ĐỘNG VẬT ÔN ĐỚI
Chia sẻ bởi Lê Minh Khuê |
Ngày 05/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: ĐỘNG VẬT ÔN ĐỚI thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
Ôn đới là khu vực khí hậu nằm tại các vĩ độ từ cận kề cận nhiệt đới tới các vòng cực của Trái Đất. Miền ôn đới thể hiện các mùa một cách rõ rệt và tồn tại ở cả Bắc bán cầu lẫn Nam bán cầu. Khí hậu trong miền này biến đổi từ khí hậu hải dương với sự biến thiên nhiệt độ tương đối nhỏ và lượng giáng thủy lớn cho tới khí hậu lục địa với sự thay đổi về nhiệt độ lớn hơn và tương đối khô hơn. Về mặt khí tượng học thì phần lớn miền ôn đới có gió thịnh hành là hướng tây-đông.
Dựa trên các đường chí tuyến và các vòng cực, theo vĩ độ: ôn đới có 2 nửa ở hai bán cầu của Trái Đất. Miền ôn đới Bắc bán cầu nằm từ phía trên đường Bắc chí tuyến (khoảng 23,5° vĩ bắc) tới vòng Bắc cực (66,5° vĩ bắc) còn miền ôn đới Nam bán cầu nằm từ phía dưới đường Nam chí tuyến ( khoảng 23,5° vĩ nam) tới vòng Nam cực (66,5° vĩ nam). Nhiệt độ trung bình hàng năm nằm ở ngưỡng khoảng 8 °C (46 °F).
Thông thường miền ôn đới chia thành 3 kiểu khác nhau là ôn đới ấm, ôn đới mát và ôn đới lạnh hoặc khí hậu hải dương, khí hậu Địa Trung Hải và khí hậu lục địa, mặc dù các ranh giới giữa chúng nói chung là ít rõ ràng.
Phân chia của ôn đới, phần màu xanh lục là ôn đới ấm, phần hồng tím là ôn đới lạnh
Phân chia các khu vực khí hậu thế giới khi xét theo đường đẳng nhiệt
Hình ảnh nhìn từ đỉnh đồi ra McMurdo Sound Nam Cực.
Châu Nam Cực là một lục địa nằm xung quanh Nam Cực, nằm ở phía đối diện với Bắc Cực; là nơi lạnh nhất trên Trái Đất và thường xuyên được bao phủ gần như toàn bộ bởi băng. Châu Nam Cực có diện tích 14.100.000 km2, đứng thứ 4 thế giới (sau châu Á, Phi và châu Mỹ, lớn hơn châu Âu và châu Úc); dân số không cố định, độ ẩm thấp nhất trong các lục địa trên Trái Đất. Đỉnh Vinson cao nhất dãy núi Ellsworth là 4892.17m nằm cách điểm cực nam 1200km. Nhiệt độ - 94,5 đến - 60 °C suốt nửa năm, mùa hè từ giữa tháng 12 năm này tới giữa tháng 1 năm sau với nhiệt độ tới -30°C.
Nam cực lạnh giá là nơi có nhiều cảnh quan ngoạn mục nhất trên Trái đất. Thảm thực vật trong miền ôn đới chủ yếu bao gồm rừng cây lá kim, rừng hỗn hợp và rừng gỗ cứng. Tuy nhiên, trong khu vực gần giữa đại lục còn có các thảo nguyên đồng cỏ cũng như các sa mạc và bán sa mạc. Sinh sống tại đây là những chủng loài đặc biệt, có thể nhanh chóng thích nghi với mọi hoàn cảnh. Hàng triệu loài chim biển cũng sinh sống ở đây và trong số đó, nổi bật nhất là loài chim cánh cụt vua. Chim cánh cụt là một loài vật có thể sinh tồn ở nhiệt độ âm. Nam cực là ngôi nhà tuyệt vời nhất mà chúng không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên Thế giới.
Bắc Cực
Bắc Cực hay cực Bắc của Trái Đất là điểm có vĩ độ bằng +90 độ trên Trái Đất (hay là điểm xuất phát tất cả kinh tuyến). Tại Bắc Cực mọi hướng đều là hướng Nam. Bao phủ nó là Bắc Băng Dương.
82°42′N 114°24′W82.7, -114.4.
Chim cánh cụt
Phân loại khoa học
Chim cánh cụt
Thời điểm hóa thạch: Thế Paleocen-gần đây
Chim cánh cụt (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae - chi Spheniscus hình nêm) là một bộ chim không cánh sinh sống dưới nước là chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu. Châu Nam Cực toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất, chim cánh cụt vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau. Chúng có lông rậm, mỡ dày để chịu rét. Khối lượng thay đổi tùy loài, có thể lên đến vài chục kilôgam. Chúng thường sống thành bầy, đông tới hàng nghìn con. Chim này còn có một tên gọi khác là chim xí nga.
Số lượng loài hiện tồn tại từ 16 - 19 loài. Loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri): chim trưởng thành trung bình cao khoảng 1,1 m; nặng 35 kg. Loài chim cánh cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt nhỏ (chim cánh cụt tiên), chỉ cao khoảng 40 cm; nặng 1 kg. Loài chim cánh cụt có kích thước lớn hơn thì có khả năng giữ nhiệt tốt hơn nên sống trong khu vực lạnh hơn, các loài chim cánh cụt nhỏ chủ yếu tìm thấy trong khu vực có khí hậu ôn đới hay thậm chí là nhiệt đới.
Phần lớn chim cánh cụt ăn các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác bắt được trong khi bơi lội dưới nước. Chúng tiêu tốn khoảng một nửa thời gian trên cạn và nửa còn lại dưới lòng các đại dương
cánh cụt ngày nay (trái), loài chim quá khổ cổ đại (phải)
Giải phẫu
Chim cánh cụt thích nghi tốt với cuộc sống dưới nước. Các cánh tiến hóa thành các chân chèo, nhanh nhẹn trong nước. Với bộ lông mượt thì một lớp không khí được duy trì, đảm bảo cho sức nổi & chịu được nước lạnh của chúng. Trên mặt đất, chúng dùng đuôi và các cánh để duy trì cân bằng cho thế đứng thẳng. Tất cả các loài chim cánh cụt đều có màu trắng ở phần bụng và màu sẫm (chủ yếu là đen) ở phần lưng. Nó có tác dụng giúp cho chúng được ngụy trang tốt. Kẻ thù săn tìm chúng từ phía dưới (chẳng hạn cá kình hay hải cẩu báo) rất khó phân biệt màu trắng của bụng chim cánh cụt với màu phản chiếu từ mặt nước. Bộ lông sẫm màu trên lưng chúng giúp chúng thoát khỏi các kẻ thù từ phía trên.
Chim cánh cụt có thể bơi lặn trong nước với vận tốc 6 - 12 km/h, có thể lên tới 27 km/h (khi bị giật mình, bị tấn công). Các loài chim cánh cụt nhỏ không lặn sâu và chỉ săn tìm mồi gần mặt nước. Kỷ lục lặn sâu của chim cánh cụt hoàng đế lớn là tới độ sâu 565 m (1.870 ft) kéo dài 20 phút.
Chim cánh cụt có thể đi lạch bạch bằng hai chân hoặc trượt bằng bụng dọc theo lớp tuyết ("trượt băng“), cho phép chúng tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn chuyển động tương đối nhanh.
Chim cánh cụt có thính giác tốt: Các mắt của chúng thích nghi với việc quan sát dưới nước, là phương tiện chủ yếu để chúng định vị con mồi và lẩn tránh kẻ thù. Ngược lại, ở trên cạn thì chúng là cận thị. Chúng uống nước mặn 1 cách an toàn do tuyến lệ của chúng lọc lượng muối dư thừa từ máu. Muối được tiết ra ngoài trong dạng chất lỏng đậm đặc từ hốc mũi.
Chim cánh cụt không có cơ quan sinh dục ngoài, chỉ có thử nghiệm nhiễm sắc thể mới xác định được giới tính của chúng. Chim cánh cụt có thể giao phối cả đời, chỉ giao phối một mùa. Sinh ra một bầy con nhỏ và cả chim bố lẫn chim mẹ cùng chăm sóc con non. Ở một số loài, con cái đẻ từ 1 đến 2 trứng, ấp 65 ngày. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm 40-50% khối lượng. Sau khi trứng nở, con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non.
chim cánh cụt Adélie
Chim con cần 2 năm để phát triển hoàn hảo, chim mẹ thường đẻ trứng 2 lần/3 năm. Chim cha mẹ đều phải bảo vệ, chăm sóc trứng chỉ sau 1 năm, chim con đã có thể trở thành chim cha mẹ.
Cơ thể đầy mỡ của những chú chim cánh cụt có thể giúp chúng sinh tồn trong khoảng 3 - 5 tháng mà không cần ăn uống. Chúng có thể bơi khoảng 100 km để tìm thức ăn, kẻ thù đáng sợ của chim cánh cụt con yếu và bệnh tật là những con chim kên kên. Những ngày nhiệt độ tăng lên khoảng 20oC, đàn chim cánh cụt thường đứng dưới dòng chảy của sông băng. Hầu hết thời gian trong năm, loài chim cánh cụt phải đối mặt với nhiều thách thức: các khối băng trôi khổng lồ vỡ, những cơn sóng lớn vỗ liên hồi vào các vách đá, .... Ngôi nhà của chúng gần như là một chiến trường quanh năm.
Để xây tổ, hầu hết chim cánh cụt đều chọn vật liệu là hòn đá nhỏ và cây cỏ khô. Các hòn đá sẽ giúp quả trứng không lăn đến chỗ khác.
Theo nghiên cứu và quan sát của các nhà khoa học, băng ở đây đã bắt đầu tan chảy, cuộc sống của các loài động vật ở Nam cực sẽ bắt đầu đổi thay. Chính cái lạnh đã mang đến nơi đây nhiều loài vật độc đáo, trong đó có loài chim cánh cụt và chúng lại phải đấu tranh với nhiều thách thức để tiếp tục sinh tồn.
Gấu trắng Bắc Cực
Gấu trắng Bắc Cực (Ursus maritimus) là một loài động vật có vú lớn của bộ Ăn thịt (Carnivora), họ Gấu (Ursidae). Chúng là loài động vật sống gần địa cực tìm thấy xung quanh Bắc Băng Dương và chúng là loài động vật ăn thịt lớn nhất trên đất liền. Con gấu Bắc Cực đực trưởng thành nặng 400 - 600 kg - 800 kg, dài 2,4 - 2,6 m. Con cái có kích thước bằng nửa con đực: nặng 200–300 kg, dài 1,9 đến 2,1 m. Con gấu Bắc Cực to nhất từng cân nặng 1002 kg và đứng cao 3,39 m.
Gấu Bắc Cực là một ví dụ tiêu biểu của động vật thích nghi với môi trường vùng cực : bộ lông màu trắng (thực chất không màu và rỗng, giống như tóc trắng ở người) không bao giờ rụng lông để trở thành sẫm hơn trong mùa hè. Lớp lông gấu Bắc Cực xuất hiện với màu đen khi chụp ảnh bằng ánh sáng tím.
Nghỉ ngơi, dò xét và giao chiến.
Chênh vênh trên mỏm băng ở Bắc Băng Dương.
Ôm mộng băng.
Đùa giỡn bên dòng sông băng
Nơi đây ta là bá chủ
Nơi ấy bình yên
Ôm ấp
Âu yếm
Mẫu tử trong tuyết
Cõng con dạo chơi.
Một mình lang thang trên đất này, ...
Phút thư giãn trên mặt đất đá lác đác vài bông tuyết
Gấu chó Gấu lợn Gấu bốn mắt
Gấu ngựa Gấu nâu Gấu trúc lớn
Dựa trên các đường chí tuyến và các vòng cực, theo vĩ độ: ôn đới có 2 nửa ở hai bán cầu của Trái Đất. Miền ôn đới Bắc bán cầu nằm từ phía trên đường Bắc chí tuyến (khoảng 23,5° vĩ bắc) tới vòng Bắc cực (66,5° vĩ bắc) còn miền ôn đới Nam bán cầu nằm từ phía dưới đường Nam chí tuyến ( khoảng 23,5° vĩ nam) tới vòng Nam cực (66,5° vĩ nam). Nhiệt độ trung bình hàng năm nằm ở ngưỡng khoảng 8 °C (46 °F).
Thông thường miền ôn đới chia thành 3 kiểu khác nhau là ôn đới ấm, ôn đới mát và ôn đới lạnh hoặc khí hậu hải dương, khí hậu Địa Trung Hải và khí hậu lục địa, mặc dù các ranh giới giữa chúng nói chung là ít rõ ràng.
Phân chia của ôn đới, phần màu xanh lục là ôn đới ấm, phần hồng tím là ôn đới lạnh
Phân chia các khu vực khí hậu thế giới khi xét theo đường đẳng nhiệt
Hình ảnh nhìn từ đỉnh đồi ra McMurdo Sound Nam Cực.
Châu Nam Cực là một lục địa nằm xung quanh Nam Cực, nằm ở phía đối diện với Bắc Cực; là nơi lạnh nhất trên Trái Đất và thường xuyên được bao phủ gần như toàn bộ bởi băng. Châu Nam Cực có diện tích 14.100.000 km2, đứng thứ 4 thế giới (sau châu Á, Phi và châu Mỹ, lớn hơn châu Âu và châu Úc); dân số không cố định, độ ẩm thấp nhất trong các lục địa trên Trái Đất. Đỉnh Vinson cao nhất dãy núi Ellsworth là 4892.17m nằm cách điểm cực nam 1200km. Nhiệt độ - 94,5 đến - 60 °C suốt nửa năm, mùa hè từ giữa tháng 12 năm này tới giữa tháng 1 năm sau với nhiệt độ tới -30°C.
Nam cực lạnh giá là nơi có nhiều cảnh quan ngoạn mục nhất trên Trái đất. Thảm thực vật trong miền ôn đới chủ yếu bao gồm rừng cây lá kim, rừng hỗn hợp và rừng gỗ cứng. Tuy nhiên, trong khu vực gần giữa đại lục còn có các thảo nguyên đồng cỏ cũng như các sa mạc và bán sa mạc. Sinh sống tại đây là những chủng loài đặc biệt, có thể nhanh chóng thích nghi với mọi hoàn cảnh. Hàng triệu loài chim biển cũng sinh sống ở đây và trong số đó, nổi bật nhất là loài chim cánh cụt vua. Chim cánh cụt là một loài vật có thể sinh tồn ở nhiệt độ âm. Nam cực là ngôi nhà tuyệt vời nhất mà chúng không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên Thế giới.
Bắc Cực
Bắc Cực hay cực Bắc của Trái Đất là điểm có vĩ độ bằng +90 độ trên Trái Đất (hay là điểm xuất phát tất cả kinh tuyến). Tại Bắc Cực mọi hướng đều là hướng Nam. Bao phủ nó là Bắc Băng Dương.
82°42′N 114°24′W82.7, -114.4.
Chim cánh cụt
Phân loại khoa học
Chim cánh cụt
Thời điểm hóa thạch: Thế Paleocen-gần đây
Chim cánh cụt (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae - chi Spheniscus hình nêm) là một bộ chim không cánh sinh sống dưới nước là chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu. Châu Nam Cực toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất, chim cánh cụt vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau. Chúng có lông rậm, mỡ dày để chịu rét. Khối lượng thay đổi tùy loài, có thể lên đến vài chục kilôgam. Chúng thường sống thành bầy, đông tới hàng nghìn con. Chim này còn có một tên gọi khác là chim xí nga.
Số lượng loài hiện tồn tại từ 16 - 19 loài. Loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri): chim trưởng thành trung bình cao khoảng 1,1 m; nặng 35 kg. Loài chim cánh cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt nhỏ (chim cánh cụt tiên), chỉ cao khoảng 40 cm; nặng 1 kg. Loài chim cánh cụt có kích thước lớn hơn thì có khả năng giữ nhiệt tốt hơn nên sống trong khu vực lạnh hơn, các loài chim cánh cụt nhỏ chủ yếu tìm thấy trong khu vực có khí hậu ôn đới hay thậm chí là nhiệt đới.
Phần lớn chim cánh cụt ăn các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác bắt được trong khi bơi lội dưới nước. Chúng tiêu tốn khoảng một nửa thời gian trên cạn và nửa còn lại dưới lòng các đại dương
cánh cụt ngày nay (trái), loài chim quá khổ cổ đại (phải)
Giải phẫu
Chim cánh cụt thích nghi tốt với cuộc sống dưới nước. Các cánh tiến hóa thành các chân chèo, nhanh nhẹn trong nước. Với bộ lông mượt thì một lớp không khí được duy trì, đảm bảo cho sức nổi & chịu được nước lạnh của chúng. Trên mặt đất, chúng dùng đuôi và các cánh để duy trì cân bằng cho thế đứng thẳng. Tất cả các loài chim cánh cụt đều có màu trắng ở phần bụng và màu sẫm (chủ yếu là đen) ở phần lưng. Nó có tác dụng giúp cho chúng được ngụy trang tốt. Kẻ thù săn tìm chúng từ phía dưới (chẳng hạn cá kình hay hải cẩu báo) rất khó phân biệt màu trắng của bụng chim cánh cụt với màu phản chiếu từ mặt nước. Bộ lông sẫm màu trên lưng chúng giúp chúng thoát khỏi các kẻ thù từ phía trên.
Chim cánh cụt có thể bơi lặn trong nước với vận tốc 6 - 12 km/h, có thể lên tới 27 km/h (khi bị giật mình, bị tấn công). Các loài chim cánh cụt nhỏ không lặn sâu và chỉ săn tìm mồi gần mặt nước. Kỷ lục lặn sâu của chim cánh cụt hoàng đế lớn là tới độ sâu 565 m (1.870 ft) kéo dài 20 phút.
Chim cánh cụt có thể đi lạch bạch bằng hai chân hoặc trượt bằng bụng dọc theo lớp tuyết ("trượt băng“), cho phép chúng tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn chuyển động tương đối nhanh.
Chim cánh cụt có thính giác tốt: Các mắt của chúng thích nghi với việc quan sát dưới nước, là phương tiện chủ yếu để chúng định vị con mồi và lẩn tránh kẻ thù. Ngược lại, ở trên cạn thì chúng là cận thị. Chúng uống nước mặn 1 cách an toàn do tuyến lệ của chúng lọc lượng muối dư thừa từ máu. Muối được tiết ra ngoài trong dạng chất lỏng đậm đặc từ hốc mũi.
Chim cánh cụt không có cơ quan sinh dục ngoài, chỉ có thử nghiệm nhiễm sắc thể mới xác định được giới tính của chúng. Chim cánh cụt có thể giao phối cả đời, chỉ giao phối một mùa. Sinh ra một bầy con nhỏ và cả chim bố lẫn chim mẹ cùng chăm sóc con non. Ở một số loài, con cái đẻ từ 1 đến 2 trứng, ấp 65 ngày. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm 40-50% khối lượng. Sau khi trứng nở, con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non.
chim cánh cụt Adélie
Chim con cần 2 năm để phát triển hoàn hảo, chim mẹ thường đẻ trứng 2 lần/3 năm. Chim cha mẹ đều phải bảo vệ, chăm sóc trứng chỉ sau 1 năm, chim con đã có thể trở thành chim cha mẹ.
Cơ thể đầy mỡ của những chú chim cánh cụt có thể giúp chúng sinh tồn trong khoảng 3 - 5 tháng mà không cần ăn uống. Chúng có thể bơi khoảng 100 km để tìm thức ăn, kẻ thù đáng sợ của chim cánh cụt con yếu và bệnh tật là những con chim kên kên. Những ngày nhiệt độ tăng lên khoảng 20oC, đàn chim cánh cụt thường đứng dưới dòng chảy của sông băng. Hầu hết thời gian trong năm, loài chim cánh cụt phải đối mặt với nhiều thách thức: các khối băng trôi khổng lồ vỡ, những cơn sóng lớn vỗ liên hồi vào các vách đá, .... Ngôi nhà của chúng gần như là một chiến trường quanh năm.
Để xây tổ, hầu hết chim cánh cụt đều chọn vật liệu là hòn đá nhỏ và cây cỏ khô. Các hòn đá sẽ giúp quả trứng không lăn đến chỗ khác.
Theo nghiên cứu và quan sát của các nhà khoa học, băng ở đây đã bắt đầu tan chảy, cuộc sống của các loài động vật ở Nam cực sẽ bắt đầu đổi thay. Chính cái lạnh đã mang đến nơi đây nhiều loài vật độc đáo, trong đó có loài chim cánh cụt và chúng lại phải đấu tranh với nhiều thách thức để tiếp tục sinh tồn.
Gấu trắng Bắc Cực
Gấu trắng Bắc Cực (Ursus maritimus) là một loài động vật có vú lớn của bộ Ăn thịt (Carnivora), họ Gấu (Ursidae). Chúng là loài động vật sống gần địa cực tìm thấy xung quanh Bắc Băng Dương và chúng là loài động vật ăn thịt lớn nhất trên đất liền. Con gấu Bắc Cực đực trưởng thành nặng 400 - 600 kg - 800 kg, dài 2,4 - 2,6 m. Con cái có kích thước bằng nửa con đực: nặng 200–300 kg, dài 1,9 đến 2,1 m. Con gấu Bắc Cực to nhất từng cân nặng 1002 kg và đứng cao 3,39 m.
Gấu Bắc Cực là một ví dụ tiêu biểu của động vật thích nghi với môi trường vùng cực : bộ lông màu trắng (thực chất không màu và rỗng, giống như tóc trắng ở người) không bao giờ rụng lông để trở thành sẫm hơn trong mùa hè. Lớp lông gấu Bắc Cực xuất hiện với màu đen khi chụp ảnh bằng ánh sáng tím.
Nghỉ ngơi, dò xét và giao chiến.
Chênh vênh trên mỏm băng ở Bắc Băng Dương.
Ôm mộng băng.
Đùa giỡn bên dòng sông băng
Nơi đây ta là bá chủ
Nơi ấy bình yên
Ôm ấp
Âu yếm
Mẫu tử trong tuyết
Cõng con dạo chơi.
Một mình lang thang trên đất này, ...
Phút thư giãn trên mặt đất đá lác đác vài bông tuyết
Gấu chó Gấu lợn Gấu bốn mắt
Gấu ngựa Gấu nâu Gấu trúc lớn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Minh Khuê
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)