Đoạn văn mẫu ngữ văn 9 hay

Chia sẻ bởi Lê Võ Đình Kha | Ngày 12/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đoạn văn mẫu ngữ văn 9 hay thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề 1
Đoạn thơ :
“Gần miền có một mụ nào
…………………………
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
Viết 1 câu đơn mà chủ ngữ là một cụm chủ vị để giới thiệu nội dung đoạn thơ trên.
“Mã Giám Sinh là một nhân vật phản diện được xây dựng khá thành công về diện mạo, tính cách, cử chỉ bằng nét bút hiện thực của Nguyễn Du.”
Viết đoạn văn khoảng 15 câu theo cách lập luận qui nạp, trong đó có dùng câu văn trên để phân tích nhân vật MGS trong đoạn thơ trên.
“ (1)Nguyễn Du là nhà văn bậc thầy về nghệ thuật miêu tả nhân vật, kể cả nhân vật chính diện và phản diện. (2)Đoạn trích “MGS mua Kiều” là tiêu biểu cho việc xây dựng nhân vật phản diện của Nguyễn Du. (3)Gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai họa. (4)Được mụ mối mách bảo, MGS tìm đến mua Kiều. (5)MGS xuất hiện với vẻ ngoài chải chuốt mà lố lăng, không phù hợp. (6)Tuổi ngoài 40 mà vẫn “Mày rau nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”. (7)Cách nói năng thì cộc lốc, vô lễ: “Hỏi tên, rằngHỏi quê, rằng(8)Câu trả lời nhát gừng, không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi, đó chỉ có thể là lời của kẻ vô học hoặc hợm của, cậy tiền. (9)Cử chỉ, thái độ thì bất lịch sự đến trơ trẽn, hỗn hào: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”. (10)”Ghế trên” là ghế ở vị trí trang trọng, dành cho bậc cao niên, bậc huynh trưởng đáng kính. (11)Kẻ đi hỏi vợ là bậc con cái mà lại “ngồi tót” thì thật chướng mắt, vô lễ. (12)Không chỉ có thế, ta còn thấy ở MGS sự giả dối. (13)Giả dối từ lai lịch xuất thân mù mờ, giới thiệu là “viễn khách” mà lại xưng quê “cũng gần”. (14)Đến tướng mạo, tính danh cũng giả dối, tuổi tác đã nhiều nhưng lại cố tô vẽ cho ra trẻ, ra vẻ thư sinh, phong lưu, lịch sự mà “Trước thày sau tớ lao xao” rất nhốn nháo, ô hợp. (15)Nói tóm lại, Mã Giám Sinh là một nhân vật phản diện được xây dựng khá thành công về diện mạo, tính cách, cử chỉ bằng nét bút hiện thực của Nguyễn Du.”
Viết đoạn văn trình bày ý nghĩa về sự có mặt của thiên nhiên trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
“Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn hay của Nguyễn Thành Long. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện là sự có mặt của thiên nhiên trong truyện.Đọc văn mà ta có cảm giác như lần lần được ngắm những tác phẩm hội họa lung linh kì ảo: “Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương rơi.” Ôi! Phong cảnh đẹp biết như
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Võ Đình Kha
Dung lượng: 131,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)