Điều chỉnh VNEN

Chia sẻ bởi Phan Thi Sơn | Ngày 09/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Điều chỉnh VNEN thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

PHẦN I: ĐIỀU CHỈNH HDH MÔN TIẾNG VIỆT

Bài 2A: VĂN HIẾN NGHÌN NĂM (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ về Tổ quốc.
- Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương.
II. Hoạt động học
A. Hoạt động thực hành
1. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc bài Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.

- Việc 1: Em đọc yêu cầu của đề bài.
- Việc 2: Em tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong 2 bài trên và viết ra nháp.

- Em trao đổi và chia sẻ với bạn.

- Việc 1: - Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn, các bạn lắng nghe, bổ sung.
- Việc 2: thống nhất kết quả.
2. Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc

- Việc 1: Em đọc yêu cầu của đề bài.
- Việc 2: Em tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và viết ra nháp.

- Em trao đổi và chia sẻ với bạn.

- Việc 1: Từng bạn lần lượt đọc bài của mình, các bạn khác nghe và bổ sung.
- Việc 2: Thống nhất kết quả.
3. Chơi trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng quốc (với nghĩa là nước)

Việc 1: Ban học tập phổ biến luật của trò chơi.
+ Các nhóm chuẩn bị phấn, bảng nhóm.
+ Khi ban học tập hô “Bắt đầu” các nhóm tìm và viết những từ có tiếng quốc (với nghĩa là nước) và bảng nhóm.
+ Hết thời gian 5 phút nhóm nào có nhiều kết quả đúng sẽ chiến thắng.
Việc 2: Chuẩn bị chơi
- Ban phụ trách đồ dùng đến góc học tập lấy từ điển cho nhóm.
- Nhóm trưởng phân công các bạn công việc.
Việc 3: Chơi
- Trưởng ban học tập nói: Các bạn đã hiểu rõ luật chơi chưa? Mời 1 bạn nhắc lại luật chơi.
- Trưởng ban học tập hô: Bắt đầu – các nhóm tìm và ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Trưởng ban học tập mời 1 nhóm đọc kết quả của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe.
- Mời các nhóm khác đánh giá, bổ sung.
Việc 4: Trưởng ban học tập mời các bạn quan sát và cho biết nhóm nào thắng.
Việc 5: Sau khi chơi xong, ban học tập đánh giá phần chơi.

4. Đặt câu với 1 trong những từ dưới đây và chép vào vở.
- Quê hương: quê của mình, về mặt tình cảm là nơi có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm.
- Quê mẹ: quê hương cuả người mẹ sinh ra mình.
- Quê cha đất tổ: nơi gia đình, dòng họ đã qua nhiều đời làm ăn sinh sống từ lâu đời, có gắn bó tình cảm sâu sắc.
- Nơi chôn rau cắt rốn: Nơi mình ra đời, nơi mình sinh ra, có tình cảm gắn bó thân thiết.

- Việc 1: Em đọc yêu cầu của đề bài và thông tin trên.
- Việc 2: Em đặt câu và viết vào vở.

- Việc 1: - Tìm bạn làm xong trong nhóm đọc cho nhau nghe.
- Việc 2: Góp ý, bổ sung về câu bạn vừa đặt

- Việc 1: Từng bạn lần lượt đọc câu của mình, các bạn khác nghe và bổ sung.
- Việc 2: Cho nhóm bình chọn câu hay nhất.
B. Hoạt động ứng dụng

- Em chia sẻ cho người thân những từ có tiếng “quốc” (có nghĩa là nước)

BÀI 3B: GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG

A. HOẠT ĐÔNG CƠ BẢN
1. Hướng dẫn kể chuyện

Việc 1: Tìm hiểu đề bài
- Cá nhân đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Những từ nào cần chú ý?
Việc 2: - HS phân tích đề bài:
+ Đề bài yêu cầu kể về việc gì?
+ Thế nào là việc làm tốt?
+ Nhân vật chính trong câu chuyện mình kể là ai?
+ Theo em, những việc làm như thế nào được coi là việc làm tốt, góp phần xây dựng quê hương, đất nước?

- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ câu trả lời của mình và lắng nghe ý kiến của bạn.
2. Đọc thông tin

a) Những việc làm thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước:
- Góp công, góp của xây dựng đường sá, cầu cống...
- Giữ gìn vệ sinh, trật tự đường phố, xóm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thi Sơn
Dung lượng: 13,74MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)