, B3, C6, D7)
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
3. THAO TÁC VỚI CÁC HÀM
3.2. Các hàm thường dùng
Hàm ROUND: Làm tròn một số đến một số thập phân nhất định.
Dạng thức: ROUND(Đối số 1, Đối số 2)
Đối số 1: là số muốn làm tròn; Đối số 2 là số các số trong phần thập phân.
VD: =ROUND(2.752,1) cho kết qua la 2.8
Hàm MAX, MIN: Cho giá trị cao nhất và thấp nhất trong danh sách đối số
Dạng thức: MAX (Đối số 1, Đối số 2, ..., Đối số n)
Dạng thức: MIN (Đối số 1, Đối số 2, ..., Đối số n)
VD: =MAX(4,6,8) Kết quả là 8
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
3. THAO TÁC VỚI CÁC HÀM
3.2. Các hàm thường dùng
Hàm AVERAGE: Tính trung bình cộng các giá trị của danh sách đối số.
Dạng thức: AVERAGE(Đối số 1, Đối số 2, ..., Đối số n)
Đối số có thể là giá trị số, địa chỉ ô, vùng ô...
VD: =AVERAGE(A1,B5:B12) cho phép tính trung bình các ô trong phạm vi từ B5 đến B12 và ô A1
Hàm COUNT: Đếm các ô chứa dữ liệu số trong vùng.
Dạng thức: COUNT (Đối số 1, Đối số 2, ..., Đối số n)
VD: =COUNT(F4:G6) đếm những ô dữ liệu số trong vùng F4:G6, các ô kiểu khác không được đếm
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
3. THAO TÁC VỚI CÁC HÀM
3.2. Các hàm thường dùng
Hàm COUNTA: Đếm các ô chứa dữ liệu trong vùng.
Dạng thức: COUNTA (Đối số 1, Đối số 2, ..., Đối số n)
VD: =COUNTA(F4:G6) đếm tất cả các ô có dữ liệu trong vùng F4:G6
Hàm SUM: Tính tổng các giá trị của danh sách đối số
Dạng thức: SUM (Đối số 1, Đối số 2, ..., Đối số n)
VD: =SUM(F4:G6) tính tổng các số trong phạm vi F4:G6
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
3. THAO TÁC VỚI CÁC HÀM
3.2. Các hàm thường dùng
Hàm IF: Nếu biểu thức điều kiện đúng thì hàm nhận giá trị khi đúng, ngược lại nhận giá trị khi sai
Dạng thức: IF (Biểu thức điều kiện, giá trị nếu đúng, giá trị nếu sai)
Biểu thức điều kiện là biểu thức logic bất kỳ, nhận giá trị đúng hoặc sai
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
3. THAO TÁC VỚI CÁC HÀM
3.2. Các hàm thường dùng
Hàm VLOOKUP: Nếu biểu thức điều kiện đúng thì hàm nhận giá trị khi đúng, ngược lại nhận giá trị khi sai
Dạng thức: VLOOKUP (giá trị tìm kiếm, vùng bảng đối chiếu, cột trả kết quả, sắp xếp vùng đối chiếu)
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
3. THAO TÁC VỚI CÁC HÀM
3.2. Các hàm thường dùng
Hàm SUMIF: Tính tổng theo điều kiện đơn giản.
Dạng thức: SUMIF(Vùng ước lượng, điều kiện, vùng tính toán)
Vùng ước lượng: là một vùng ô
Điều kiện: có thể là hằng số, địa chỉ một ô, hay dạng thức “>10”
Vùng tính toán: các ô thật sự cần tính toán. Nếu bỏ qua tham số này thì vùng ước lượng được lấy làm vùng tính toán
Ví dụ:
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
3. THAO TÁC VỚI CÁC HÀM
3.2. Các hàm thường dùng
Hàm SUMIF:
VD:
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
3. THAO TÁC VỚI CÁC HÀM
3.2. Các hàm thường dùng
Hàm COUNTIF: Đếm theo điều kiện đơn giản.
Dạng thức: COUNTIF(Vùng ước lượng, điều kiện)
Vùng ước lượng: là một vùng ô
Điều kiện: có thể là hằng số, địa chỉ một ô, hay dạng thức “>10”
Bài 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM
BÀI TẬP TỔNG HỢP TRANG 80
BÀI 5
BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
1- Sử dụng biểu đồ, đồ thị
2- Tạo các kiểu biểu đồ, đồ thị khác nhau
3- Biên tập, sửa đổi biểu đồ, đồ thị
4- Bài tập tổng hợp
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
1. SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
MS-Excel có chức năng tự động vẽ biểu đồ, đồ thị.
Chúng ta dễ dàng tạo ra nhiều kiểu biểu đồ, đồ thị khác nhau dựa vào những số liệu trên bảng tính hiện hành. MS-Excel còn cho phép thay đổi cách trình bày, điều chỉnh đường trục, đường biểu diễn, thêm ghi chú ...
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
2. TẠO CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ KHÁC NHAU
Mở bảng tính mới và nhập dữ liệu ở Sheet1 theo hình dưới đây:
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
2. TẠO CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ KHÁC NHAU
Hộp thoại Chart Wizard:
Trong hộp thoại này ta chọn kiểu biểu đồ sau đó bấm nút Next
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
2. TẠO CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ KHÁC NHAU
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
2. TẠO CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ KHÁC NHAU
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
2. TẠO CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ KHÁC NHAU
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
2. TẠO CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ KHÁC NHAU
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3. BIÊN TẬP, SỬA ĐỔI BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3.1. Thêm tiêu đề, chú thích ý nghĩa các trục đồ thị
Nhắp chọn đồ thị
 Chart  Chart Option hoặc chuột phải lên biểu đồ và chọn Chart Option làm xuất hiện hộp thoại
Trong hộp thoại chọn thẻ Tittle.
Chỉnh sửa các tiêu đề rồi nhắp OK để kết thúc
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3. BIÊN TẬP, SỬA ĐỔI BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3.1. Thêm tiêu đề, chú thích ý nghĩa các trục đồ thị
Xoá bỏ tiêu đề, chú thích
Nhắp chọn đồ thị
Nhắp chuột vào vùng tiêu đề hay chú thích, sau đó nhấn phím Delete để xoá bỏ
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3. BIÊN TẬP, SỬA ĐỔI BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3.1. Thêm tiêu đề, chú thích ý nghĩa các trục đồ thị
Để hiển thị dữ liệu kèm đồ thị:
Nhắp chọn đồ thị
 Chart  Chart Option
Chọn thẻ Data Table
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3. BIÊN TẬP, SỬA ĐỔI BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3.2. Thay đổi dạng biểu đồ
Cách 1
Nhắp chọn đồ thị
 Chart  Chart Type, xuất hiện hộp thoại Chart Type
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3. BIÊN TẬP, SỬA ĐỔI BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3.3. Co dãn và xoá biểu đồ
Co dãn kích thước biểu đồ:
Nhấn chọn biểu đồ. Một khung hình chữ nhật với các mốc định vị đối tượng sẽ bao quanh biểu đồ. Muốn thay đổi kích thước của thành phần nào thì nhắp chuột vào thành phần đó. Co dãn kích thước bằng cách nhấn và kéo thả chuột tại các mốc định vị.
Xoá biểu đồ:
Chọn biểu đồ cần xoá
Nhấn phím Delete hoặc  Edit  Clear/All
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3. BIÊN TẬP, SỬA ĐỔI BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3.4. Di chuyển, sao chép biểu đồ
Biểu đồ là một đối tượng riêng biệt trong trang bảng tính. Chúng ta có thể di chuyển và sao chép như một đối tượng hình ảnh
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3. BIÊN TẬP, SỬA ĐỔI BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
3.5. Thay đổi màu nền biểu đồ, đồ thị
Bài 5: BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
BÀI TẬP TỔNG HỢP TRANG 88
BÀI 6
HOÀN THIỆN TRANG BẢNG TÍNH VÀ IN ẤN
1- Bài trí trang in
2- Hoàn tất các trang in
3- In ấn
4- Bài tập tổng hợp
Bài 6: HOÀN THIỆN TRANG BẢNG TÍNH VÀ IN ẤN
1. BÀI TRÍ TRANG IN<
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Tiếp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)