ĐỔI MỚI PP DẠY MÔN KĨ THUẬT 4
Chia sẻ bởi Trương Tiến Đạt |
Ngày 11/10/2018 |
81
Chia sẻ tài liệu: ĐỔI MỚI PP DẠY MÔN KĨ THUẬT 4 thuộc Kĩ thuật 4
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN
KĨ THUẬT TIỂU HỌC
TRƯỜNG TH C MỸ ĐỨC
HUYỆN CHÂU PHÚ
MỸ ĐỨC, ngày 10/03/2012
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học môn Kỹ thuật tiểu học.
- Đánh giá hiệu quả dạy học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh đối với bộ môn Kỹ thuật .
- Ứng dụng CNTT hiệu quả vào dạy học môn Kĩ thuật .
II. NỘI DUNG:
1/. Tăng cường vai trò của GV khi lên lớp:
1.1. Tích cực cho việc chuẩn bị:
SGV là tài liệu chính để GV nghiên cứu trong quá trình giảng dạy. HS cũng đã có SGK, qui trình kĩ thuật trong SGK là qui trình thể hiện những thao tác kĩ thuật cho nội dung bài học mà GV và HS phải tuân theo. Do đó, GV nên cố gắng khai thác kênh hình ở SGK và qua đó HS cũng tiếp thu được nội dung bài học.
Có qui trình kĩ thuật trong SGK, GV không phải vất vả chuẩn bị tranh qui trình lớn để treo trên bảng hướng dẫn thao tác kĩ thuật. Nhưng, đối với một số bài và tùy theo cách truyền đạt của GV, có thể phóng to hình ảnh qui trình hoặc chuẩn bị nguyên liệu cho từng thao tác khi làm mẫu.
- Vật mẫu: GV nên tự tay làm vật mẫu để lường được thời gian hoàn thành sản phẩm, biết được những điểm cần lưu để HS đảm bảo được thời gian thực hành và có thể hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp.
- Thao tác mẫu: Một số thao tác khó, GV nên thao tác nhiều lần, từ đó GV có thể thao tác thành thạo khi thao tác mẫu cho HS xem, tạo được niềm tin và hứng thú cho HS đối với tiết học. Đây cũng là định hướng cơ bản để GV xác định phương pháp lên lớp cho mỗi tiết dạy.
Có SGK, HS có điều kiện nghiên cứu bài học ở nhà, công việc chuẩn bị cũng sẽ tốt hơn. Có được như vậy; ở lớp học, GV và HS sẽ có thời gian huấn luyện và luyện tập nhiều hơn.
II. NỘI DUNG:
1.2. Xây dựng nề nếp học tập:
- Do đặc trưng của môn học, HS đã có thói quen tốt từ các lớp dưới trong việc chuẩn bị dụng cụ và vật liệu, nay môn Kĩ thuật lớp 4 có cả SGK, những việc chuẩn bị của HS sẽ tốt hơn khi sau mỗi tiết dạy GV dặn dò thật chi tiết để HS chuẩn bị cho tiết học sau.
- Cần duy trì nề nếp trật tự của lớp để đảm bảo thời gian, mục tiêu bài học, an toàn lao động trong quá trình thực hành.
- HS cần chú ý theo dõi GV làm mẫu (HS chỉ theo dõi chứ không làm theo)
- Càng hạn chế càng tốt việc sử dụng chung dụng cụ bằng kim loại (Kìm, kéo, kim băng)
II. NỘI DUNG:
1.3. Giúp HS hoàn thành bài ngay tại lớp:
Do yêu cầu của môn học, HS phải biết hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp. Đối với GV, ngoài việc chuẩn bị cho tiết dạy (Dụng cụ, vật liệu, tranh ảnh, vật mẫu vật thật đầu tư cho việc lên lớp …). Một số vấn đề phải được đặc biệt chú ý là trong khi HS thực hành, GV phải bao quát lớp, theo dõi HS thực hành, kịp thời phát hiện những sai sót của HS và nhờ GV thao tác nháp nhiều lần nên GV có thể đoán được và xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra khi HS thực hành.
II. NỘI DUNG:
2. Đổi mới phương pháp dạy học môn Kĩ thuật lớp 4:
Hoạt động chủ yếu của giờ Kĩ thuật là thực hành. HS sẽ tiếp thu kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, hình thành thói quen thực hành theo đúng qui trình kĩ thuật. Vì vậy, khi dạy môn Kĩ thuật GV cần đổi mới PPDH qua các công việc sau:
- Nắm vững nội dung chương trình.
- Chuẩn bị đầy đủ: Kế hoạch bài học - Dụng cụ - Vật liệu - Vật mẫu - Vật thật - Tranh ảnh - Tranh qui trình Kĩ thuật - Sản phẩm gợi ý.
- Có định hướng để HS chú ý vào bài giảng, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Tổ chức cho HS thực hành (cá nhân - nhóm - giao việc).
- Tiếp sức cho HS hoàn thành bài ngay tại lớp.
- Luôn chú ý khâu vệ sinh và an toàn lao động.
II. NỘI DUNG:
3. Một số lưu ý để dạy tốt chương trình Kĩ thuật lớp 4:
Chương I: Kĩ thuật cắt, khâu, thêu:
Để dạy tốt được chương trình này, GV cần cung cấp cho HS kiến thức cơ bản về dụng cụ - vật liệu, cách sử dụng và bảo quản dụng cụ - vật liệu và một số thao tác về: Cách cầm thước, phấn để vạch dấu, xâu kim, gút chỉ. Cách cầm kéo để cắt vải, cách cầm kim khâu, cách cầm vải để khâu, cách giữ vải được thằng trong quá trình cắt khâu, cách lại mũi mỗi khi kết thúc đường khâu.
Các bài trong chương trình này không có bài nào khó, nhưng do công việc khâu, thêu đối với một số GV không phải là công việc hàng ngày, do đó để thạo các thao tác mất nhiều thời gian tập luyện.
II. NỘI DUNG:
Chương II: Kĩ thuật trồng rau, hoa
1. Thiết bị dạy học:
Để dạy tốt Chương II: Kĩ thuật trồng rau, hoa, tổ bộ môn phải kết hợp với trường chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, các dụng cụ đơn giản để trồng rau, hoa.
- Vườn trường: Tùy theo điều kiện của nhà trường mà diện tích vườn lớn, nhỏ khác nhau. Nếu đất xấu thì phải cải tạo đất để phù hợp với loại rau, hoa định trồng. Trong vườn trường có thể chia theo từng khu vực gieo trồng cho từng lớp. Những trường không có vườn trường thì sử dụng các bồn hoa, các chậu đất, v.v…
- Các công cụ đơn giản phù hợp với HS tiểu học như cuốc, dầm xới, cào, vồ đập đất, bình tưới, v.v…
- Các nguyên liệu, vật liệu khác như: Hạt giống rau, hoa, phân bón …
- Một số tranh ảnh minh họa lợi ích của việc trồng rau, hoa, ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với rau, hoa, v.v…
II. NỘI DUNG:
Chương II: Kĩ thuật trồng rau, hoa
2. Phương pháp dạy học:
Các phương pháp dạy học thường dùng để dạy chương trình Kĩ thuật trồng rau, hoa là: Phương pháp quan sát, phương pháp hỏi - đáp, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành, v.v… GV cần lựa chọn và kết hợp các PPDH phù hợp với nội dung của bài, đổi mới PPDH để đạt yêu cầu cua chương trình thay sách.
Đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai các PPDH trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của PPDH nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy, GV phải là người tổ chức, tạo tình huống, hướng dẫn HS tìm tòi kiến thức.
II. NỘI DUNG:
Chương II: Kĩ thuật trồng rau, hoa
* Một số lưu ý khác:
Bài 15: Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
Để dạy tốt bài này, GV cần chuẩn bị các dụng cụ đơn giản phù hợp với HS tiểu học như: Cuốc, dầm xới, cào, vồ đập đất, bình tưới cho HS quan sát để giúp HS phân biệt được các dụng cụ đó đồng thời hướng dẫn HS biết cách sử dụng từng loại dụng cụ.
Bài 18: Thử độ nẩy mầm của giống rau, hoa
GV phải làm thử nhiều lần ở nhà với loại cây rau, hoa gì? Thời gian nẩy mầm ra sao? Độ ẩm cần như thế nào để hướng dẫn cụ thể HS thực hiện. Đồng thời phải thay đổi thời khóa biểu giữa tiết 1 và tiết 2 của bài này để HS đủ thời gian thực hiện việc thử độ nẩy mầm ở nhà, tiết 2 có kết quả thực hành mang đến lớp.
II. NỘI DUNG:
Chương III: Lắp ghép mô hình kĩ thuật
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật có rất nhiều chi tiết, tưởng chừng như mỗi GV chúng ta không thể nào nhớ hết được, nhưng chúng ta sẽ thấy rất đơn giản và sẽ quen dần với các chi tiết, tên gọi, nhận dạng chính xác các chi tiết, các thao tác cơ bản, các mối ghép chi tiết … Muốn được thế, GV nên lắp đi, lấp lại nhiều lần một sản phẩm trước khi hướng dẫn cho HS, từ đó GV sẽ thấy được những khó khăn, đoán được những tình huống HS sẽ gặp phải để có sự hỗ trợ kịp thời, giúp HS không mất nhiều thời gian và có thể hoàn thành sản phẩm, đạt được mục tiêu bài học.
II. NỘI DUNG:
Chương III: Lắp ghép mô hình kĩ thuật
- Công việc đầu tiên khi thực hành lắp ghép:
. Chỉ chọn đủ các chi tiết và dụng cụ cần thiết theo nội dung bài học.
. Số còn lại để trong hộp.
- Lắp đúng theo qui trình kĩ thuật đã hướng dẫn:
. Lắp trước một số mối ghép chi tiết.
. Ghép các bộ phận chi tiết lại với nhau.
. Lắp ghép các chi tiết còn lại.
. Sử dụng cờ-lê và tua vít đúng thao tác kĩ thuật.
- Sau khi đã lắp, nếu còn thừa chi tiết thì phải kiểm tra lại sản phẩm (do lắp thiếu), hoặc cất lại vào hộp (do lấy thừa từ lúc ban đầu).
- Tháo sản phẩm:
. Bộ phận ghép sau thì tháo trước.
. Chi tiết lắp trước thì tháo sau.
- Các chi tiết sau khi tháo xong phải được cất vào hộp theo đúng vị trí và thứ tự ban đầu.
II. NỘI DUNG:
Chương III: Lắp ghép mô hình kĩ thuật
Ví dụ:
. Thanh thẳng 11 lỗ, 9 lỗ, 7 lỗ, 6 lỗ, 5 lỗ, 4 lỗ, 3 lỗ, 2 lỗ phải được cột lại theo từng loại.
. Bánh xe, bánh đai xếp vào cùng một ngăn.
. Trục dài, trục ngắn phải cho vào bọc..
. Vòng hãm, vít, ốc phải cho vào hộp.
Cùng lúc thực hiện những thao tác này cũng là lúc kiểm tra lại số lượng các chi tiết để phát hiện những chi tiết còn thiếu. Việc tìm kiếm lại chi đủ số lượng phải được tiến hành ngay, có như thế thì bộ lắp ghép mới sử dụng được lâu dài. Qua công việc này giáo dục cho HS tính kĩ lưỡng, cẩn thận, làm việc có kỉ luật, có kĩ thuật và tháo vát khi làm việc đồng thời rèn luyện ý thức an toàn lao động cho HS … và óc sáng tạo của HS cũng bắt đầu phát triển.
III. Thực hiện dạy phân hóa theo đối tượng học sinh :
Mỗi giáo viên phải có trách nhiệm với việc xây dựng kế hoạch bài học của lớp và phải biết làm thế nào cho kế hoạch vừa mang tính phù hợp với đối tượng vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức kỹ năng . Luôn xem trọng công tác giáo dục học sinh , giúp các em nắm được cách học và biết cách tự lực trong việc tiếp thu kiến thức thông qua hình thức tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp , từng bước giúp học sinh biết cách tìm ra hướng giải quyết vấn đề để lĩnh hội kiến thức mới một cách tự nhiên , vừa sức và không gượng ép .
IV. Ứng dụng CNTT vào dạy Kĩ thuật:
- Việc soạn kế hoạch bài học (giáo án) trên vi tính.
- Thiết kế bài dạy qua các hiệu ứng PowerPoint, trình chiếu cho học sinh xem trong quá trình dạy học .
- Một số tiết dạy ứng dụng CNTT làm giảm nhẹ thao tác của giáo viên, tiết dạy sinh động hơn, học sinh tiếp cận với hình thức học tập mới .
- Kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học tốt nhất, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng để chuyển tải đến học sinh những thông tin có liên quan đến thứ cần đạt nhằm tạo sự say mê, hứng thú học tập đồng thời kích thích được tư duy hoạt động của các em trong việc tự khám phá tìm ra cái mới. Biết làm mới và sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học để tránh sự lặp lại gây nhàm chán đối với các em nhất là học sinh yếu. Chính những hình ảnh trực quan sẽ là phương tiện tốt nhất để giúp các em phát triển tư duy.
V. Nội dung trọng tâm :
- Phương pháp: giảng dạy theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên gợi mở giúp học sinh tư duy, tự phát hiện vấn đề, tự hình thành kiến thức mới.
- Hình thức tổ chức hoạt dộng cá nhân, học nhóm, hoạt động cả lớp ……
- Ứng dụng CNTT cho những nội dung phù hợp (thay thế đồ dùng trực quan).
CHUYÊN ĐỀ MÔN KĨ THUẬT LỚP 4 ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT.
KÍNH CHÚC SỨC KHỎE QUÝ THẦY CÔ!
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO!
KĨ THUẬT TIỂU HỌC
TRƯỜNG TH C MỸ ĐỨC
HUYỆN CHÂU PHÚ
MỸ ĐỨC, ngày 10/03/2012
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học môn Kỹ thuật tiểu học.
- Đánh giá hiệu quả dạy học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh đối với bộ môn Kỹ thuật .
- Ứng dụng CNTT hiệu quả vào dạy học môn Kĩ thuật .
II. NỘI DUNG:
1/. Tăng cường vai trò của GV khi lên lớp:
1.1. Tích cực cho việc chuẩn bị:
SGV là tài liệu chính để GV nghiên cứu trong quá trình giảng dạy. HS cũng đã có SGK, qui trình kĩ thuật trong SGK là qui trình thể hiện những thao tác kĩ thuật cho nội dung bài học mà GV và HS phải tuân theo. Do đó, GV nên cố gắng khai thác kênh hình ở SGK và qua đó HS cũng tiếp thu được nội dung bài học.
Có qui trình kĩ thuật trong SGK, GV không phải vất vả chuẩn bị tranh qui trình lớn để treo trên bảng hướng dẫn thao tác kĩ thuật. Nhưng, đối với một số bài và tùy theo cách truyền đạt của GV, có thể phóng to hình ảnh qui trình hoặc chuẩn bị nguyên liệu cho từng thao tác khi làm mẫu.
- Vật mẫu: GV nên tự tay làm vật mẫu để lường được thời gian hoàn thành sản phẩm, biết được những điểm cần lưu để HS đảm bảo được thời gian thực hành và có thể hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp.
- Thao tác mẫu: Một số thao tác khó, GV nên thao tác nhiều lần, từ đó GV có thể thao tác thành thạo khi thao tác mẫu cho HS xem, tạo được niềm tin và hứng thú cho HS đối với tiết học. Đây cũng là định hướng cơ bản để GV xác định phương pháp lên lớp cho mỗi tiết dạy.
Có SGK, HS có điều kiện nghiên cứu bài học ở nhà, công việc chuẩn bị cũng sẽ tốt hơn. Có được như vậy; ở lớp học, GV và HS sẽ có thời gian huấn luyện và luyện tập nhiều hơn.
II. NỘI DUNG:
1.2. Xây dựng nề nếp học tập:
- Do đặc trưng của môn học, HS đã có thói quen tốt từ các lớp dưới trong việc chuẩn bị dụng cụ và vật liệu, nay môn Kĩ thuật lớp 4 có cả SGK, những việc chuẩn bị của HS sẽ tốt hơn khi sau mỗi tiết dạy GV dặn dò thật chi tiết để HS chuẩn bị cho tiết học sau.
- Cần duy trì nề nếp trật tự của lớp để đảm bảo thời gian, mục tiêu bài học, an toàn lao động trong quá trình thực hành.
- HS cần chú ý theo dõi GV làm mẫu (HS chỉ theo dõi chứ không làm theo)
- Càng hạn chế càng tốt việc sử dụng chung dụng cụ bằng kim loại (Kìm, kéo, kim băng)
II. NỘI DUNG:
1.3. Giúp HS hoàn thành bài ngay tại lớp:
Do yêu cầu của môn học, HS phải biết hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp. Đối với GV, ngoài việc chuẩn bị cho tiết dạy (Dụng cụ, vật liệu, tranh ảnh, vật mẫu vật thật đầu tư cho việc lên lớp …). Một số vấn đề phải được đặc biệt chú ý là trong khi HS thực hành, GV phải bao quát lớp, theo dõi HS thực hành, kịp thời phát hiện những sai sót của HS và nhờ GV thao tác nháp nhiều lần nên GV có thể đoán được và xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra khi HS thực hành.
II. NỘI DUNG:
2. Đổi mới phương pháp dạy học môn Kĩ thuật lớp 4:
Hoạt động chủ yếu của giờ Kĩ thuật là thực hành. HS sẽ tiếp thu kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, hình thành thói quen thực hành theo đúng qui trình kĩ thuật. Vì vậy, khi dạy môn Kĩ thuật GV cần đổi mới PPDH qua các công việc sau:
- Nắm vững nội dung chương trình.
- Chuẩn bị đầy đủ: Kế hoạch bài học - Dụng cụ - Vật liệu - Vật mẫu - Vật thật - Tranh ảnh - Tranh qui trình Kĩ thuật - Sản phẩm gợi ý.
- Có định hướng để HS chú ý vào bài giảng, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Tổ chức cho HS thực hành (cá nhân - nhóm - giao việc).
- Tiếp sức cho HS hoàn thành bài ngay tại lớp.
- Luôn chú ý khâu vệ sinh và an toàn lao động.
II. NỘI DUNG:
3. Một số lưu ý để dạy tốt chương trình Kĩ thuật lớp 4:
Chương I: Kĩ thuật cắt, khâu, thêu:
Để dạy tốt được chương trình này, GV cần cung cấp cho HS kiến thức cơ bản về dụng cụ - vật liệu, cách sử dụng và bảo quản dụng cụ - vật liệu và một số thao tác về: Cách cầm thước, phấn để vạch dấu, xâu kim, gút chỉ. Cách cầm kéo để cắt vải, cách cầm kim khâu, cách cầm vải để khâu, cách giữ vải được thằng trong quá trình cắt khâu, cách lại mũi mỗi khi kết thúc đường khâu.
Các bài trong chương trình này không có bài nào khó, nhưng do công việc khâu, thêu đối với một số GV không phải là công việc hàng ngày, do đó để thạo các thao tác mất nhiều thời gian tập luyện.
II. NỘI DUNG:
Chương II: Kĩ thuật trồng rau, hoa
1. Thiết bị dạy học:
Để dạy tốt Chương II: Kĩ thuật trồng rau, hoa, tổ bộ môn phải kết hợp với trường chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, các dụng cụ đơn giản để trồng rau, hoa.
- Vườn trường: Tùy theo điều kiện của nhà trường mà diện tích vườn lớn, nhỏ khác nhau. Nếu đất xấu thì phải cải tạo đất để phù hợp với loại rau, hoa định trồng. Trong vườn trường có thể chia theo từng khu vực gieo trồng cho từng lớp. Những trường không có vườn trường thì sử dụng các bồn hoa, các chậu đất, v.v…
- Các công cụ đơn giản phù hợp với HS tiểu học như cuốc, dầm xới, cào, vồ đập đất, bình tưới, v.v…
- Các nguyên liệu, vật liệu khác như: Hạt giống rau, hoa, phân bón …
- Một số tranh ảnh minh họa lợi ích của việc trồng rau, hoa, ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với rau, hoa, v.v…
II. NỘI DUNG:
Chương II: Kĩ thuật trồng rau, hoa
2. Phương pháp dạy học:
Các phương pháp dạy học thường dùng để dạy chương trình Kĩ thuật trồng rau, hoa là: Phương pháp quan sát, phương pháp hỏi - đáp, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành, v.v… GV cần lựa chọn và kết hợp các PPDH phù hợp với nội dung của bài, đổi mới PPDH để đạt yêu cầu cua chương trình thay sách.
Đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai các PPDH trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của PPDH nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy, GV phải là người tổ chức, tạo tình huống, hướng dẫn HS tìm tòi kiến thức.
II. NỘI DUNG:
Chương II: Kĩ thuật trồng rau, hoa
* Một số lưu ý khác:
Bài 15: Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
Để dạy tốt bài này, GV cần chuẩn bị các dụng cụ đơn giản phù hợp với HS tiểu học như: Cuốc, dầm xới, cào, vồ đập đất, bình tưới cho HS quan sát để giúp HS phân biệt được các dụng cụ đó đồng thời hướng dẫn HS biết cách sử dụng từng loại dụng cụ.
Bài 18: Thử độ nẩy mầm của giống rau, hoa
GV phải làm thử nhiều lần ở nhà với loại cây rau, hoa gì? Thời gian nẩy mầm ra sao? Độ ẩm cần như thế nào để hướng dẫn cụ thể HS thực hiện. Đồng thời phải thay đổi thời khóa biểu giữa tiết 1 và tiết 2 của bài này để HS đủ thời gian thực hiện việc thử độ nẩy mầm ở nhà, tiết 2 có kết quả thực hành mang đến lớp.
II. NỘI DUNG:
Chương III: Lắp ghép mô hình kĩ thuật
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật có rất nhiều chi tiết, tưởng chừng như mỗi GV chúng ta không thể nào nhớ hết được, nhưng chúng ta sẽ thấy rất đơn giản và sẽ quen dần với các chi tiết, tên gọi, nhận dạng chính xác các chi tiết, các thao tác cơ bản, các mối ghép chi tiết … Muốn được thế, GV nên lắp đi, lấp lại nhiều lần một sản phẩm trước khi hướng dẫn cho HS, từ đó GV sẽ thấy được những khó khăn, đoán được những tình huống HS sẽ gặp phải để có sự hỗ trợ kịp thời, giúp HS không mất nhiều thời gian và có thể hoàn thành sản phẩm, đạt được mục tiêu bài học.
II. NỘI DUNG:
Chương III: Lắp ghép mô hình kĩ thuật
- Công việc đầu tiên khi thực hành lắp ghép:
. Chỉ chọn đủ các chi tiết và dụng cụ cần thiết theo nội dung bài học.
. Số còn lại để trong hộp.
- Lắp đúng theo qui trình kĩ thuật đã hướng dẫn:
. Lắp trước một số mối ghép chi tiết.
. Ghép các bộ phận chi tiết lại với nhau.
. Lắp ghép các chi tiết còn lại.
. Sử dụng cờ-lê và tua vít đúng thao tác kĩ thuật.
- Sau khi đã lắp, nếu còn thừa chi tiết thì phải kiểm tra lại sản phẩm (do lắp thiếu), hoặc cất lại vào hộp (do lấy thừa từ lúc ban đầu).
- Tháo sản phẩm:
. Bộ phận ghép sau thì tháo trước.
. Chi tiết lắp trước thì tháo sau.
- Các chi tiết sau khi tháo xong phải được cất vào hộp theo đúng vị trí và thứ tự ban đầu.
II. NỘI DUNG:
Chương III: Lắp ghép mô hình kĩ thuật
Ví dụ:
. Thanh thẳng 11 lỗ, 9 lỗ, 7 lỗ, 6 lỗ, 5 lỗ, 4 lỗ, 3 lỗ, 2 lỗ phải được cột lại theo từng loại.
. Bánh xe, bánh đai xếp vào cùng một ngăn.
. Trục dài, trục ngắn phải cho vào bọc..
. Vòng hãm, vít, ốc phải cho vào hộp.
Cùng lúc thực hiện những thao tác này cũng là lúc kiểm tra lại số lượng các chi tiết để phát hiện những chi tiết còn thiếu. Việc tìm kiếm lại chi đủ số lượng phải được tiến hành ngay, có như thế thì bộ lắp ghép mới sử dụng được lâu dài. Qua công việc này giáo dục cho HS tính kĩ lưỡng, cẩn thận, làm việc có kỉ luật, có kĩ thuật và tháo vát khi làm việc đồng thời rèn luyện ý thức an toàn lao động cho HS … và óc sáng tạo của HS cũng bắt đầu phát triển.
III. Thực hiện dạy phân hóa theo đối tượng học sinh :
Mỗi giáo viên phải có trách nhiệm với việc xây dựng kế hoạch bài học của lớp và phải biết làm thế nào cho kế hoạch vừa mang tính phù hợp với đối tượng vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức kỹ năng . Luôn xem trọng công tác giáo dục học sinh , giúp các em nắm được cách học và biết cách tự lực trong việc tiếp thu kiến thức thông qua hình thức tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp , từng bước giúp học sinh biết cách tìm ra hướng giải quyết vấn đề để lĩnh hội kiến thức mới một cách tự nhiên , vừa sức và không gượng ép .
IV. Ứng dụng CNTT vào dạy Kĩ thuật:
- Việc soạn kế hoạch bài học (giáo án) trên vi tính.
- Thiết kế bài dạy qua các hiệu ứng PowerPoint, trình chiếu cho học sinh xem trong quá trình dạy học .
- Một số tiết dạy ứng dụng CNTT làm giảm nhẹ thao tác của giáo viên, tiết dạy sinh động hơn, học sinh tiếp cận với hình thức học tập mới .
- Kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học tốt nhất, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng để chuyển tải đến học sinh những thông tin có liên quan đến thứ cần đạt nhằm tạo sự say mê, hứng thú học tập đồng thời kích thích được tư duy hoạt động của các em trong việc tự khám phá tìm ra cái mới. Biết làm mới và sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học để tránh sự lặp lại gây nhàm chán đối với các em nhất là học sinh yếu. Chính những hình ảnh trực quan sẽ là phương tiện tốt nhất để giúp các em phát triển tư duy.
V. Nội dung trọng tâm :
- Phương pháp: giảng dạy theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên gợi mở giúp học sinh tư duy, tự phát hiện vấn đề, tự hình thành kiến thức mới.
- Hình thức tổ chức hoạt dộng cá nhân, học nhóm, hoạt động cả lớp ……
- Ứng dụng CNTT cho những nội dung phù hợp (thay thế đồ dùng trực quan).
CHUYÊN ĐỀ MÔN KĨ THUẬT LỚP 4 ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT.
KÍNH CHÚC SỨC KHỎE QUÝ THẦY CÔ!
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Tiến Đạt
Dung lượng: 1,84MB|
Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)