động vật nguyên sinh
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Long |
Ngày 05/05/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: động vật nguyên sinh thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN CUẢ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Các hình thức sinh sản ở động vật nguyên sinh:Phần lớn động vật nguyên sinh sinh sản vô tính , tuy nhiên chúng còn có thể sinh sản hữu tính
I/ SINH SẢN VÔ TÍNH
- Hầu hết động vật nguyên sinh sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi , liệt phân. Một số khác sinh sản bằng mọc chồi như ở trùng chuông
+ Sinh sản vô tính bằng hình thức phân đôi ở trùng roi maú Trypanosoma , trùng roi xanh Euglena viridis, trùng phóng xạ Radiolaria …
+ Sinh sản vô tính bằng nguyên phân : “ nấm nhâỳ” Eumycetozoa,…
Phân đôi cơ thể theo chiêù dọc và chiêù ngang
Trong quá trình sinh sản vô tính , nhân phân đôi trước, kế đến là chất nguyên sinh và các cơ quan tử. Trong suốt quá trình phân chia , màng nhân vẫn tồn tại và thoi vô nhiễm được hình thành ngay trong màng nhân
Qua quá trình sinh sản vô tính có thể tạo ra nhiều bào tử, giúp bảo vệ nòi giống
II/ SINH SẢN HỮU TÍNH
- Sinh sản hữu tính thường bổ sung cho sinh sản vô tính khi môi trường sống trở nên bất lợi . Ở một số nhóm như trùng bào tử, một số trùng lỗ thì sinh sản hữu tính là giai đoạn bắt buộc trong vòng đời
- Ở trùng hai đoạn còn có kiểu sinh sản hữu tính riêng là gắn hai cá thể và tạo giao tử trong kén
- Hiện tượng phân tính có thể xảy ra ở mức độ tế bào ( tạo giao tử phân tính) hoặc ở mức nhân ( tạo tiền nhân phân tính)
1/ Ở mức tế bào :
Tuỳ theo mức độ khác nhau của 2 giao tử mà ta có các hình thức :
+ Đẳng giao
+ Dị giao
+ Noãn giao
Các giao tử khác tính sau khi thụ tinh sẽ cho ra hợp tử
2/ Ở mức nhân
Thường gặp trong tiếp hợp ở trùng lông bơi. Trùng lông bơi thường có một bộ nhân là nhân lớn và nhân nhỏ
+ Nhân lớn là nhân sinh dưỡng, giàu AND
+ Nhân nhỏ là nhân sinh sản , có nhiễm sắc thể nhân đôi trước mỗi lần nguyên phân
- Bình thường trùng lông bơi sinh sản vô tính bằng cách cắt đôi theo chiều ngang cơ thể, nhưng sau một số lần sinh sản vô tính thì laị có một lần sinh sản hữu tính bằng hình thức tiếp hợp
Đến kì sinh sản , 2 cá thể áp mặt bụng lại với nhau , màng tế bào tại nơi tiếp giáp tan biến. Nhân lớn giảm phân, sau đó tiêu giảm. Nhân nhỏ cuả mỗi cá thể nguyên phân nhiều lần liên tiếp, sau đó tiêu giảm chỉ còn lại 2 nhân khác tính gọi là tiền nhân định cư và tiền nhân di động
- Giữa hai cá thể xảy ra sự trao đổi hai tiền nhân di động , sau đó hai tiền nhân của hai cá thể ghép đôi sẽ phối hợp để tạo thành nhân kết hợp
Có trường hợp hiện tượng biến đổi nhân tương tự không gắn với ghép đôi mà hai nhân phân tính mơí hình thành được phối hợp lai ngay trong cá thể đó . Hiện tượng này gọi là nội hợp
- Nhân kết hợp phân chia nhiều lần liên tiếp, tạo ra 4 bộ nhân và sau đó 2 cá thể tách rời nhau ra
Trong sinh sản bằng tiếp hợp , có sự trao đổi thông tin di truyền giữa hai cá thể . Đây là hình thức giúp tăng sức sống cho cá thể mới
Tuy hiện tượng hữu tính khá phổ biến ở ĐVNS nhưng kết quả thụ tinh không bao giờ tạo thành các phôi (embryon) như ở động vật đa bào
III/ SỰ XEN KẼ BẮT BUỘC
Một số ĐVNS trong vòng phát triển có sự xen kẽ bắt buộc giữa các thế hệ sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Vd: Trùng lỗ …
- Ở trùng bào tử và phần lớn trùng roi , giảm phân có thể tiến hành ngay sau khi hợp tử hình thành . Giai đoạn đơn bội chiếm phần lớn vòng đời
- Ở trùng mặt trời , trùng lông bơi và một số trùng roi , giảm phân tiến hành trước khi hình thành giao tử , giai đoạn lưỡng bội chiếm phần lớn vòng đời
- Ở trùng giày Paramecium caudatum , cứ khoảng sau 50 thế hệ sinh sản vô tính laị có 1 số lần sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp để đảm bảo sự phát triển của quần thể . Nếu chỉ có sinh sản vô tính thì từ thế hệ thứ 600,trùng giày không còn nhận biết được bạn ghép đôi cuả mình , và trong khoảng 100 thế hệ sinh sản vô tính sau đó thì cái chết sẽ xảy ra
Trong vòng đồi của Apicomplexa có giai đọn hình thành bào tử là giai đoạn lây nhiễm và có vỏ bảo vệ , giai đoạn lưỡng bội chỉ chiếm thời gian ngắn
Trong sự xen kẽ thế hệ :
- Nhịp độ xen kẽ đảm bảo sự phát triển bình thường của quần thể
- Sinh sản hữu tính nhanh ,làm tăng sự đa dạng của hợp tử
- Sinh sản vô tính tạo ra nhiều giao tử , bảo đảm sự phát triển cuả noì giống luôn ổn định
VI/ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN NHẤT CỦA ĐVNS
- Theo các dẫn liệu mơí nhất về cấu trúc ,sinh học và sinh thái cuả ĐVNS chứng tỏ chúng là một nhóm tập hợp gồm nhiêù ngành động vật đơn bào
- Qua câú trúc cơ thể và sinh học cho thấy chúng có chung ntổ tiên với động vật đa bào
+ Tập đoàn Volvox có các bước chuyển tiếp từ sinh sản hưũ tính đẳng giao, dị giao sang noãn giao
+ Trong phát triển phôi của động vật đa bào có qua giai đoạn đơn bào và phôi nang tương ứng với mức độ tổ chức của tập đoàn hình cầu ở ĐVNS
Tuy nhiên , một vài cơ quan tử gặp rộng rãi trong tế bào ĐVNS lại không thấy có trong tế bào động vật đa bào như : không bào co bóp, bao chích
- Cơ thể ĐVNS chưa có các cơ quan chuyên hoá má chỉ có các cơ quan tử có thể đảm nhận các chức năng :
+ Không bào co bóp: bài tiết, điều hoà áp suất cơ thể
+ Bao chích: cơ quan tử để tấn công và tự vệ
+Các cơ quan tử tham gia quá trình tiêu hoá: roi, lông bơi, chân giả, bào khẩu, bào hầu, bào giang, không bào tiêu hóa
+ Cơ quan tử tham gia vận chuyển: chân giả, roi, lông bơi
Ngoài ra môi trương trong không bào tiêu hoá ở ĐVNS có sự chuyển từ axit sang kiềm, tương tự như chuyển môi trường trong ống tiêu hoá cuả động vật đa bào
Câú trúc nhân cũng tương tự đông vật đa bào
+ Màng nhân : có một lớp tế bào chất ở ngoài màng , làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể và trao đổi chất vơí môi trường ngoài
+ Tế bào chất: có hai dạng sol và gel có thể biến đổi qua lại khi cơ thể hoạt động
+ Nhân; có nhiễm sắc thể chưá thông tin di truyền
-Động vật nguyên sinh gồm các nhân chuẩn đơn bào dị dưỡng tiêu hoá . Số ít loài tự dưỡng nhưng khi thiếu ánh sáng lại chuyển sang dị dưỡng( trùng roi xanh), phần lớn có khả năng di chuyển nhờ chân giả, roi , hay tiêm mao
- Động vật nguyên sinh phân bố rông,chúng sống trong nước ngọt ,nước mặn,đất ẩm,trên và trong cơ thể sinh vật khác
- Động vật nguyên sinh có khả năng kết bào xác để chống chọi với điều kiện sống bất lợi. Bào xác dễ phát tán nhờ gió hay nhờ nước
Tuy nhỏ bé nhưng sinh sản nhanh nên số lượng cuả từng loài thường rất lớn , đặc biệt khi gặp điều kiện sống thuận lợi và ổn định
- Động vật nguyênsinh thường sinh sản bằng cách phân đôi , phân cắt nhiêù lần, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp,có sự xen kẽ thế hệ ở nhiêù loài
- Động vật nguyên sinh có vai trò quan trọng đôí với con người, vật nuôi, cây trồng. Nhiêù loài là các mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái hay gây các bệnh nguy hiểm cho con ngươì như bệnh ngủ Châu Phi, bệnh lị mip , mụn phương đông
Một tập đoàn động vật nguyên sinh khác động vật cận đa bào như thế nào?
Tập đoàn động vật nguyên sinh
_Là 1 nhóm ĐV đơn bào, mỗi tế bào vẫn dinh dưỡng độc lập
_ Kích thước nhỏ
_ Mỗi tế bào gồm tế bào chát và nhân.Tế bào chất luôn biến đổi từ trạng thái sol(ngoại chất) sang trạng thái gel(nội chất). Lấy thức ăn vào cơ thể bằng chân giả và tiếu hóa bằng cách hình thành không bào tiêu hóa
Có không bào co bóp (bài tiết và điều hòa áp suất cơ thể) và bao chích(cơ quan tử tấn công và tự vệ)
_ Tự dưỡng hoặc dị dưỡng
_ Sinh sản: kết quả thụ tinh không bao giờ tạo thành phôi
Động vật cận đa bào
_ĐV đa bào thấp, cơ thể đối xứng tỏa tròn chưa ổn định, chưa có mô phân hóa, cơ quan và tế bào thần kinh
_ Kích thước lớn hơn(đường kính khoảng 1cm)
_ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào và 1 tầng keo
Lớp tế bào ngoài: mô bì bảo vệ
Tầng keo:
Tế bào hình sao: liên kết nâng đỡ
Tế bào sinh xương: tạo gai xương, khung xương nâng đỡ
Tế bào amíp(cổ bào) là loại tế bào chưa chuyên hóa :
tiêu hóa 1 phần thức ăn, vận chuyển đến các loại tế bào khác
hình thành các loại tế bào khác, kể cả tế bào sinh dục
Lớp tế bào trong: tế bào cổ áo lấy thức ăn
_ Không có
_ Dị dưỡng
_ Sinh sản: có giai đoạn ấu trùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
-Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận .1988 ĐV học ( Phần động vật không xương sống) NXBGD HN
-Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái.1981. Ngành nguyên sinh động vật. Động vật học không xương sống, tập 1. NXB ĐH và TTCN HN
-Hickman cleveland P. 1973. Biology of the invertebrates, the CV mosby company
DANH SÁCH TỔ 1
Hùynh Kim Thủy
Hùynh Thị Bích Trâm
Nguyễn Thị Hồng Oanh
Phạm Dương Thu Ái Hoài Mộng Thúy
Nguyễn Hoàng Long
Nguyễn Minh Tân
Phạm Tấn Đại
Dương Tuấn Hoàng
Các hình thức sinh sản ở động vật nguyên sinh:Phần lớn động vật nguyên sinh sinh sản vô tính , tuy nhiên chúng còn có thể sinh sản hữu tính
I/ SINH SẢN VÔ TÍNH
- Hầu hết động vật nguyên sinh sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi , liệt phân. Một số khác sinh sản bằng mọc chồi như ở trùng chuông
+ Sinh sản vô tính bằng hình thức phân đôi ở trùng roi maú Trypanosoma , trùng roi xanh Euglena viridis, trùng phóng xạ Radiolaria …
+ Sinh sản vô tính bằng nguyên phân : “ nấm nhâỳ” Eumycetozoa,…
Phân đôi cơ thể theo chiêù dọc và chiêù ngang
Trong quá trình sinh sản vô tính , nhân phân đôi trước, kế đến là chất nguyên sinh và các cơ quan tử. Trong suốt quá trình phân chia , màng nhân vẫn tồn tại và thoi vô nhiễm được hình thành ngay trong màng nhân
Qua quá trình sinh sản vô tính có thể tạo ra nhiều bào tử, giúp bảo vệ nòi giống
II/ SINH SẢN HỮU TÍNH
- Sinh sản hữu tính thường bổ sung cho sinh sản vô tính khi môi trường sống trở nên bất lợi . Ở một số nhóm như trùng bào tử, một số trùng lỗ thì sinh sản hữu tính là giai đoạn bắt buộc trong vòng đời
- Ở trùng hai đoạn còn có kiểu sinh sản hữu tính riêng là gắn hai cá thể và tạo giao tử trong kén
- Hiện tượng phân tính có thể xảy ra ở mức độ tế bào ( tạo giao tử phân tính) hoặc ở mức nhân ( tạo tiền nhân phân tính)
1/ Ở mức tế bào :
Tuỳ theo mức độ khác nhau của 2 giao tử mà ta có các hình thức :
+ Đẳng giao
+ Dị giao
+ Noãn giao
Các giao tử khác tính sau khi thụ tinh sẽ cho ra hợp tử
2/ Ở mức nhân
Thường gặp trong tiếp hợp ở trùng lông bơi. Trùng lông bơi thường có một bộ nhân là nhân lớn và nhân nhỏ
+ Nhân lớn là nhân sinh dưỡng, giàu AND
+ Nhân nhỏ là nhân sinh sản , có nhiễm sắc thể nhân đôi trước mỗi lần nguyên phân
- Bình thường trùng lông bơi sinh sản vô tính bằng cách cắt đôi theo chiều ngang cơ thể, nhưng sau một số lần sinh sản vô tính thì laị có một lần sinh sản hữu tính bằng hình thức tiếp hợp
Đến kì sinh sản , 2 cá thể áp mặt bụng lại với nhau , màng tế bào tại nơi tiếp giáp tan biến. Nhân lớn giảm phân, sau đó tiêu giảm. Nhân nhỏ cuả mỗi cá thể nguyên phân nhiều lần liên tiếp, sau đó tiêu giảm chỉ còn lại 2 nhân khác tính gọi là tiền nhân định cư và tiền nhân di động
- Giữa hai cá thể xảy ra sự trao đổi hai tiền nhân di động , sau đó hai tiền nhân của hai cá thể ghép đôi sẽ phối hợp để tạo thành nhân kết hợp
Có trường hợp hiện tượng biến đổi nhân tương tự không gắn với ghép đôi mà hai nhân phân tính mơí hình thành được phối hợp lai ngay trong cá thể đó . Hiện tượng này gọi là nội hợp
- Nhân kết hợp phân chia nhiều lần liên tiếp, tạo ra 4 bộ nhân và sau đó 2 cá thể tách rời nhau ra
Trong sinh sản bằng tiếp hợp , có sự trao đổi thông tin di truyền giữa hai cá thể . Đây là hình thức giúp tăng sức sống cho cá thể mới
Tuy hiện tượng hữu tính khá phổ biến ở ĐVNS nhưng kết quả thụ tinh không bao giờ tạo thành các phôi (embryon) như ở động vật đa bào
III/ SỰ XEN KẼ BẮT BUỘC
Một số ĐVNS trong vòng phát triển có sự xen kẽ bắt buộc giữa các thế hệ sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Vd: Trùng lỗ …
- Ở trùng bào tử và phần lớn trùng roi , giảm phân có thể tiến hành ngay sau khi hợp tử hình thành . Giai đoạn đơn bội chiếm phần lớn vòng đời
- Ở trùng mặt trời , trùng lông bơi và một số trùng roi , giảm phân tiến hành trước khi hình thành giao tử , giai đoạn lưỡng bội chiếm phần lớn vòng đời
- Ở trùng giày Paramecium caudatum , cứ khoảng sau 50 thế hệ sinh sản vô tính laị có 1 số lần sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp để đảm bảo sự phát triển của quần thể . Nếu chỉ có sinh sản vô tính thì từ thế hệ thứ 600,trùng giày không còn nhận biết được bạn ghép đôi cuả mình , và trong khoảng 100 thế hệ sinh sản vô tính sau đó thì cái chết sẽ xảy ra
Trong vòng đồi của Apicomplexa có giai đọn hình thành bào tử là giai đoạn lây nhiễm và có vỏ bảo vệ , giai đoạn lưỡng bội chỉ chiếm thời gian ngắn
Trong sự xen kẽ thế hệ :
- Nhịp độ xen kẽ đảm bảo sự phát triển bình thường của quần thể
- Sinh sản hữu tính nhanh ,làm tăng sự đa dạng của hợp tử
- Sinh sản vô tính tạo ra nhiều giao tử , bảo đảm sự phát triển cuả noì giống luôn ổn định
VI/ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN NHẤT CỦA ĐVNS
- Theo các dẫn liệu mơí nhất về cấu trúc ,sinh học và sinh thái cuả ĐVNS chứng tỏ chúng là một nhóm tập hợp gồm nhiêù ngành động vật đơn bào
- Qua câú trúc cơ thể và sinh học cho thấy chúng có chung ntổ tiên với động vật đa bào
+ Tập đoàn Volvox có các bước chuyển tiếp từ sinh sản hưũ tính đẳng giao, dị giao sang noãn giao
+ Trong phát triển phôi của động vật đa bào có qua giai đoạn đơn bào và phôi nang tương ứng với mức độ tổ chức của tập đoàn hình cầu ở ĐVNS
Tuy nhiên , một vài cơ quan tử gặp rộng rãi trong tế bào ĐVNS lại không thấy có trong tế bào động vật đa bào như : không bào co bóp, bao chích
- Cơ thể ĐVNS chưa có các cơ quan chuyên hoá má chỉ có các cơ quan tử có thể đảm nhận các chức năng :
+ Không bào co bóp: bài tiết, điều hoà áp suất cơ thể
+ Bao chích: cơ quan tử để tấn công và tự vệ
+Các cơ quan tử tham gia quá trình tiêu hoá: roi, lông bơi, chân giả, bào khẩu, bào hầu, bào giang, không bào tiêu hóa
+ Cơ quan tử tham gia vận chuyển: chân giả, roi, lông bơi
Ngoài ra môi trương trong không bào tiêu hoá ở ĐVNS có sự chuyển từ axit sang kiềm, tương tự như chuyển môi trường trong ống tiêu hoá cuả động vật đa bào
Câú trúc nhân cũng tương tự đông vật đa bào
+ Màng nhân : có một lớp tế bào chất ở ngoài màng , làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể và trao đổi chất vơí môi trường ngoài
+ Tế bào chất: có hai dạng sol và gel có thể biến đổi qua lại khi cơ thể hoạt động
+ Nhân; có nhiễm sắc thể chưá thông tin di truyền
-Động vật nguyên sinh gồm các nhân chuẩn đơn bào dị dưỡng tiêu hoá . Số ít loài tự dưỡng nhưng khi thiếu ánh sáng lại chuyển sang dị dưỡng( trùng roi xanh), phần lớn có khả năng di chuyển nhờ chân giả, roi , hay tiêm mao
- Động vật nguyên sinh phân bố rông,chúng sống trong nước ngọt ,nước mặn,đất ẩm,trên và trong cơ thể sinh vật khác
- Động vật nguyên sinh có khả năng kết bào xác để chống chọi với điều kiện sống bất lợi. Bào xác dễ phát tán nhờ gió hay nhờ nước
Tuy nhỏ bé nhưng sinh sản nhanh nên số lượng cuả từng loài thường rất lớn , đặc biệt khi gặp điều kiện sống thuận lợi và ổn định
- Động vật nguyênsinh thường sinh sản bằng cách phân đôi , phân cắt nhiêù lần, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp,có sự xen kẽ thế hệ ở nhiêù loài
- Động vật nguyên sinh có vai trò quan trọng đôí với con người, vật nuôi, cây trồng. Nhiêù loài là các mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái hay gây các bệnh nguy hiểm cho con ngươì như bệnh ngủ Châu Phi, bệnh lị mip , mụn phương đông
Một tập đoàn động vật nguyên sinh khác động vật cận đa bào như thế nào?
Tập đoàn động vật nguyên sinh
_Là 1 nhóm ĐV đơn bào, mỗi tế bào vẫn dinh dưỡng độc lập
_ Kích thước nhỏ
_ Mỗi tế bào gồm tế bào chát và nhân.Tế bào chất luôn biến đổi từ trạng thái sol(ngoại chất) sang trạng thái gel(nội chất). Lấy thức ăn vào cơ thể bằng chân giả và tiếu hóa bằng cách hình thành không bào tiêu hóa
Có không bào co bóp (bài tiết và điều hòa áp suất cơ thể) và bao chích(cơ quan tử tấn công và tự vệ)
_ Tự dưỡng hoặc dị dưỡng
_ Sinh sản: kết quả thụ tinh không bao giờ tạo thành phôi
Động vật cận đa bào
_ĐV đa bào thấp, cơ thể đối xứng tỏa tròn chưa ổn định, chưa có mô phân hóa, cơ quan và tế bào thần kinh
_ Kích thước lớn hơn(đường kính khoảng 1cm)
_ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào và 1 tầng keo
Lớp tế bào ngoài: mô bì bảo vệ
Tầng keo:
Tế bào hình sao: liên kết nâng đỡ
Tế bào sinh xương: tạo gai xương, khung xương nâng đỡ
Tế bào amíp(cổ bào) là loại tế bào chưa chuyên hóa :
tiêu hóa 1 phần thức ăn, vận chuyển đến các loại tế bào khác
hình thành các loại tế bào khác, kể cả tế bào sinh dục
Lớp tế bào trong: tế bào cổ áo lấy thức ăn
_ Không có
_ Dị dưỡng
_ Sinh sản: có giai đoạn ấu trùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
-Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận .1988 ĐV học ( Phần động vật không xương sống) NXBGD HN
-Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái.1981. Ngành nguyên sinh động vật. Động vật học không xương sống, tập 1. NXB ĐH và TTCN HN
-Hickman cleveland P. 1973. Biology of the invertebrates, the CV mosby company
DANH SÁCH TỔ 1
Hùynh Kim Thủy
Hùynh Thị Bích Trâm
Nguyễn Thị Hồng Oanh
Phạm Dương Thu Ái Hoài Mộng Thúy
Nguyễn Hoàng Long
Nguyễn Minh Tân
Phạm Tấn Đại
Dương Tuấn Hoàng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Long
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)