Đổi mới SHCM

Chia sẻ bởi Phan Ngọc Ẩn | Ngày 03/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Đổi mới SHCM thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

1
1
TẬP HUẤN
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Bến Tre, ngày 08->20 tháng 9 năm 2014
BCV LÊ VINH SANG
2
PHẦN 1. CÁC KĨ NĂNG SINH HOẠT CH.MÔN
KĨ NĂNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ SHCM
A. GIỚI THIỆU
Mục tiêu:
- Lập kế hoạch SHCM nằm giúp cho tổ chức giáo dục (tổ,nhóm CMN-trường, cụm trường) ý thức được sự thay đổi của mội trường và tạo điều kiện cho mọi thành viên thích ứng, đương đầu 1 cách có hiệu quả với sự biến đổi đó.
- Lập kế hoạch SHCM còn giúp tổ chức giáo dục có ý thức đầy đủ về MT chung của hoạt động CM.
- Làm rõ phương hướng hoạt động của tổ chức giáo dục, biến đơn vị thành 1 tổ chức biết học hỏi, biết hoàn thiện.
- Tạo những điều kiện tốt nhất để tổ chức giáo dục đánh giá ý nghĩa của đường lối, hành động đã cam kết.
- Tạo điều kiện cho tổ chức giáo dục đánh giá được khả năng của chính mình và phối hợp hoạt động nhằm đạt mục tiêu chung.
3
KĨ NĂNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ SHCM
GIỚI THIỆU
Mục tiêu:
- Tạo cơ hội thúc đẩy, lôi kéo tất cả mọi người cùng hợp tác xây dựng và triển khai những quyết định quan trọng.
Lập kế hoạch SHCM nhằm xây dựng nền tảng cho việc ra quyết định đúng đắn kịp thời. Cung cấp 1 khung chung để đánh giá hoạt động CM của tổ chức giáo dục.
Kĩ năng chủ trì, điều hành hoạt động SHCM của các cấp QLGD nhằm huy động được sức mạnh tổng hợp của tổ chức, đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Kĩ năng trao đổi, chia sẻ trong hoạt động SHCM của CB&GV nhằm xây dựng tổ chức thành đơn vị biết học hỏi, tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi thành viên của tổ chức giáo dục tự hoàn thiện năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.
Kĩ năng trao đổi, chia sẻ trong hoạt động SHCM của CB&GV thông qua môi trường ảo (mạng internet) nhằm xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh, tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi thành viên của tổ chức giáo dục tự hoàn thiện năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.
4
4
B.NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
I. LÀM QUEN, TỔ CHỨC LỚP HỌC
Hoạt động:
Chia nhóm, đặt tên nhóm, bầu nhóm trưởng,
làm quen (viết danh sách nhóm, giới thiệu); bầu HĐTQ;
xây dựng nội quy lớp học.
5
5
KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NĂM HỌC
Hoạt động 1.
Chia sẻ trước lớp (hoặc viết) hiểu biết, kinh nghiệm, mong muốn
hiểu biết của bản thân về SHCM (Kĩ thuật KWL):
Chủ đề: Lập kế hoạch đổi mới SHCM (Họ tên-Chức vụ-Đơn vị)
K (Đã biết) / W (Mong muốn) / L (Đã học được)
….. ….. …..
6
Lập kế hoạch SHCM
Các nhóm thảo luận trong 05 phút và ghi vào giấy A 4 theo Kĩ thuật KWL
7
7
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn (SHCM) (Sen Hồng, Hoa Lan)
Quy trình lập kế hoạch SHCM (Hoa Cúc, Sao Mai)
Kĩ thuật phân tích SWOT để lập kế hoạch SHCM (Hoa Sen, Hướng Dương)
Cấu trúc phổ biến của một bản kế hoạch SHCM theo năm học (Sơn Ca, Mai Vàng)
II. TẦM QUAN TRỌNG, Ý NGHĨA, QUY TRÌNH CHUNG CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH SHCM
Thảo luận (kĩ thuật Mảnh ghép, Phòng tranh):
8
Giới thiệu kĩ thuật SWOT (PHỤ LỤC 2b/trg22)
9
Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc lập kế hoạch SHCM
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong 4 chức năng của quản lí là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đoạ và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà QLGD bởi nó gắn liền với lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp xác định được các chức năng khác còn lại, nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
Kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong 1 tổ chức giáo dục. Lập kế hoạch cho biết mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu của tổ chức.
Lập kế hoạch là việc rất quan trọng đối với mỗi nhà trường, mỗi CB.QLGD. Nếu không có kế hoạch thì CB.QLGD có thể không biết tổ chức, khai thác nhân lực và các nguồn lực khác của nhà trường một cách hiệu quả. Không có kế hoạch, CB.QLGD và các thành viên khác trong nhà trường sẽ rất khó đạt được mục tiêu của mình, họ không biết làm khi nào, làm ở đâu và cần phải làm gì?
10
Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc lập kế hoạch SHCM (t.t)
- Giảm tính bất ổn định của tổ chức, có khả năng dự đoán những thay đổi và ứng phó thích hợp trong việc lập kế hoạch SHCM (Lập các bước đi cho SHCM)
- Làm giảm sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí nguồn lực (nhân lực, thời gian, …), giảm thiểu chi phí vì nó chủ động tập trung vào những mục tiêu nhất định các hoạt động SHCM phù hợp và tạo hiệu quả cao.
+ Đoán định và dự kiến việc làm sắp tới, phân công người làm việc, dự đoán diễn biến, tiến hành hoạt động khoa học, ổn định  giảm thiểu lãng phí nhân lực, chi phí và thời gian.
+ Lập kế hoạch để chuẩn bị lộ trình trong tương lai. Nếu tổ chức hoạt động không có kế hoạch trong trường hợp không thuận lợi thì cần phải thực hiện lại  không tiết kiệm.
+ Các thành viên nắm được kế hoạch, biết mình cần làm gì và triển khai thực hiện công việc được phân công.
Mọi người làm việc theo kế hoạch đã phân công  tránh chồng chéo  tiết kiệm nhân lực trong tổ CM.
+ Biết phối hợp với các cá nhân, tổ chức khác, tránh chồng chéo với các công việc của các CB,GV các tổ CM khác.
- Thiết lập những tiêu chuẩn, thuận lợi cho việc giám sát, kiểm tra, đạt hiệu quả cao. Nếu không có KH thì không có kiểm tra.
11
11

III. KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH SHCM


CẤU TRÚC KẾ HOẠCH NĂM HỌC
CỦA TỔ CM
12
Căn cứ …..
Căn cứ……..
Tổ …….. xây dựng kế hoạch hoạt động năm học …….như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Bối cảnh năm học
2. Thuận lợi (mạnh/thời cơ)
3. Khó khăn (yếu/thách thức)
II. CÁC MỤC TIÊU CHUNG:
Mục tiêu 1 ….. ;
Mục tiêu 2 ……. ;
Mục tiêu 3 …….
III. CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ BIỆN  PHÁP  THỰC HIỆN : 



IV.  LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH





V. NHỮNG ĐỀ XUẤT:
1. ………
2. ……….
12
13
Nội dung
Chủ thể lập KH ký tên
và Hiệu trưởng phê duyệt
Hình thức trình bày có tính truyền thống theo thể thức văn bản hành chính
Mở đầu (thể thức)
BAO GỒM:
Tên chủ thể của kế hoạch (Trường và TCM);
Quốc hiệu;
Thời gian;
tên văn bản;
Phần 1
Phần 2
Phần 3












PHÊ DUYỆT TỔ TRƯỞNG
(Hiệu trưởng (ký tên)
ký tên, đóng dấu)
13
1. Hình thức của kế hoạch SHCM
LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TỔ CM
14
Nghị quyết Chi bộ, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường (nếu có).
Lưu ý: khi đưa vào phần mở đầu của kế hoạch, chỉ nên chọn những cơ sở pháp lý gần nhất với nhà trường để làm điểm tựa pháp lý trực tiếp cho việc đề xuất các nội dung của kế hoạch của TCM.
14
2. Nội dung của kế hoạch SHCM
LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TỔ CM
15
Đặc điểm tình hình
Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản (của các nhiệm vụ)
Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ
Xác định lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động chính của TCM
Những đề xuất của TCM
15
2. Nội dung của kế hoạch SHCM
LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TCM
16
Thiết kế mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu
trong xây dựng KH ở cấp cơ sở
16
MỤC TIÊU 1:
a. Các nhiệm vụ và chỉ tiêu thực hiện
Nhiệm vụ a1: …….. Chỉ tiêu a1 …………
Nhiệm vụ a2: …….. Chỉ tiêu a2 ………
Nhiệm vụ a3: …….. Chỉ tiêu a3 ………
MỤC TIÊU 2:
Biện pháp 1 …………..
b. Biện pháp (thực hiện các nhiệm vụ)
Biện pháp 2 …………..
Biện pháp 3 …………..
17
Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch
Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng phê duyệt
Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch
Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể
Bước 1: TTCM lập dự thảo kế hoạch năm học
17
LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TCM
3. Quy trình lập kế hoạch của TCM
18
Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch TCM
18
3. Quy trình lập kế hoạch của TCM
19

THỰC HÀNH LẬP KẾ HOẠCH SHCM

19
Thảo luận:

Về các bước lập kế hoạch SHCM (cả lớp thảo luận, kết luận)
20
Các bước lập kế hoạch SHCM

Chọn chuyên đề (phân tích SWOT)
Xác định mục đích, mục tiêu
Xác định nội dung (phải làm gì?) - chỉ tiêu (định lượng được) – biện pháp cụ thể (bằng cách nào?)
Dự kiến lịch trình, phân công người phụ trách, người thực hiện
Đánh giá; điều chỉnh kế hoạch
21

THỰC HÀNH LẬP KẾ HOẠCH SHCM
(T.T)
21
Thực hành lập Kế hoach SHCM:
Kế hoạch hoat động chuyên môn tổ khối…
Năm hoc 2014 - 2015
22
22

IV. KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH
SHCM THEO CHUYÊN ĐỀ
23
LẬP KẾ HOẠCH SHCMTHEO CHUYÊN ĐỀ
23
Mỗi nhóm nêu ít nhất ba ưu điểm và ba hạn chế trong SHCM theo chuyên đề ở đơn vị mình.
24
Thảo luận:
Ưu điểm:
Nâng cao năng lực CN cho GV
Giải quyết vướng mắc
GV trao đổi được CM
Nâng cao khả năng hợp tác
Hạn chế:
Hiệu quả chưa cao
Kĩ năng lập kế hoạch và điều hành, chia sẻ trong SHCM chưa thành thạo
Cách làm hình thức, do chưa được tập huấn
Chưa có tiêu chí đánh giá SHCM
Nội dung SHCM chưa đổi mới, chưa phong phú, chưa thiết thực, hình thức đơn điệu  thiếu hấp dẫn  GV thụ động, chưa tích cực.
Mất nhiều thời gian chuẩn bị; tốn kinh phí

25
CẤU TRÚC BẢNG KẾ HOẠCH SHCM THEO CHUYÊN ĐỀ
25
Thảo luận

Xây dựng cấu trúc bản kế hoạch SHCM theo chuyên đề
(GV nêu gợi ý  cả lớp thảo luận để hoàn thiện mẫu)
26
Cấu trúc bảng Kế hoạch SHCM theo chuyên đề
TÊN CHUYÊN ĐỀ
1. Đặc điểm, tình hình
- Thuận lợi (cơ hội, điểm mạnh)
- Khó khăn (thách thức, điểm yếu)
2. Mục tiêu (định tính, định lượng)
- Mục tiêu 1:
- Mục tiêu 2:
3. Nội dung, biện pháp
- Nội dung 1 – biện pháp …
- Nội dung 2 – biện pháp …
4. Tổ chức thực hiện: thời gian, phân công
HT duyệt Tổ trưởng
27
LẬP KẾ HOẠCH SHCM THEO CHUYÊN ĐỀ
27
Đề xuất nội dung sinh hoạt chuyên đề ở trường tiểu học:

- Phân tích SWOT.
- Xác định danh sách tên các chuyên đề SHCM.
28
NGUYÊN TẮC CHỌN NỘI DUNG SHCM THEO CHUYÊN ĐỀ

Nội dung chuyên đề phải:
Bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn đề khó / mới phát sinh.
Bám sát định hướng đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá hiện nay
Mang tính phổ biến và khả thi
(Chú ý đảm bảo điều kiện nhân lực và cơ sở vật chất để thực hiện SHCM theo chuyên đề.)
29
Thảo luận: Một số chuyên đề SHCM

Ứng dụng CNTT trong dạy học ở TH
Bồi dưỡng HSG, giúp HS yếu
Chủ nhiệm lớp
Giáo dục kĩ năng sống
Đổi mới phương pháp dạy học
Phép tính nhân, giải toán có lời văn (lớp 3)
Nâng cao chất lương dạy học môn… lớp…
Thực hiện tự chủ trong phân môn TLV lớp 3
Nâng cao sự yêu thích, ham học hỏi môn LS
30
Thảo luận: Một số chuyên đề SHCM (t.t)
Phương pháp BTNB trong môn KH lớp 5
Hướng dẫn gv tổ chức giải toán qua mạng
Hướng dẫn kĩ năng sử dụng một số hiệu ứng
Xây dựng môi trường thân thiện
Nâng cao sự yêu thích, ham học các môn Lịch sử, Địa lí
Giáo dục về an toàn giao thông
Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp / tổ chức các hoạt động sinh hoạt lớp

31
THỰC HÀNH LẬP KẾ HOẠCH SHCM

31
Thực hành lập kế hoạch SHCM (có thể kết hợp 2 loại kế hoạch SHCM):
Nhóm 1–5 lập kế hoạch năm học
Các nhóm 6–10 khác lập kế hoạch SHCM theo chuyên đề (các nhóm chọn lập kế hoạch SHCM theo chuyên đề).
32
32

V. KĨ NĂNG CHỦ TRÌ, ĐIỀU HÀNH
THẢO LUẬN VÀ CHIA SẺ
TRONG SHCM
33
CHỦ TRÌ, ĐIỀU HÀNH THẢO LUẬN
VÀ CHIA SẺ TRONG SHCM
33
Nghiên cứu tài liệu và phân tích:

1) Những điều người chủ trì,điều hành thảo luận cần chú ý gì khi tổ chức SHCM?
(Phụ lục 5a)
2) Những nguyên tắc trao đổi, chia sẻ thảo luận trong SHCM?
(Phụ lục 6)
34
Thảo luận
Những điều người chủ trì, điều hành thảo luận cần chú ý khi tổ chức SHCM:
1. Cần tạo cơ hội cho tất cả người dự được phát biểu
2. Cần gợi ý cho mọi người thảo luận
3. Cần tạo cơ hội cho GV cùng nhau phát hiện / giải quyết vấn đề; tôn trọng ý kiến khác biệt.
4. Cần ra quyết định đúng lúc và đúng đắn.
5. Không nhất thiết phải tổng kết; nên khuyến khích mỗi người phát huy khả năng tự tổng kết.
(Có thể dùng Phiếu đánh giá kĩ năng chủ trì, điều hành hoạt động SHCM - phụ lục 5b, tr 48)
35
35

VI. KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN
TRONG SHCM
36
Thảo luận
Nguyên tắc trao đổi, chia sẻ thảo luận trong SHCM
Nguyên tắc 1. Từ bỏ thói quen chủ yếu tập trung quan sát và đánh giá người dạy.
Nguyên tắc 2. Nội dung trao đổi chú ý tập trung vào hoạt động học của HS.
Nguyên tắc 3. Lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt trong việc suy ngẫm bài học
Nguyên tắc 4. Mỗi thành viên của tổ/nhóm chuyên môn đều có ý kiến riêng
Nguyên tắc 5. Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong nghiên cứu bài học.
37
Thảo luận

Nguyên tắc trao đổi, chia sẻ thảo luận trong SH CM
Mọi người đều có thể có ý kiến trong SHCM
Mọi người lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của nhau
Lắng nghe tích cực để tạo môi trường sư phạm thân thiện, tích cực, trong đó mọi người đều có thể chia sẻ - học hỏi - phát triển.
Người chia sẻ đưa ra vấn đề phải trúng, đúng, ngắn gọn
Tránh chê và khen quá lời
Đảm bảo tính khoa học, chính xác mà mình đưa ra tranh luận
Từ bỏ thói quen thuyết trình
Khuyến khích ý kiến sáng tạo .
38
38

VII. KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG
SHCM THÔNG QUA MẠNG INTERNET
39
CHIA SẺ, THẢO LUẬN
TRONG SHCM THÔNG QUA MẠNG INTERNET
39
Chia sẻ:
1. Kinh nghiệm sử dụng mạng Internet trong quá trình giảng dạy, học tập và SHCM.
2. Những điều gì chưa biết ?
3. Những gì mong muốn ?
40
CHIA SẺ, THẢO LUẬN
TRONG SHCM THÔNG QUA MẠNG INTERNET
40
Chia sẻ:
Làm thế nào để chia sẻ, thảo luận trong SHCM thông qua mạng Internet có hiệu quả?
(Tìm ở địa chỉ nào ? Cách tìm ? Dùng như thế nào?....)
41
41

PHẦN 2. MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HÀNH
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
42
TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HĐGD, GIẢNG DẠY TRONG CÁC CSGD
GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ NỘI DUNG
Để ngâng cao chất lượng GD theo 2 HĐGD chính gồm HĐ.TGLL và HĐ.NGLL, hướng tới giúp HS ph.triển toàn diện về đạo đức,trí tuệ,thể chất,thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân thì cần phải đề ra những nhiệm vụ cơ bản năm học của cả GV và HS.
Nếu HĐ.GDTGLL được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong CTGD thì HĐ.GDNGLL bao gồm các HĐ ngoại khoá (về KH,VH,NT,TDTT,ATGT,P/CTNXH,GD giới tính, GDPL,GDHN,GD.KNS nhằm phát triển toàn diện và BD năng khiếu, các HĐ vui chơi (th.quan,du lịch,giao lưu VH,GDMT), các HĐ từ thiện và các HĐXH khác phù hợp với đặc điểm TSL lứa tuổi HS. Bởi vậy, các HĐ trong năm học cần tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng GD.
43
2. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ NĂM HỌC
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thực cho CBQL,GV…về GD. Tổ chức tốt “Tuần SHTT đầu năm”.
- Củng cố và nâng cấp CSVC tr.học,TBDH. Có kế hoạch tăng cường CSCV để đáp ứng y/c đổi mới GDTH và sử dụng có hiệu quả các ĐDDH phục vụ cho các khối lớp.
- Các trường xây dựng kế hoạch, NVNH và tổ chức HNCBVC đầu năm học, đồng thời thông qua các quy định của Bộ - Sở GD&ĐT địa phương.
- Tổ chức cho toàn thể CBQL,GV,NV và HS tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo TGĐĐ.HCM”.
44
2. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ NĂM HỌC (t.t)
-Tiếp tục đổi mới đồng bộ PPDH và k.tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực thông qua các HĐ.CM, tổ chức các sinh hoạt ch.đề dạy học các môn trong toàn tỉnh/tp hoặc theo từng cụm trường. Tổ chức tốt Hội thi GVDG và GVCNG. Đổi mới SHCM thông qua mô hình n/c bài học để phát triển năng lực CM NV của đội ngũ nhà giáo.
Tiếp tục đổi mới các HĐGD đạo đức, HĐNG (cải tiến SHTT, tổ chức các CLB tự chọn,…) có các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn tiêu cực xâm nhập học đường.
Làm tốt công tác quản lí trên tinh thần “Bám sát cơ sở-Kỉ cương trong quản lí-Thực chất trong đánh giá”. CBQL tích cực tham gia dự giờ thăm lớp và trực tiếp chỉ đạo các HĐ.dạy và học của nhà trường.
45
3. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG NĂM HỌC
- Chuẩn bị các đ.kiện về đội ngũ,CSVC cho năm học mới. Triển khai NVNH theo CV hướng dẫn của Bộ-Sở và của Phòng GD&ĐT.
- Tổ chức, đăng kí và phát động các phong trào thi đua.
- Tổ chức SHCM theo mô hình n/c bài học theo tổ CM, theo trường hay cụm trường.
- Tích cực tham gia cuộc thi tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp của Bộ GD&ĐT.
Tăng cường tổ chức các HĐNGLL.
Triển khai giáo dục thông qua di sản; Cuộc thi vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tiễn có tính chất liên môn của HS.
Tổng kết đánh giá cuối năm.
46
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT ngày 28/8/2014
QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về đánh giá học sinh tiểu học bao gồm: nội dung và cách thức đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá.
2. Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tiểu học.
Điều 2. Đánh giá học sinh tiểu học
Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.
47
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 3. Mục đích đánh giá
1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
48
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 4. Nguyên tắc đánh giá
1. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
2. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
3. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
49
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Chương II
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ
Điều 5. Nội dung đánh giá
1. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
2. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh:
a) Tự phục vụ, tự quản;
b) Giao tiếp, hợp tác;
c) Tự học và giải quyết vấn đề.
3. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh:
a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục;
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết;
d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.
50
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 6. Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
2. Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện.
51
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 7. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
1. Tham gia đánh giá thường xuyên gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.
2. Giáo viên đánh giá:
a) Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:
- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;
- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh;
- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ;
52
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 7. Mục 2. Giáo viên đánh giá:(t.t)
b) Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành;
c) Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng;
d) Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên;
đ) Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.
53
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 7 (t.t)
3. Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:
a) Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên;
b) Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.
4. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá:
Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư.
54
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 8. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của HS
1. Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:
a) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc;
b) Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận;
55
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 8. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của HS (t.t)
c) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.
2. Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển năng lực; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các năng lực riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ.
Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
56
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 9. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của HS
1. Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:
a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng;
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai;
57
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 9. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của HS
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn;
d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.
2. Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm chất; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các phẩm chất riêng, điều chỉnh hoạt động, ứng xử kịp thời để tiến bộ.
Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
58
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 10. Đánh giá định kì kết quả học tập
1. Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì.
2. Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh:
Mức 1: học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập;
b) Mức 2: học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học;
c) Mức 3: học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
3. Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.
59
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 11. Tổng hợp đánh giá
1. Vào cuối học kì I và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về:
a) Quá trình học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục, xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục thuộc một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành;
b) Mức độ hình thành và phát triển năng lực: những biểu hiện nổi bật của năng lực, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;
c) Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu hiện nổi bật của phẩm chất, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm phẩm chất của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;
d) Các thành tích khác của học sinh được khen thưởng trong học kì, năm học.
2. Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ. Học bạ là hồ sơ chứng nhận mức độ hoàn thành chương trình và xác định những nhiệm vụ, những điều cần khắc phục, giúp đỡ đối với từng học sinh khi bắt đầu vào học kì II hoặc năm học mới.
60
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 12. Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt
Dựa trên quy định đánh giá học sinh tiểu học, việc đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt bảo đảm quyền được chăm sóc và giáo dục đối với tất cả học sinh.
1. Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hoà nhập, nếu khả năng của học sinh có thể đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung thì được đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt, nếu khả năng của học sinh đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt thì được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì được đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân. 
3. Đánh giá học sinh học ở các lớp học linh hoạt: giáo viên căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp linh hoạt và kết quả đánh giá định kì môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.
61
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 13. Hồ sơ đánh giá
1. Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh.
2. Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm:
a) Học bạ;
b) Sổ theo dõi chất lượng giáo dục;
c) Bài kiểm tra định kì cuối năm học;
d) Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học sinh (nếu có); 
đ) Giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích của học sinh trong năm học (nếu có).
62
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Chương III
SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Điều 14. Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành CTTH
1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:
a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện sau:
- Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: Hoàn thành;
- Đánh giá định kì cuối năm học các môn học theo quy định: đạt điểm 5 (năm) trở lên;
- Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Đạt;
- Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Đạt;
63
THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HSTH
Điều 14: Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành CTTH (t.t)
b) Đối với học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học: giáo viên lập kế hoạch, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ từng học sinh; đánh giá bổ sung để xét Hoàn thành chương trình lớp học;
c) Đối với những học sinh đã được giáo viên trực ti�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Ngọc Ẩn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)