DKT hk II có ma trận pisa ( Vcao)
Chia sẻ bởi Ngô Văn Phong |
Ngày 15/10/2018 |
61
Chia sẻ tài liệu: DKT hk II có ma trận pisa ( Vcao) thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Sinh học
Lớp: 7
Năm học: 2014 -2015
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
(Đề thi gồm 01 trang)
Phần 1: Trắc nghiệm (2điểm)
Câu 1:Động vật nào sau đây có đặc điểm tim 3 ngăn có vách hụt ngăn tâm thất?
a. Cá b. Ếch c. Thằn Lằn d. Chim Bồ Câu
Câu 2: Lớp chim được phân chia thành các nhóm là:
a. Chim ở cạn, chim trên không. b. Chim bơi và chim ở cạn.
c. Chim chạy, chim bơi và chim bay. d. Chim chạy, chim bay.
Câu 3:Châu chấu, Ếch đồng, Kanguru, Thỏ ngoài hình thức di chuyển khác còn có chung một hình thức di chuyển là:
a. Đi. b. Nhảy đồng thời bằng hai chi sau.
c. Bò. d. Leo trèobằng cách cầm nắm.
Câu 4: Biện pháp nào dưới đây không phải biện pháp đấu tranh sinh học:
a. Chong đèn bắt bướm b. Nuôi chim để bắt sâu
c. Dùng mèo bắt chuột. d. Nuôi vịt để tiêu diệt ốc bươu vàng
Phần 2: Tự luận (8điểm)
Câu 5:(2điểm)Kể tên các lớp động vật có xương sống? Lấy ví dụ cho mỗi lớp?
Câu 6:(2điểm)Trình bày sự tiến hóa về hệ tuần hoàn của động vật có xương sống?
Câu 7. (2điểm)Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học?
Câu 8: (2 điểm) Thú
Trong giới động vật thú là lớp động vật có tổ chức cơ thể phát triển hoàn chỉnh nhất nhất từ các hệ cơ quan cho tới tập tính sinh sản. Chỉ có động vật thuộc lớp thú có hiện tượng thai sinh, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy:
Thế nào là hiện tượng thai sinh? So với hiện tượng đẻ trứng, hiện tượng thai sinh ở thú có những ưu điểm gì?
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Sinh học
Lớp: 7
Năm học: 2014 -2015
I. HƯỚNG DẪN CHẤM:
Bài làm đúng đến phần nào cho điểm đến phần đó, bài làm giải bằng cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
1. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 điểm.
1
2
3
4
c
c
b
a
2. Trắc nghiệm tự luận (8điểm)
Câu
Đáp án – Hướng dẫn chấm
Điểm
5
- Lớp Cá ( cá Chép)
- Lớp Lưỡng Cư (Ếch)
- Lớp Bò Sát (Rắn )
- Lớp Chim (Chim Bồ Câu)
- Lớp Thú (Thỏ)
0,5
0,5
0,5
0,5
6
Sự tiến hóa về hệ tuần hoàn của ĐVCXS:
- Lớp cá: Tim 2 ngăn, máu lưu thông 1 vòng tuần hoàn .
- Lớp Lưỡng cư : Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn , máu pha nuôi cơ .
- Bò sát: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, máu ít pha trộn hơn ếch .
- chim và thú : tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ nuôi cơ thể giàu Ôxi.
0,5
0,5
0,5
0,5
7
* Khái niệm:
- Biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng các thiên địch, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động của sinh vật gây hại.
* các biện pháp đấu tranh sinh học:
- Sử dụng thiên địch:
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại.
0,5
0,5
0,5
0,5
8
* Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai.
* So với hiện tượng đẻ trứng, hiện tượng thai sinh ở thú có những ưu điểm là:
- Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Văn Phong
Dung lượng: 25,83KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)