ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC

Chia sẻ bởi Trần Thị Phượng | Ngày 10/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:


ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Ở TIỂU HỌC

*Mục tiêu của GDTH : GDTH nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ và thể chất , thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản hình thành nhân cách con người VN XHCN , bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị chi HS tiếp tục học trunng học cơ sở.
*Phương pháp GDTH: PPDGTH là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng KT vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú HT cho HS.
* Đổi mới phương pháp dạy học: Là phối hợp các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tổ chức giờ học có hiệu quả. Thực chất là đổi mới về cách thiết kế bài dạy và dạy theo từng đối tượng học sinh trong lớp, vì sự tiến bộ của mỗi HS, không máy móc, rập khuôn. Tăng cường thiết bị dạy học và chỉ đạo GV tự làm ĐDDH để giờ học nhẹ nhàng hơn, HS lĩnh hội kiến thức một cách tích cực hơn.
* Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình tiểu học có những đặc điểm sau:
- Chuẩn KT, KN chính là các yêu cầu cơ bản và ở mức độ tối thiểu về KT, KN của từng môn học, hoạt động GD. Mỗi môn học, hoạt động GD đều có chuẩn KT, KN. Mỗi giai đoạn học tập ở tiểu học đều xác định chuẩn KT, KN và yêu cầu cơ bản về thái độ mà HS cần phải đạt.
- Mọi đối tượng HS đều cần cố gắng ở mức độ thích hợp và được đào tạo điều kiện để đạt được chuẩn KT, KN trong từng giai đoạn học tập.
- Dạy học trên cơ sở chuẩn KT, KN sẽ góp phần đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình tiểu học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình GD ở tiểu học.
* Bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS: Theo tôi, trong quá trình dạy học ngoài việc kết hợp hài hoà các hình thức và phương pháp dạy học, GV cần thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực, tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa các trò với nhau cũng tạo ra hứng thú cho HS. Cần chú trọng vào mặt thành công của trẻ, dù là rất nhỏ. GV cần phải có cách ứng xử đặc biệt với HS: “Phải biết chia sẻ, đồng cảm với HS,…” . GV cần tổ chức giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, không gò bó đối với HS.
Đặc biệt GV cần chú trọng vào mặt thành công của HS, phải đề cao tính sáng tạo của HS. GV cần phải biết tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, cần phải tôn trọng những sáng tạo của HS dù là rất nhỏ. Đặc biệt GV cần lắng nghe ý kiến của HS.
VD : Ở trường tôi, có một GV tên là A( ra trường đã được 16 năm), cô B (ra trường được 3 năm).
Một lần, chuẩn bị cho hội giảng “ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11”. Hai cô cùng xây dựng kế hoạch kế hoạch một bài dạy. Cô A dạy ở lớp của mình, HS tích cực học tập. Các em trao đổi ý kiến trong hoạt động nhóm và đưa ra nhiều ý tưởng vào cuói giừ học. Một ý tưởng rất độc đáo, ngay cả GV cũng không nghĩ ra trước khi lên lớp. Quả là tiết cũng rất thành công.( Cô B dự giờ cũng cảm thấy tự tin).
Ngày hôm sau, cô B dạy ở lớp của mình. Tuy nhiên giờ học của cô B hoàn toàn khác giờ của cô A. Mặc dù đầu giờ các em cũng rất hứng thú nhưng không khí lớp học mau chóng biến mất. Tiết học của cô B không thành công.
Bản thân tôi nhận thấy: Cùng một bài học, cùng một thiết kế, HS hai lớp hầu như không có gì khác biệt nhưng kết quả hai tiết dạy hoàn toàn khác nhau. Vì:
+ Giờ dạy của cô A: GV chú ý lắng nghe ý tưởng của HS, lắng nghe ý kiến của các em đồng thời cô còn nhìn thẳng vào mắt HS và gật đầu tán thưởng. Các em cảm thấy cô chú ý lắng nghe ý kiến của mình và cô luôn động viên HS “ Ý kiến của em rất hay, thế mà cô chưa nghĩ ra”… . Cũng từ đó gây hứng thú học tập cho HS.
+ Giờ dạy của cô B: Đầu giờ các em rất sôi nổi, nhưng dường như cô B còn rất lúng túng. Khi HS trả lời cô B chưa thực sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Phượng
Dung lượng: 56,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)