Do de thi hoc sinh gioi van 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tho |
Ngày 11/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: do de thi hoc sinh gioi van 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ 1 :
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG I
Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian làm bài: 120 phút)
CâuI (2đ)
Đọc đoạn văn:
“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố tình hình dung ra những miền xa lạ kia.(1) Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người trồng hai cây phong trên đồi này? (2) Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?(3).
(Hai cây phong – Ai-ma-Tốp)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu (1) rồi gọi tên.
Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn văn.
Xác định các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn văn.
Trong đoạn văn trên có câu nào là câu nghi vấn.
Câu II (2đ)
Phân tích cái hay của hai câu thơ sau:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
(Ông đồ – Vũ Đình Liên)
Câu III (6đ)
Cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
-------------Hết---------
ĐỀ 2 :
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TĨNH GIA Môn Ngữ văn - Lớp 8 Năm học 2008-2009 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
Thí sinh không phải chép lại đề vào Tờ giấy thi !
Câu 1 ( 5 điểm). Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?
Câu 2 ( 2 điểm). Thêm dấu thích hợp cho các trường hợp sau đây :
a) Cả nước hành quân theo xe đại bác
Đồng chí thương binh
Tưởng nghe có bước chân mình
Bước của bàn chân đã mất.
(Chính Hữu)
b) Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ .
Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
c) Tớ đang có một âm mưu này, Trang ạ. Rất thú vị nhé !
(Trần Hoài Dương)
Câu 3 (3 điểm). Cho đoạn văn sau :
“Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế, thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn ; mất thời không thế, thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi. Nay các người không rõ thời thế, chỉ giả dối quen thân há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binh được”.
(Nguyễn Trãi)
Có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày diễn dịch. Lại có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày quy nạp. Và cũng có ý kiến cho rằng đây là đoạn được kết cấu theo kiểu trình bày tổng – phân – hợp…
Ý kiến của em thế nào ? Hãy lí giải.
Câu 4 (10 điểm). Kỉ niệm sâu sắc về một người bạn đã cùng học (cùng chơi) với em.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009
Môn Ngữ văn Lớp 8
Câu 1 ( 5 điểm). Trả lời được một số ý cơ bản :
- Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, thích thú khi được sống giữa non xanh nước biếc. Niềm vui thích đó, người xưa gọi là “thú lâm tuyền”(1 đ).
- Trong thơ cổ có cả một mảng sáng tác về “thú lâm tuyền” (1 đ).
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết :
Trúc biếc nước
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG I
Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian làm bài: 120 phút)
CâuI (2đ)
Đọc đoạn văn:
“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố tình hình dung ra những miền xa lạ kia.(1) Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người trồng hai cây phong trên đồi này? (2) Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?(3).
(Hai cây phong – Ai-ma-Tốp)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu (1) rồi gọi tên.
Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn văn.
Xác định các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn văn.
Trong đoạn văn trên có câu nào là câu nghi vấn.
Câu II (2đ)
Phân tích cái hay của hai câu thơ sau:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
(Ông đồ – Vũ Đình Liên)
Câu III (6đ)
Cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
-------------Hết---------
ĐỀ 2 :
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TĨNH GIA Môn Ngữ văn - Lớp 8 Năm học 2008-2009 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
Thí sinh không phải chép lại đề vào Tờ giấy thi !
Câu 1 ( 5 điểm). Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?
Câu 2 ( 2 điểm). Thêm dấu thích hợp cho các trường hợp sau đây :
a) Cả nước hành quân theo xe đại bác
Đồng chí thương binh
Tưởng nghe có bước chân mình
Bước của bàn chân đã mất.
(Chính Hữu)
b) Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ .
Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
c) Tớ đang có một âm mưu này, Trang ạ. Rất thú vị nhé !
(Trần Hoài Dương)
Câu 3 (3 điểm). Cho đoạn văn sau :
“Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế, thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn ; mất thời không thế, thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi. Nay các người không rõ thời thế, chỉ giả dối quen thân há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binh được”.
(Nguyễn Trãi)
Có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày diễn dịch. Lại có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày quy nạp. Và cũng có ý kiến cho rằng đây là đoạn được kết cấu theo kiểu trình bày tổng – phân – hợp…
Ý kiến của em thế nào ? Hãy lí giải.
Câu 4 (10 điểm). Kỉ niệm sâu sắc về một người bạn đã cùng học (cùng chơi) với em.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009
Môn Ngữ văn Lớp 8
Câu 1 ( 5 điểm). Trả lời được một số ý cơ bản :
- Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, thích thú khi được sống giữa non xanh nước biếc. Niềm vui thích đó, người xưa gọi là “thú lâm tuyền”(1 đ).
- Trong thơ cổ có cả một mảng sáng tác về “thú lâm tuyền” (1 đ).
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết :
Trúc biếc nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tho
Dung lượng: 564,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)