êế hoạch phụ đạo học sinh yếu

Chia sẻ bởi Mai Việc Nhân | Ngày 08/10/2018 | 142

Chia sẻ tài liệu: êế hoạch phụ đạo học sinh yếu thuộc Mĩ thuật 2

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT CHÂU PHÚ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH A ĐÀO HỮU CẢNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 20/KH-CM
Đào Hữu Cảnh , ngày 10 tháng 9 năm 2010

KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU
NĂM HỌC: 2010 - 2011

- Căn cứ vào sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Châu Phú về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011;
- Căn cứ kế hoạch chuyên môn năm học 2010-2011 của trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh .
- Căn cư vào tình hình khảo sát chất lượng đầu năm học 2010-2011 của trường TH A Đào Hữu Cảnh .
Trường TH A Đào Hữu Cảnh xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu năm học 2010-2011 như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
- Thực hiện tốt chủ đề năm học: “Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng toàn diện”.
- Nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “Hai không”, trọng tâm là không để học sinh ngồi nhầm lớp.
- Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục họ sinh đúng độ tuổi.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
II. Đặc điểm tình hình:
Tổng số học sinh toàn trường: 677
Tổng số học sinh yếu toàn trường: 138/677 (qua khảo sát đầu năm)
Trong đó:
Khối 1: 27/150 (thông qua GVCN nắm số lượng thực chất)
Khối 2: 30/134
Khối 3: 18/109
Khối 4: 21/134
Khối 5: 42/150
III. Thực trạng:
Trong quá trình giáo dục, để đạt hiệu quả cao – điều đó không dễ một chút nào bởi vì trong thực tế một lớp học bao giờ cũng có sự chênh lệch về trình độ tiếp thu của học sinh và nhất là học sinh yếu kém. Đối với học sinh yếu kém thì đây quả là một gánh nặng khó vượt qua để theo kịp các bạn cùng trang lứa. Điều đó, dẫn đến việc các em chán nản không muốn đi học, mặc cảm với các bạn trong lớp. Vậy, để thúc đẩy động cơ học tập của các em học sinh yếu kém, chúng ta phải làm gì? Đó là vấn đề đặt ra và cần có hướng giải quyết.
IV. Nội dung và biện pháp:
1. Đối với giáo viên:
1.1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu kém:
*Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém trong học tập của học sinh:
+ Do hoàn cảnh gia đình.
+ Do mất căn bản.
+ Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lười học, không chăm chỉ, chuyên cần.
Tất cả các nguyên nhân trên tác động vào quá trình học tập của học sinh dẫn đến việc các em chán học, lơ là, đến trường cho có lệ, học không có mục đích, kết quả cuối cùng là học tập sa sút đi dần đến yếu kém.
Để nắm được tình hình học sinh trong lớp mình, giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, điển hình:
- Thông qua nghiên cứu lí lịch học sinh, giáo viên sẽ nắm được hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của phụ huynh, gia đình đông con hay ít con? Phụ huynh có quan tâm giáo dục con cái hay không? Nắm được địa bàn cư trú…
- Thông qua nghiên cứu hồ sơ của học sinh như: học bạ, sổ liên lạc, khảo sát chất lượng của học sinh đầu năm…giáo viên sẽ nắm được mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý phát hiện kịp thời lỗ hổng trong kiến thức mà học sinh vấp phải.
- Giáo viên luôn quan tâm, trao đổi, lắng nghe ý kiến của học sinh. Khơi gợi cho học sinh nói lên những mong muốn, trăn trở của mình. Từ đó, giáo viên sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ với mọi người của học sinh. Đồng thời phát huy sở trường của học sinh từ đó kích thích các em học tập.
- Thông qua trao đổi với phụ huynh học sinh, giáo viên nắm bắt được sự quan tâm giáo dục hay thờ ơ của phụ huynh đối với con em mình. Từ đó có sự tư vấn, phối hợp giữa nhà trường và gia đình để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp…
1.2. Nội dung:
Xây dựng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Việc Nhân
Dung lượng: 66,50KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)