Em khâm phục đại ca viêt bai

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Việt | Ngày 15/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: em khâm phục đại ca viêt bai thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Bài 26: Văn bản.
.

Phạm Duy Tốn

Tiết 105 – 106: Đọc – hiểu văn bản.

A: Kết quả cần đạt
- Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của tác phẩm – một trong những truyện ngắn được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại ở VN đầu TK XX.
- Kĩ năng: Đọc, kể tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.
B: Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp học.
Kiểm tra bài cũ: Trình bày những luận điểm chính của Hoài Thanh khi ông luận bản về ý nghĩa văn chương. Theo em, những luận điểm ấy đã bao quát đầy đủ, toàn diện tất cả các ý nghĩa của văn chương hay chưa? Vì sao?
Bài mới:
Câu tục ngữ Sống chết mặc bay (tiền thầy bỏ túi) thể hiện thói vô trách nhiệm một cách trắng trợn của một viên phụ mẫu chỉ dân trong lần hộ đê vô tiền khoáng hậu!
Câu chuyện đặc sắc đã được ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại như một màn bi kịch – hài rất hấp dẫn.

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt được

HĐ 1: Hướng dẫn đọc – hiểu khái quát
GV: Trình bày một cách ngắn gọn về tác giả PDT?
HS: Trả lời.
Năm sinh – năm mất.
Quê quán.
Bản thân.

GV: Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, em hãy nêu xuất xứ của truyện ngắn Sống chết mặc bay?
HS: Trả lời theo phần chuẩn bị.

GV: Gọi 1 học sinh có giọng đọc tốt lên đọc truyện.
GV: Yêu cầu.
Chú ý phân biệt các giọng đọc.
- Giọng – kể tả của tác giả, quan phụ phụ mẫu luôn hách dịch, hống hách, nạt nộ, giọng sợ sệt, khúm núm của thầy đề, dân phu… giọng càng khẩn thiết, lo sợ của họ cùng với giọng càng bẳn gắt và sung sướng vì được ù to của quan phụ mẫu.
HS: 1 học sinh đọc diễn cảm, cả lớp chú ý cách đọc, nhận xét cách đọc của bạn.

GV: Theo em, truyện ngắn này có thể chia ra làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
HS: Trả lời:
Truyện ngắn này có thể chia ra làm 2 hoặc 3 phần.
- P1: Từ đầu đến “khúc đê này hỏng mất”.
- P2: Tiếp theo đến “Điếu, mày!”.
- P3: Còn lại.
GV: Em hãy cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy và tình tự của truyện như thế nào?
HS: Trả lời.

GV: Nêu vấn đề bằng câu hỏi.
Đọc kĩ toàn truyện, theo dõi mạch truyện từ đầu đến cuối, chúng ta thấy tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật chủ yêu nào? Cụ thể như thế nào?
HS: Trả lời.
- Hai biện pháp NT chủ yếu là: Đối lập và tăng cấp.
+ giữa sức trời và sức người.
+ giữa cảnh hộ đê ngoài đình của dân phu và cảnh hộ đê trong đình của quan phụ mẫu và đám nha lại

HĐ 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết truyện

GV: Đoạn văn gồm mấy đoạn nhỏ? Mỗi đoạn nói gì?
HS: Quan sát các đoạn và trả lời.
- Giới thiệu hoàn cảnh thời gian, địa điểm, thế nước to quá và nguy cơ vỡ đê( tình huống căng thẳng ở phần đầu truyện.
- Cảnh dân phu kéo đê.
- So sánh sức nước và sức người, nguy cơ vỡ đê.

GV: Những cảnh ấy được đối lập tương phản và tăng cấp như thế nào, tạo được hiệu quả nghệ thuật gi?
HS: Trả lời.
Thời điểm
Mưa gió
Đê
Nước sông
Không khí, cảnh tượng hộ đê
Những âm thanh và tiếng động.









HS: Đọc đoạn văn từ: Thưa rằng…cùng ngồi hầu bài.
GV: Cảnh trong đình được miêu tả như thế nào? Trong cảnh đó, nổi bật hình ảnh trung tâm nào? Viên quan huyện đi hộ đê như thế nào?
HS: Phát hiện sắp xếp chi tiết và nêu nhận xét.
























GV: Phép tăng cấp được thể hiện như thế nào trong hai cảnh tương phản: Mưa gió nước dâng – dân phu hộ đê và cảnh trong đình? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gi?
HS: Liệt kê, so sánh, phát biểu.
GV: Hệ thống bằng bảng so sánh sau.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Việt
Dung lượng: 62,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)