Full- Đề kiểm tra học kì 1 Vật Lý 7 các trường THCS TpHCM qua các năm

Chia sẻ bởi Nguyễn Đăng Tuấn | Ngày 17/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: full- Đề kiểm tra học kì 1 Vật Lý 7 các trường THCS TpHCM qua các năm thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:






ĐỀ SỐ 1: QUẬN 10, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Người ta dùng hiện tượng này để giải thích hiện tượng gì trong thực tế?
Câu 2: Em hãy lựa chọn các câu đúng, sai trong các câu sau:
Khi có hiện tượng nhật thực trên trái đất thì mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất.
Góc tới là góc tạo bởi gương phẳng và tia tới.
Âm có tần số dao động càng lớn thì phát ra âm càng to.
Khi tia tới chiếu tới vuông góc với gương phẳng thì góc phản xạ bằng 900.
Ảnh được gọi là ảnh ảo vì ảnh đó không hứng được trên màn chắn.
Chiếu chùm tia tới song song đến gương cầu lõm thì chùm tia phản xạ là chùm tia song song.
Khi có tia tới chiếu đến gương phẳng thì pháp tuyến của gương tại điểm tới là tia phân giác của góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ của gương.
Câu 3: Nêu 1 ví dụ về nguồn âm và nêu rõ bộ phận nào của nguồn âm đó dao động khi phát ra âm thanh.
Câu 4: Vì sao người ta có thể dùng bếp mặt trời để nấu chín thức ăn.
Câu 5: Có 3 gương cùng kích thước: gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm. Một học sinh lần lượt đứng trước từng gương và cùng khoảng cách từ người đến gương. Hãy so sánh kích thước ảnh ảo của em học sinh này tạo bởi các phương.
Câu 6: Vật 1 phát ra âm với tần số là 2500Hz và có cường độ 40dB. Vật 2 phát ra âm có cường độ 35dB với tần số là 3000Hz.
Vật nào phát ra âm to hơn? Tại sao?
Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
Âm của vật 1 truyền trong không khí đi quãng đường 17m. Tính thời gian âm truyền đi trên quãng đường trên? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Câu 7: Cho 1 điểm I bất kỳ, một tia tới SI có phương ngang chiều từ trái sang phải đến 1 gương phẳng MM’ tạo ra 1 tia phản xạ IR hướng xiên từ dưới lên trên và hướng sang phải.Số đo góc SIR là 1300.
Vẽ góc SIR đúng số đo. Vẽ đường pháp tuyến IN. Tính góc phản xạ.
/
Vẽ gương phẳng MM’.
ĐỀ SỐ 2: QUẬN 3, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Câu 1:
Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối?
Thế nào là hiện tượng nguyệt thực? Hiện tượng này xả ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất ở những vị trí nào so với nhau? Khi có nguyệt thực xảy ra, những vị trí nào trên trái đất có thể quan sát được hiện tượng này.
Câu 2:
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Cho gương phẳng đặt thẳng đứng như hình vẽ. Hãy vẽ một tia sáng đến gương phẳng với góc tới bằng 300. Dùng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ tia phản xạ tương ứng (học sinh vẽ hình vào giấy làm bài).
/
Câu 3:
Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số.
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động như thế nào?
Đàn Guitar có 6 dây đàn khác nhau. Khi gảy các dây đàn tần số âm do mỗi dây đàn phát ra theo đơn vị Hz và thứ tự từ dày đến mỏng như sau:
Dây 1 (dây trên cùng): tần số là 82,4Hz.
Dây 2: tần số là 110Hz.
Dây 3: tần số 147Hz.
Dây 4: tần số là 196Hz.
Dây 5: tần số là 247Hz.
Dây 6 (dây dưới cùng): tần số là 330Hz.
Theo em, khi gảy các dây đàn thì dây nào phát ra âm trầm nhất và dây nào phát ra âm bổng nhất?
Câu 4: Khi trời mưa có xảy ra hiện tượng sấm sét. Một người quan sát thấy một tia chop rất sáng ở phía xa và khoảng 3 giây sau thì người ấy mới nghe được tiếng nổ.
Tại sao người ấy lại thấy tia chop trước khi nghe tiếng nổ?
Nơi xảy ra hiện tượng sấm sét cách nơi người quan sát bao xa. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Câu 5:
Thế nào là tiếng vang?
Một người đứng cách một bước từng khoảng 10m và la thật to. Theo em thì người đó có thể nghe được tiếng vang không. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
ĐỀ SỐ 3: TRƯỜNG ĐỘC LẬP, PHÚ NHUẬN, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Câu 1:
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Chiếu một tia sáng SI tới gương phẳng biết góc tới 400. Hãy vẽ tia phản xạ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đăng Tuấn
Dung lượng: 133,38KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)