ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Chia sẻ bởi Đinh Bá Quang |
Ngày 14/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Trong những năm gần đây và đặc biệt là từ năm học 2009-2010 Bộ GD-ĐT có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy thì phong trào soạn bài giảng điện tử được giáo viên hưởng ứng một cách tích cực và đã thành phong trào sôi nổi, rộng khắp. Nhiều thầy, cô giáo khắp mọi miền đất nước đều quyết tâm tự học, tự nghiên cứu để tiếp cận với phương pháp soạn, phương pháp giảng bằng phương tiện điện tử với chương trình phần mềm Powerpoint. Việc thực hiện bài giảng điện tử trong các tiết thao giảng, đánh giá đang được các trường, tổ chuyên môn khuyến khích và đánh giá cao. Trong thời gian qua có một bộ phận thầy, cô giáo soạn bài giảng điện tử đúng hướng, tiết dạy hấp dẫn thu hút được học sinh, học sinh cũng rất tích cực, tự giác hoạt động trong tiết học. Tuy nhiên, hiện vẫn có thể nói vẫn còn đa số thầy, cô giáo soạn, giảng không đúng với yêu cầu. Nguyên nhân do đâu?
Theo tôi có nhiều nguyên nhân khiến quý thầy, cô soạn giáo án điện tử không đúng yêu cầu:
*Thứ nhất: chưa phân biệt giáo án điện tử và bài giảng điện tử. Nhân đây tôi xin nhắc lại ngắn gọn hai khái niệm này.
Giáo án: Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001, Tr. 104) giáo án là kế hoạch và dàn ý bài giảng của giáo viên được soạn trước ra giấy để tiến hành dạy học trong một hoặc hai tiết lên lớp. Trong giáo án thường ghi chủ điểm, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung chi tiết sắp xếp theo trình tự lên lớp, phương pháp và thủ thuật dạy - học của giáo viên và học sinh, công việc kiểm tra và đánh giá, ngoài ra còn chỉ ra những dụng cụ, thiết bị cần thiết phải dùng.
Nội dung của giáo án phải trả lời được bốn câu hỏi: dạy để làm gì? (mục tiêu); dạy cho ai? (đối tượng học tập); dạy cái gì? (nội dung); dạy như thế nào? (phương pháp giảng dạy)
Bài giảng: Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001. Tr. 14) Bài giảng là một phần nội dung trong chương trình của một môn học được giáo viên trình bày trước học sinh. Các yêu cầu cơ bản đối với bài giảng là: định hướng rõ ràng về chủ đề, trình bày có mạch lạc, có hệ thống và truyền cảm nội dung, phân tích rõ ràng, dễ hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể có liên quan và tóm tắt có khái quát chúng, sử dụng phối hợp nhiều thủ pháp thích hợp như thuyết trình, chứng minh, giải thích, đàm luận, làm mẫu, chiếu phim, mở máy ghi âm, ghi hình v.v. Bài giảng luôn được xem như một đơn vị nội dung của chương trình có độ dài tương ứng với một hoặc hai tiết học.
Khi ta thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào đó trên đối tượng học sinh cụ thể trong một không gian vào thời điểm nhất định thì được coi là ta đang thực hiện một bài giảng. Như vậy, giáo án là tĩnh, bài giảng lại động. Một giáo án chỉ có thể trở thành bài giảng khi nó được thực thi. Hay nói một cách văn chương, nếu coi giáo án là “kịch bản” thì bài giảng được coi là “vở kịch được công diễn”. Bài giảng là tiến trình giáo viên triển khai giáo án của mình ở trên lớp.
Chính vì chưa phân biệt rõ ràng hai khái niệm này nên có thầy, cô giáo khi lên lớp đã trình diễn luôn các phần không nên trình chiếu như giới thiệu “mục tiêu yêu cầu của bài học”, các bước làm việc của thầy, của trò…Hoặc do hiểu sai mà nhiều giáo viên đánh đồng bài giảng điện tử với bài trình chiếu Powerpoint thông thường, có thầy cô giáo soạn bài giảng lên lớp như bài soạn của các báo cáo viên dẫn đến thay vì “đọc chép” nay lại “chiếu chép” gây nên sự nhàm chán phản tác dụng của bài giảng điện tử.
*Thứ hai: biên tập nội dung trình chiếu không đúng với yêu cầu “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Ví dụ khi khai thác các kênh hình ảnh, phim tư liệu hoặc các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng… thay vì biên tập để gợi mở, nêu vấn đề nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thì giáo viên lại cung cấp theo kiểu thông báo, cho xem thiếu tính hấp dẫn.
*Thứ ba: do lỗi trong thiết kế các hiệu ứng khi thầy giáo chỉ đạo cho trò thi công một công đoạn nào đó nhằm để chiếm lĩnh một nội dung kiến thức nào
Trong những năm gần đây và đặc biệt là từ năm học 2009-2010 Bộ GD-ĐT có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy thì phong trào soạn bài giảng điện tử được giáo viên hưởng ứng một cách tích cực và đã thành phong trào sôi nổi, rộng khắp. Nhiều thầy, cô giáo khắp mọi miền đất nước đều quyết tâm tự học, tự nghiên cứu để tiếp cận với phương pháp soạn, phương pháp giảng bằng phương tiện điện tử với chương trình phần mềm Powerpoint. Việc thực hiện bài giảng điện tử trong các tiết thao giảng, đánh giá đang được các trường, tổ chuyên môn khuyến khích và đánh giá cao. Trong thời gian qua có một bộ phận thầy, cô giáo soạn bài giảng điện tử đúng hướng, tiết dạy hấp dẫn thu hút được học sinh, học sinh cũng rất tích cực, tự giác hoạt động trong tiết học. Tuy nhiên, hiện vẫn có thể nói vẫn còn đa số thầy, cô giáo soạn, giảng không đúng với yêu cầu. Nguyên nhân do đâu?
Theo tôi có nhiều nguyên nhân khiến quý thầy, cô soạn giáo án điện tử không đúng yêu cầu:
*Thứ nhất: chưa phân biệt giáo án điện tử và bài giảng điện tử. Nhân đây tôi xin nhắc lại ngắn gọn hai khái niệm này.
Giáo án: Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001, Tr. 104) giáo án là kế hoạch và dàn ý bài giảng của giáo viên được soạn trước ra giấy để tiến hành dạy học trong một hoặc hai tiết lên lớp. Trong giáo án thường ghi chủ điểm, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung chi tiết sắp xếp theo trình tự lên lớp, phương pháp và thủ thuật dạy - học của giáo viên và học sinh, công việc kiểm tra và đánh giá, ngoài ra còn chỉ ra những dụng cụ, thiết bị cần thiết phải dùng.
Nội dung của giáo án phải trả lời được bốn câu hỏi: dạy để làm gì? (mục tiêu); dạy cho ai? (đối tượng học tập); dạy cái gì? (nội dung); dạy như thế nào? (phương pháp giảng dạy)
Bài giảng: Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001. Tr. 14) Bài giảng là một phần nội dung trong chương trình của một môn học được giáo viên trình bày trước học sinh. Các yêu cầu cơ bản đối với bài giảng là: định hướng rõ ràng về chủ đề, trình bày có mạch lạc, có hệ thống và truyền cảm nội dung, phân tích rõ ràng, dễ hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể có liên quan và tóm tắt có khái quát chúng, sử dụng phối hợp nhiều thủ pháp thích hợp như thuyết trình, chứng minh, giải thích, đàm luận, làm mẫu, chiếu phim, mở máy ghi âm, ghi hình v.v. Bài giảng luôn được xem như một đơn vị nội dung của chương trình có độ dài tương ứng với một hoặc hai tiết học.
Khi ta thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào đó trên đối tượng học sinh cụ thể trong một không gian vào thời điểm nhất định thì được coi là ta đang thực hiện một bài giảng. Như vậy, giáo án là tĩnh, bài giảng lại động. Một giáo án chỉ có thể trở thành bài giảng khi nó được thực thi. Hay nói một cách văn chương, nếu coi giáo án là “kịch bản” thì bài giảng được coi là “vở kịch được công diễn”. Bài giảng là tiến trình giáo viên triển khai giáo án của mình ở trên lớp.
Chính vì chưa phân biệt rõ ràng hai khái niệm này nên có thầy, cô giáo khi lên lớp đã trình diễn luôn các phần không nên trình chiếu như giới thiệu “mục tiêu yêu cầu của bài học”, các bước làm việc của thầy, của trò…Hoặc do hiểu sai mà nhiều giáo viên đánh đồng bài giảng điện tử với bài trình chiếu Powerpoint thông thường, có thầy cô giáo soạn bài giảng lên lớp như bài soạn của các báo cáo viên dẫn đến thay vì “đọc chép” nay lại “chiếu chép” gây nên sự nhàm chán phản tác dụng của bài giảng điện tử.
*Thứ hai: biên tập nội dung trình chiếu không đúng với yêu cầu “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Ví dụ khi khai thác các kênh hình ảnh, phim tư liệu hoặc các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng… thay vì biên tập để gợi mở, nêu vấn đề nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thì giáo viên lại cung cấp theo kiểu thông báo, cho xem thiếu tính hấp dẫn.
*Thứ ba: do lỗi trong thiết kế các hiệu ứng khi thầy giáo chỉ đạo cho trò thi công một công đoạn nào đó nhằm để chiếm lĩnh một nội dung kiến thức nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Bá Quang
Dung lượng: 46,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)