Đố vui lớp 5

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Hoàng | Ngày 09/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đố vui lớp 5 thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TH.TĂNG BẠT HỔ GIAO LƯU HSG LỚP 5 CẤP TRƯỜNG
Năm học 2013 - 2014



ĐỀ THI MÔN TOÁN LỚP 5
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Ngày thi: 22/02/2014)

Câu 1 (4 điểm):
Cho A = 250,6 – 20,5 x m
a) Tính giá trị biểu thức A khi m = 2,6:
b) Tìm giá trị của m khi A = 201,4

Câu 2 (4 điểm):
Tìm một phân số biết rằng nếu cộng 1 đơn vị vào tử số và giữ nguyên mẫu số thì được phân số có giá trị bằng 1; còn nếu cộng 4025 vào mẫu số và giữ nguyên tử số thì được phân số có giá trị bằng phân số .

Câu 3 (4 điểm):
Cho số tự nhiên, biết rằng nếu viết thêm 1 chữ số vào tận cùng bên phải số đó ta được số mới lớn hơn số đã cho 2014 đơn vị. Tìm số tự nhiên đã cho và chữ số viết thêm.

Câu 4 (4 điểm):
Bài kiểm tra cuối học kì I của lớp 5A đạt được như sau: Số bài đạt điểm giỏi chiếm  số bài còn lại, số bài đạt điểm khá chiếm  tổng số bài, số bài đạt điểm trung bình nhiều hơn số bài đạt điểm yếu là 10 bài. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu bài. Biết lớp 5A có 30 học sinh.

Câu 5 (4 điểm):
Cho tam giác ABC có diện tích 120 cm2. Trên cạnh BC lấy điểm M, sao cho BM =  BC, trên cạnh AC lấy điểm N, sao cho AN = AC. Nối M N; A M.
a/ Tính diện tích tứ giác NMBA.
b/ Tính chiều cao hạ từ N xuống cạnh đáy AM của tam giác ANM biết chiều cao hạ từ B xuống đáy AM của tam giác ABM là 16cm




* Lưu ý: Không yêu cầu học sinh phải chép đề vào bài làm.



TRƯỜNG TH.TĂNG BẠT HỔ GIAO LƯU HSG CẤP TRƯỜNG
Năm học 2013 - 2014

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI MÔN TOÁN LỚP 5
Câu 1 (4 điểm):
a) 1,5 điểm:
Tính đúng giá trị biểu thức A khi m = 2,6 được 2 điểm.
A = 250,6 – 20,5 x m
Khi m = 2,6 ta có: A = 250,6 – 20,5 x 2,6 (0,5điểm)
A = 250,6 – 53,3 (0,5điểm)
A = 197,3 (0,5 điểm)
b) 2,5 điểm:
Khi A = 201,4 ta có:
201,4 = 250,6 – 20,5 x m (0,5điểm)
20,5 x m = 250,6 – 201,4 (0,5điểm)
20,5 x m = 49,2 (0,5điểm)
m = 49,2 : 20,5 (0,5điểm)
m = 2,4 (0,5điểm)
Câu 2 (4 điểm):
Vì khi cộng 1 đơn vị vào tử số và giữ nguyên mẫu số thì được phân số mới có giá trị bằng 1 do vậy mẫu số lớn hơn tử số 1 đơn vị. (0,5điểm)
Vậy khi cộng 4025 vào mẫu số và giữ nguyên tử số thì mẫu số lúc này lớn hơn tử số là 4025 + 1 = 4026. (0,5điểm)
Nếu xem tử số là 1 phần thì mẫu số lúc này sẽ là 3 phần bằng nhau như thế (học sinh có thể vẽ sơ đồ biểu thị thay cho lập luận). (0,5 điểm)
Tử số của phân số đã cho là: 4026 : (3 – 1) x 1 = 2013 (1 điểm)
Mẫu số của phân số đã cho là: 2013 + 1 = 2014 (1 điểm)
Thử lại :  =  = 1 và  =  =  (đúng).
Vậy phân số cần tìm là:; Đáp số :  (0,5 điểm)
Câu 3 (4 điểm):
Gọi số cần tìm là A, chữ số viết thêm là x, x < 10. (0,5điểm)
Theo đề toán ta có: Ax = A + 2014 (0,5điểm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)