DINH DANG DOAN VB

Chia sẻ bởi Cái Thị Hạ Ngân | Ngày 25/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: DINH DANG DOAN VB thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 23/02/2011
Ngày dạy: /03/2011
Lớp: 6A
Giáo viên hướng dẫn: Lê Đình Trung
Giáo viên dạy: Cái Thị Hạ Ngân

Tiết 48, Bài 17 ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
(GIÁO ÁN DỰ GIỜ)



A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Biết các nội dung định dạng đoạn văn bản.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện các thao tác định dạng đoạn văn bản cơ bản.
3. Thái độ:
- Hình thành phương pháp làm việc khoa học.
- Vận dụng vào trong học tập và thực tiễn.
B.Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bài giảng truyền thống, bài giảng điện tử.
- Sơ đồ logic nội dung.
- Máy tính, Projector.
2. Học sinh
- SGK, và dụng cụ học tập.
C. Phương pháp
- Thuyết trình.
- Vấn đáp.
- Trực quan.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số( vắng .… : …. phép,…. không phép).
- Ổn định chổ ngồi học sinh.
II. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Để thay đổi phông chữ trong văn bản Word, em có thể thực hiện?
Nháy chọn Font từ bảng chọn Format và nháy trang Font.
Nháy chuột ở nút Font trên thanh công cụ và chọn phông thích hợp trong danh sách.
Nháy nút phải chuột và chọn Font.
Cả 3 thao tác trên đều được._
Câu hỏi 2: Muốn chọn phông chữ em dùng nút lệnh nào?
A. . B. 
C.  D. Không có nút lệnh nào đúng.

III. Triển khai bài mới
Khi viết một bài văn các em thường trình bày như thế nào?( Thường trình bày theo ba phần: mở bài, thân bài, kết luận. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn nhỏ, mỗi lần xuống dòng đều phải thụt vào một ô). Đối với việc soạn thảo trên máy vi tính, để có được một văn bản đẹp, dễ đọc cũng phải thực hiện tuân theo các thao tác đó. Để thực hiện các thao tác đó chúng ta cần phải sử dụng những lệnh nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi này cho chúng ta.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI MỚI

Hoạt động 1: Định dạng đoạn văn
GV:
* Đặt vấn đề: Cho HS quan sát hai đoạn văn bản có cùng nội dung, một văn bản đã được định dạng và một văn bản chưa được định dạng.
(1)

(2)
* Đặt câu hỏi: Sau khi quan sát hai đoạn văn bản trên em có nhận xét gì về cách trình bày của hai đoạn văn bản không?
HS: Trả lời.
GV: Khái quát lại: Những điểm trình bày khác biệt
của đoạn văn bản 2 đó chính là sự thay đổi các thuộc
tính (tính chất) của đoạn văn bản đó.
Để biết được sự thay đổi các thuộc tính (tính
chất) ở trong đoạn văn bản được gọi là gì? (Chúng ta
đi vào phần 1: Định dạng đoạn văn)
* Đặt câu hỏi: Từ ví dụ trên em nào có thể cho cô
biết thế nào là định dạng đoạn văn ?
HS: Theo dõi ví dụ và các đặc trưng đã được rút ra
để trả lời.
GV: Gọi 2- 3 HS trả lời.
HS: Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất của đoạn văn bản.
GV: * GV khái quát lại.
* Ghi bảng.
HS: Ghi bài.

GV: Đoạn văn bản có các tính chất nào?
* Gọi 2- 3 HS trả lời.
HS: Các tính chất của đoạn văn bản:
Kiểu căn lề.
Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang.
Khoảng cách lề của dòng đầu tiên.
Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới.
Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
GV: Gọi 2- 3 HS trả lời.
HS: Trả lời.
GV: * Kết luận lại.
* Ghi bảng.
HS: Ghi bài.
GV: * Minh họa trực quan cho HS quan sát

* Giải thích cho HS
(1) Căn giữa
(2) Căn thẳng lề trái
(3) Căn thẳng lề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cái Thị Hạ Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)