Do dung day hoc tu lam ngu van 9

Chia sẻ bởi Lê Nguyễn Khuê Văn | Ngày 07/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: do dung day hoc tu lam ngu van 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Giáo viên : LE� KYM PHệễNG
BIÊN SOẠN : GV LÊ KIM PHƯƠNG , THCS NGÔ MÂY , HUYEÄN PHUØ CAÙT , TÆNH BÌNH ÑÒNH
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
NĂM HỌC : 2011-2012






Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)
Chân dung của Bác Hồ qua các thời kì hoạt động cách mạng
1920
1923
1924
1930
Chân dung của Bác Hồ qua các thời kì hoạt động cách mạng
1933
1934
1945
1946
Chân dung của Bác Hồ qua các thời kì hoạt động cách mạng
1947
1949
1954
1957
Chân dung của Bác Hồ qua các thời kì hoạt động cách mạng
1960
1962
1963
1964
Chân dung của Bác Hồ qua các thời kì hoạt động cách mạng
1965
1966
1968
1969
-Phong cách Hồ Chí Minh Của Lê Anh Trà là văn bản nhật dụng nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Nội dung chính được Lê Anh Trà đề cập đến trong văn bản là vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được hình thành từ sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị
-Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, thông qua con đường tự học, tự nghiên cứu, Hồ Chí Minh đã có sự hiểu biết sâu rộng nền văn hóa các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ. Nhưng Người không hề chịu ảnh hưởng một cách thụ động mà luôn tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài. Nhờ đó, Người đã có được phong cách vừa rất Việt Nam, rất phương Đông vừa rất mới, rất hiện đại.
-Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh cũng được thể hiện rõ nét ở lối sống giản dị mà thanh cao của Người.
Nhà Bác Hồ ở Nghệ An



Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
(G.G. Mác-két)
Nỗi đau của chiến tranh
-Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két, nhà văn Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928, tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực, huyền ảo, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” (1967). Mác-két được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982.
-Tháng 8 năm 1986 nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hy Lạp , Tan-da-ni-a họp lần thứ 2 tại Mê-hi-cô đã ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo đảm an ninh và hòa bình thế giới. Nhà văn Mác-két được mời tham dự cuộc gặp gỡ này. Văn bản trên trích từ tham luận của ông. Tên văn bản do người biên soạn đặt


Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
(Trích tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em)



-Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở New-Yóoc ngày 30-9-1990.
-Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.



Chuyện người con gái Nam Xương
(Nguyễn Dữ)
- Nguyễn Dữ là học trò giỏi của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm , sống vào nửa đầu thế kỉ XVI . Đây là thời kì chế độ phong kiến nhà Hậu Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng , suy yếu , các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực , gây nên loạn lạc liên miên . Chán nản trước thời cuộc , lại chịu ảnh hưởng của thầy học , Nguyễn Dữ chỉ làm quan 1 năm rồi lui về sống ẩn dật ở vùng núi rừng Thanh Hóa .
-Truỵên truyền kì là loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường. Truyền kì mạn lục là đỉnh cao của thể loại này trong nền văn học trung đại Việt Nam, từng được xem là một áng "thiên cổ kì bút". Tác phẩm gồm 20 truyện về nhiều đề tài khác nhau từ các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử , dã sử của Việt Nam, được viết bằng chữ Hán. Nhân vật chính là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng bị các thế lực bạo tàn và lễ giáo khắc nghiệt xô đẩy vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh hoặc là những ngừơi trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp. Chuy?n ngu?i con g�i Nam Xuong là truyện thứ 16 trong 20 truyện của tác phẩm này.
Đền thờ Vũ Nương bên sông Hoàng Giang Xã Chân Lí, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam



Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
(Phạm Đình Hổ)
-Là một nho sĩ sống trong thời chế độ phong kiến đã khủng hoảng trầm trọng nên Phạm Đình Hổ ( 1768-1839) có tư tưởng muốn ẩn cư và sáng tác những tác phẩm văn chương , khảo cứu về nhiều lĩnh vực
-Vũ trung tùy bút là tác phẩm văn xuôi đặc sắc của Phạm Đình Hổ, gồm 88 mẩu chuyện nhỏ viết theo thể tùy bút, ghi lại một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực lịch sử nước ta đầu thế kỉ XIX . Văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được trích từ tác phẩm này .



Hoàng Lê nhất thống chí – hồi thứ 14
(Ngô gia văn phái)
-Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí gồm một số người cùng trong dòng họ Ngô Thì, gọi là Ngô gia văn phái ( ở làng Tả Thanh Oai , nay thuộc huyệnThanh Oai , Tỉnh Hà Tây ) viết trong nhiều thời điểm nối tiếp nhau . Hai tác giả chính trong đó là Ngô Thì Chí ( 1753-1788), em ruột Ngô Thì Nhậm và Ngô Thì Du (1772-1840), anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí .
-Hoàng Lê nhất thống chí gồm 17 hồi , nguyên văn bằng chữ Hán , theo thể chí nhưng có thể xem là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi . Tác phẩm này không chỉ ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê mà còn tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng 30 năm cuối của thế kỉ thứ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX.



Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh ; sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc , nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học . Cha là Nguyễn Nghiễm , đỗ Tiến sĩ , từng giữ chức tể tướng . Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh .
-Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa , nhà nhân đạo chủ nghĩa , có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Sự nghiệp văn học của ông gồm nhiều tác phẩm có giá trị lớn viết bằng chữ Hán và chữ Nôm . Trong đó sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường gọi là Truyện Kiều.
Tượng đài Nguyễn Du tại khu lưu niệm Nguyễn Du ở Hà Tĩnh
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”



Truyện Lục Vân Tiên
(Nguyễn Đình Chiểu)
Tượng chân dung Nguyễn Đình Chiểu đặt trong lăng Nguyễn Đình Chiểu ở Bến Tre
“Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”
“Đêm khuya lặng lẽ như tờ
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay
Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời”
“Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”

“Ngư rằng :”Người ở cùng ta”
Hôm mai hẩm hút với già cho vui.
Tiên rằng :”Ông lấy chi nuôi
Thân tôi như thể trái mùi trên cây”
-Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1848), 6 năm sau ông bị mù (1849). Ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến. Lúc cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất với kẻ thù, giữ trọn lòng trung thành với tổ quốc, với nhân dân cho đến lúc mất.
-Ông để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người như truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ- Hà Mậu; cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước như Chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Định,… và truyện thơ dài, ngư tiều y thuật vấn đáp.
-Truyuện Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm được ông sáng tác vào đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.



Đồng chí (Chính Hữu)
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo .”
-Chính Hữu: tên thật là Trần Đình Đắc (1926-2007) , quê ở huyện Can Lộc , tỉnh Hà Tĩnh. Ông gia nhập trung đoàn thủ đô năm 1946 và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ . Năm 2000 , ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật .
-Tập thơ chính : Đầu súng trăng treo (1966) .
Đồng chí!



Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(Phạm Tiến Duật)
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
-Phạm Tiến Duật (1941-2007) quê ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ, gia nhập quân đội năm 1964, trở thành nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kháng chiến chống Mĩ. Các tập thơ chính : Vầ�ng trăng quầng lửa (1970), Ở hai đầu núi (1981), Thơ một chặng đường , .
-Hoàn cảnh ra đời: bài thơ được sáng tác năm 1969 , khi tác giả hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn, thời kì kháng chiến chống Mĩ


Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
-Huy Cận (1919-2005) tên thật là Cù Huy Cận , quê ở huyện Vụ Quang tỉnh Hà Tĩnh . Huy Cận là cây bút nổi tiếng của phong trào thơ mới với tập thơ Lửa Thiêng (1940) . Từ sau 1945, ông là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Huy Cận được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996) .
-Các tập thơ tiêu biểu : Lửa thiêng (1940) , Trời mỗi ngày lại sáng (1958) , Bài ca cuộc đời (1963) , Hạt lại gieo (1984) .
“Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”
“Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”



Bếp lửa (Bằng Việt)
“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !”
1.Tác giả, tác phẩm :
-Bằng Việt (1941) tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng quê ở huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây . Ông làm thơ từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
-Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà nên rất gần gũi với bạn đọc trẻ.
2.Hoàn cảnh ra đời:
Bếp lửa đu?c Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi ấy tác giả là sinh viên ngành luật đang du học tại Liên Xô. Bài thơ được in trong tập Hương cây - Bếp lửa 1968, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.



Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
(Nguyễn Khoa Điềm)
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, trong một gia đình trí thức cách mạng. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Nguyễn Khoa Điềm về quê hương miền Nam tham gia chiến đấu. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm từng là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 2000, ông giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung Ương
“-Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do…”



Ánh trăng (Nguyễn Duy)
- Nguyễn Duy (sinh 1948), tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Ông gia nhập quân đội từ năm 1966, vào binh chủng thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Từ 1977, ông là đại diện thường trú báo Văn Nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Duy đã được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ năm 1972-1973. Ông là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước và tiếp tục sáng tác bền bỉ ở giai đoạn sau 1975. Tập thơ A�nh trăng của Nguyễn Duy đã được tặng giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
2.Hoàn cảnh ra đời:
Nguyễn Duy cũng như các nhà thơ cùng thời từng trải qua bao thử thách gian khổ, từng chứng kiến biết bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó với thiên nhiên, núi rừng. Nhưng khi nước nhà thống nhất, được sống trong hòa bình với những tiện nghi hiện đại, không ít người đã vô tình lãng quên quá khứ. "Giật mình" vì điều đó, Nguyễn Duy đã sáng tác bài thơ A�nh trăng vào năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh.



Làng (Kim Lân)
1.Tác giả:
- Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước Cách mạng tháng Tám 1945.
- Nhờ gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn nên Kim Lân có sở trường viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
2.Hoàn cảnh ra đời:
Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
“Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến:
-Im ! Khổ lắm ! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.”



Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
Sa Pa là một huyện thuộc tỉnh Lào Cai, nằm trong khu vực dãy Hoàng Liên Sơn, có thị trấn nghỉ mát Sa Pa nổi tiếng. Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều núi cao, trong đó có đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta (3142m).

Dãy Hoàng Liên Sơn nhìn từ Sa Pa
- Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.
- Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác trong một chuyến đi Lào Cai mùa hè năm 1970, in trong tập Giữa trong xanh.
“Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.”



Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Văn bản trong SGK là đoạn trích phần giữa của truyện.
“Anh bước vội vàng những bước dài, rồi dừng lại kêu to:
-Thu! Con”
“Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
-Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con !
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc , hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.
Bài tập thực hành
Hãy xác định tên các nhà văn sau:
Cù Huy Cận
Nguyễn Thành Long
Bằng Việt
Nguyễn Khoa Điềm



Cố hương (Lỗ Tấn)
- Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, lúc nhỏ tên là Chu Dương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, quê tỉnh Chiết Giang. Lúc còn trẻ, Lỗ Tấn từ giã gia đình tìm đường lập nghiệp. Ban đầu ông theo học ngành hàng hải và địa chất, sau đó học y học rồi chuyển sang hoạt động văn nghệ với mong muốn chữa bệnh "ngu muội" và "hèn nhát" của người dân lúc bấy giờ. Tác phẩm chính có 17 tập tạp văn, hai tập truyện ngắn Gào thét, Bàng hoàng, tiểu thuyết AQ chính truyện .
- Cố hương là truyện ngắn rút trong tập Gào thét (1923). Truyện kể về nhân vật "tôi" (Tấn) về thăm quê. Làng trong kí ức đẹp hơn làng quê trong hiện taị. "Tôi" về mới biết được mẹ sắp dọn nhà. Nhân vật "tôi" gặp lại Nhuận Thổ, người bạn hơn hai mươi năm về trước nay sống tiều tụy vì con đông, mất mùa. Gia đình "tôi" quyết định rời làng và nhân vật "tôi" hi vọng về một cuộc đời mới trong tương lai.
“Bây giờ mẹ tôi nhắc đến Nhuận Thổ, kí ức tôi bỗng như bừng sáng lên trong chốc lát.Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào.”



Những đứa trẻ (Mác-xim Go-rơ-ki)
Những đứa trẻ
“Tôi nhanh trí kéo chiếc ròng rọc để cứu đứa bé trước con mắt ngỡ ngàng của bọn trẻ”
- Mac-xim Go-rơ-ki ( 1868-1936) là nhà văn lớn của nước Nga thế kỉ XX. Từ nhỏ, M. Go-rơ-ki sống với ông bà ngoại, lớn lên phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Tác phẩm chính : Bộ ba tiểu thuyết Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1916) và Những trường đại học của tôi (1923), tiểu thuyết Người mẹ, .
- Văn bản Những đứa trẻ trích ở chương IX tác phẩm Thời thơ ấu. Nhân vật "tôi" (A-li-ô-sa, tên thân mật dùng để gọi M. Go-rơ-ki lúc còn nhỏ ) được ba anh em con của đại tá O�p-xi-an-ni-cốp gọi đến chơi cùng. Bỗng bố của ba đứa bé xuất hiện và cấm không cho nhân vật "tôi` chơi với con ông. Nhưng những đứa trẻ vẫn chơi với nhau và kể cho nhau nghe nhiều truyện vui buồn.






Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
- Chu Quang Tiềm ( 1897-1986) là nhà lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu. Bài viết này là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.
- Đây là một tác phẩm dịch. Vì thế trong quá trình khai thác cần chú ý tới nội dung, tới cách viết giàu hình ảnh, sinh động, dí dỏm chứ không quá sa đà vào phân tích ngôn từ.




Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội, là thành viên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập từ năm 1943. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Tổng thư kí Hội Văn hóa cứu quốc, đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên. Từ năm 1958 đến năm 1989, ông làm Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1995 ông làm Chủ tịch U�y ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật. Hoạt động văn nghệ của Nguyễn Đình Thi khá đa dạng : làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. Ông đươc Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (xuất bản 1956).




Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan)
- Vũ Khoan : Nhà hoạt động chính trị, nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ.
- Thời điểm tác giả viết bài này vào đầu năm 2001, khi đất nước ta đang cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới.
- Bài viết này đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và được in trong tập Một góc nhìn của tri thức, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002.


Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của
La Phông-Ten (Hi-pô-lít-te)



“Giọng chú cừu non tội nghiệp mới buồn rầu và dịu dàng làm sao!
-Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận
Xét lại cho tường tận kẻo mà…”
- Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cúu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, tác giả công trình nghiên cứu La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông (1853).
- Văn bản chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten trích từ chương II, phần Hai của công trình trên.



Con cò (Chế Lan Viên)
- Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập Điêu tàn (1937). Với năm mươi năm sáng tác, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ thứ XX. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường, chim báo bão (1967).
“Ngủ đi ! Ngủ đi
Cho cánh cò, cánh vạc,
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi”



Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
- Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Thanh Hải là một cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ nh?ng ngày đầu.
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”



Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
- Viễn Phương (1928-2005) tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang.Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Bài thơ sáng tác tháng 4 - 1976 vào dịp tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”




Những hình ảnh về Bác Hồ kính yêu
Nhà Bác Hồ ở Nghệ An
Chiếc võng Bác thường nằm lúc nhỏ
Căn nhà sàn của Bác
Bác Hồ hướng dẫn nông dân cách trồng trọt



Sang thu (Hữu Thỉnh)
H?u Th?nh
- Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh , sinh năm 1942 , quê ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1963 Hữu Thỉnh nhập ngũ, vào binh chủng tăng - thuyết giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông đã tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa III, IV, V. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
- Bài thơ Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ , sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. Văn bản SGK được rút từ tập thơ Từ chiến hào đến thành phố - NXB Văn học, Hà Nội, 1991.



Nói với con (Y Phương)
- Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày , sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981, chuyển về công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993 ông là Chủ tịch Hội Văn học Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi .
- Bài thơ Nói với con được trích từ tuyển tập Thơ Việt Nam 1945-1985.



Mây và sóng (R.Ta-go)
-Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của A�n Độ , sinh ra trong gia đình quý tộc. Ta-go làm thơ từ rất sớm. Ông để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ : 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 tập truyện ngắn . với tập Thơ Dâng , ông là nhà thơ Châu Á đầu tiên được nhận giải Nô-ben về văn học (1931).
-Bài Mây và sóng rút ra từ tập thơ Si-su (Trẻ thơ) xuất bản năm 1909, Ta-go chính là người dịch ra tiếng Anh và in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
“Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.”



Bến quê (Nguyễn Minh Châu)
“Ngay lúc ấy, cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát ngay sau khung cửa sổ là một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên…”
“Con đò đã sang quá nửa sông, ngồi đây Nhĩ có thể nhìn thấy rõ từng mảnh vá trên lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng nước đỏ”



Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
-Lê Minh Khuê sinh ăm 1948 , quê ở Thanh Hóa, là nhà văn trưởng thành trong những năm chống Mĩ . Tác phẩm của Lê Minh Khuê chủ yếu viết về cuộc sống, chiến đấu ở Trường Sơn. Sau năm 1975, nhà văn bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới .
-Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, sáng tác năm 1971. Đoạn trích trong SGK có lược bớt một số đoạn.


Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đ.Đi-phô)
(Trích Rô-bin-xơn Cru-xô)
-Đe-ni-ơn Đi-phô ( 1660-1731) là nhà văn lớn của nước Anh ở thế kỉ XVIII . Ông viết tiểu thuyết khá muộn , khi ông đã gần 60 tuổi .
-Vãn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Rô-bin-xơn Cru-xô (1719) của Đi-phô. Đây là cuốn tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Rô-bin-xơn (tức Rô-bin-xơn Cru-xô ) tự kể chuyện về mình. Rô-bin-xơn thích đi phiêu lưu bằng đường biển. Trong một lần xuống tàu đi Ghi-nê ( lúc này Rô-bin-xơn 27 tuổi ), tàu bị bão đánh đắm, một mình Rô-bin-xơn sống xót và trôi dạt vào đảo hoang. Hơn 28 năm sau, Rô-bin-xơn mới trở về được nước Anh. Đoạn trích trên được kể lúc Rô-bin-xơn một mình sống ngoài đảo hoang sau kho?ng 15 năm .
“Tôi đội một chiếc mũ to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê, với mảnh da rủ xuống phía sau gáy..”


Bố của Xi-mông (G. đơ Mô-pa-xăng)
- Guy-đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn nước Pháp nửa cuối thế kỉ XIX . Trong thời gian ngắn, ông sáng tác một khối lượng tác phẩm lớn gồm các tiểu thuyết như : Một cuộc đời (1883), Ông bạn đẹp (1885). và hơn 300 truyện ngắn khác. Tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện đời sống xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX .
-Văn bản Bố của Xi-mông trích trong truyện ngắn cùng tên. Truyện bắt đầu khi Xi-mông bảy, tám tuổi, lần đầu đến trường bị chúng bạn chế giễu không có bố. Em buồn bực, lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết cho xong. Đoạn trích kể những sự việc tiếp theo sau đó.


(1850-1893)



Con chó Bấc (G. Lân-đơn)
-Giắc Lân-đơn (1876-1916) là nhà văn Mĩ . Ông từng trải qua nhiều nghề kiếm sống vất vả và sớm tiếp cận với tư tưởng của chủ nghĩa xã hội . Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) , Sói biển (1904), Nanh trắng (1906) , Gót sắt (1907) .
-Văn bản Con chó Bấc trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã . Tác phẩm kể lại con chó Bấc bị bắt cóc lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người tìm vàng. Bấc đã qua nhiều tay ông chủ độc ác. Giôn Thoóc-tơn là người có lòng nhân từ và đã cảm hóa được nó. Khi Giôn Thoóc-tơn chết, nó đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành con chó hoang .
Bìa tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”
“Và khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động …”



Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng)
-Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) quê ở Đông Anh, Hà Nội, là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng, có nhiều đóng góp trong những năm kháng chiến chống Pháp. Sáng tác của ông đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử . Ngoài thể loại kịch, Nguyễn Huy Tưởng còn sáng tác kí và nhiều truyện ngắn cho thiếu nhi.
-Kịch Bắc Sơn được sáng tác và dàn dựng từ năm 1946. Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Câu chuyện chủ yếu tập trung vào gia đình cụ Phương, một nông dân dân tộc Tày yêu nước đã đứng lên chiến đấu, ủng hộ cách mạng và vạch trần bộ mặt những kẻ bán nước, làm tay sai cho giặc.
Đoạn trích gồm có hai lớp của hồi Bốn thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của Thơm và hành động cứu hai người cán bộ của cô.



Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ)
-Lưu Quang Vũ (1948-1988) là nhà thơ, nhà viết kịch, sinh ra ở Phú Thọ, quê gốc ở Quảng Nam, từng tham gia kháng chiến chống Mĩ. Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác vào giữa những năm 60 của thế kỉ XX. Đến những năm 80, ông chuyển hẳn sang viết kịch bản. Trong vòng chưa đầy 10 năm, ông sáng tác khoảng 50 vở kịch, hầu hết được dàn dựng. Ngòi bút của ông đề cập đến những vấn đề có tính thời sự nóng hổi trong đời sống xã hội đương thời , theo xu hướng đổi mới. Tác phẩm kịch tiêu biểu có: Hồn Trương Ba da hàng thịt (1984) Nàng Si-ta (1982), Nguồn sáng trong đời (1984), Lời nói dối cuối cùng (1985) , .
-Tôi và chúng ta ra đời vào năm 1984 , gồm 9 cảnh. Đoạn trích trên thuộc cảnh 3 của vở kịch. Cảnh này diễn tả cuộc xung đột gay gắt giữa những con người khát khao đổi mới mà tiêu biểu là giám đốc Hoàng Việt với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ , lạc hậu trong sự chuyển mình đổi mới của đời sống xã hội .
“Chúng tôi sẽ trình bày với các đồng chí kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp. Người trực tiếp soạn thảo phương án là kĩ sư Lê Sơn…”
Giáo án minh họa
Tiết 126 tuần 25
Văn bản : “Viếng lăng Bác”
(Viễn Phương)
I.Đọc-Tìm hiểu chú thích:
1.Tác giả:
Nêu những nét chính về tác giả?
-Vieãn Phöông (1928-2005) teân khai sinh laø Phan Thanh Vieãn, queâ ôû tænh An Giang.Trong khaùng chieán choáng Phaùp vaø choáng Mó, oâng hoaït ñoäng ôû Nam Boä, laø moät trong nhöõng caây buùt coù maët sôùm nhaát cuûa löïc löôïng vaên ngheä giaûi phoùng ôû mieàn Nam thôøi kì choáng Mó cöùu nöôùc



2.Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Baøi thô saùng taùc thaùng 4 – 1976 vaøo dòp taùc giaû ra thaêm mieàn Baéc, vaøo laêng vieáng Baùc Hoà.

3.Cảm hứng bao trùm bài thơ:
Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là gì?
Theo mạch cảm xúc.
II.Tìm hiểu bài thơ:
1.Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ:
Khi được ra Hà Nội viếng Bác, tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
-Vui sướng, xúc động tràn đầy như người con được gặp lại cha.
Phân tích cách xưng hô của tác giả và hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu ?
-Xưng hô như người thân trong gia đình (Bác-Con). Nhìn hàng tre  như thấy hình ảnh quê hương, dân tộc bền bỉ, mộc mạc, kiên cường.


Tình cảm của nhà thơ cũng như của mọi người đối với Bác được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2, 3, 4?








-Liên tưởng Bác – Mặt trời đỏ; dòng người – tràng hoa (Hình ảnh ẩn dụ) ngợi ca sự vĩ đại, tỏa sáng của Bác với niềm tự hào, biết ơn vô hạn.
Chỉ ra các hình ảnh tu từ đó và nêu ý nghĩa của chúng?
-Đứng trước vong linh của Bác, nhà thơ thấy Bác như vầng trăng trong sáng, như bầu trời trong xanh. Tâm hồn Bác mãi bất tử nhưng sự thật vẫn là nỗi đau đối với cả dân tộc Việt Nam.
Khi phải xa lăng Bác tâm trạng của tác giả như thế nào? Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ cảm xúc ấy? Biện pháp tu từ nào được sử dụng?
-Rời xa lăng Bác, tác giả lưu luyến, ước nguyện được mãi ở bên người, trung thành với sự nghiệp cách mạng.
Qua các khổ thơ trên đã thể hiện cảm xúc của tác giả như thế nào khi viếng lăng Bác?
-Nhà thơ đã thể hiện những niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, đồng thời thể hiện những tình cảm thành kính sâu sắc với Bác Hồ.
2.Nghệ thuật:
Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật? Các yếu tố đó có sự thống nhất như thế nào với nội dung, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ? (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh)
-Thể thơ tám chữ (là chủ yếu), gieo vần và ngắt nhịp linh hoạt.
-Giọng thơ trang nghiêm, thành kính.
-Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
Cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ?
* Ghi nhớ: SGK
Sơ đồ mạch cảm xúc:
Vui sướng, xúc động  tự hào  thành kính, biết ơn, đau xót  lưu luyến  nguyện ước  trung thành
III.Luyện tập:
1.Học thuộc lòng bài thơ
2.Viết một đoạn văn bình khổ hai hoặc ba của bài thơ
I.Đọc-Tìm hiểu chú thích:
1.Tác giả:
-Vieãn Phöông (1928-2005) teân khai sinh laø Phan Thanh Vieãn, queâ ôû tænh An Giang.Trong khaùng chieán choáng Phaùp vaø choáng Mó, oâng hoaït ñoäng ôû Nam Boä, laø moät trong nhöõng caây buùt coù maët sôùm nhaát cuûa löïc löôïng vaên ngheä giaûi phoùng ôû mieàn Nam thôøi kì choáng Mó cöùu nöôùc
2.Hoàn cảnh sáng tác:
-Bài thơ sáng tác tháng 4 - 1976 vào dịp tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.
3.Cảm hứng bao trùm bài thơ:
Theo mạch cảm xúc.
II.Tìm hiểu bài thơ:
1.Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ:
-Vui sướng, xúc động tràn đầy như người con được gặp lại cha.
-Xưng hô như người thân trong gia đình (Bác-Con). Nhìn hàng tre  như thấy hình ảnh quê hương, dân tộc bền bỉ, mộc mạc, kiên cường.
-Liên tưởng Bác – Mặt trời đỏ; dòng người – tràng hoa (Hình ảnh ẩn dụ) ngợi ca sự vĩ đại, tỏa sáng của Bác với niềm tự hào, biết ơn vô hạn.
-Đứng trước vong linh của Bác, nhà thơ thấy Bác như vầng trăng trong sáng, như bầu trời trong xanh. Tâm hồn Bác mãi bất tử nhưng sự thật vẫn là nỗi đau đối với cả dân tộc Việt Nam.
-Rời xa lăng Bác, tác giả lưu luyến, ước nguyện được mãi ở bên người, trung thành với sự nghiệp cách mạng.
-Nhà thơ đã thể hiện những niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, đồng thời thể hiện những tình cảm thành kính sâu sắc với Bác Hồ.
2.Nghệ thuật:
-Thể thơ tám chữ (là chủ yếu), gieo vần và ngắt nhịp linh hoạt.
-Giọng thơ trang nghiêm, thành kính.
-Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
* Ghi nhớ: SGK
Sơ đồ mạch cảm xúc:
Vui sướng, xúc động  tự hào  thành kính, biết ơn, đau xót  lưu luyến  nguyện ước  trung thành
III.Luyện tập:
1.Học thuộc lòng bài thơ
2.Viết một đoạn văn bình khổ hai hoặc ba của bài thơ




Hướng dẫn: tìm đọc các bài thơ khác viết về Bác
Soạn bài:
Cách làm bài nghị luận về tác phẩm (hoặc đoạn trích)
Kính chúc hội thi thành công tốt đẹp
BIÊN SOẠN : GV LÊ KIM PHƯƠNG , THCS NGÔ MÂY , HUYEÄN PHUØ CAÙT , TÆNH BÌNH ÑÒNH
CHÚC HỘI THI
THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Nguyễn Khuê Văn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)