DethivaoTHPT

Chia sẻ bởi Mạc Thị Trang | Ngày 14/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: dethivaoTHPT thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 - THPT Thời gian làm bài 60 phút Câu 1:
a) Phát biểu và viết công thức định luật Jun – Len xơ b) Áp dụng: Có ba điện trở được mắc như sơ đồ hình vẽ, R1 = 100Ω, R2 = 30Ω,
R3 = 20Ω. Hỏi khi có dòng điện chạy qua, điện trở nào tỏa ra nhiệt lượng lớn nhất,
nhỏ nhất?
Câu 2: Thế nào là mắt cận, thế nào là mắt lão? Cách khắc phục tật mắt cận và tật mắt lão. Câu 3x1: Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = 8, đèn Đ loại: 6V - 3W. Khi biến trở
có giá trị Rx = 6 thì ampe kế chỉ 1A. a) Đèn Đ sáng bình thường không? Tại sao? b) Tính công suất của đèn Đ lúc đó và hiệu điện thế U của nguồn? c) Điều chỉnh biến trở để đèn sáng bình thường. Tìm giá trị của Rx số chỉ của Ampe
kế lúc này? Câu 4x1 Một vật sáng AB cao 0,5cm đặt trước một thấu kính hội tụ và vuông góc với trục chính; A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 12cm. Tiêu cự của thấu kính f = 6cm. a) Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính. Nêu tính chất của ảnh? b) Xác định vị trí của ảnh so với thấu kính và chiều cao của ảnh.
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 - THPT Thời gian làm bài 60 phút
Câu 1. Khi nào thì có dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín. Nêu hai ví dụ về ứng dụng của hiện tượng cẳm ứng điện từ.
Câu 2. Nêu một số lợi ích trong việc sử dụng tiết kiệm điện năng.
Câu 3. Đặt hai ống dây giống nhau AB và CD (bên trong có lõi sắt) rất gần
nhau, mỗi ống dây được nối với một nguồn điện như trên hình vẽ. Đóng hai
khoá K1 và K2 để dòng điện chạy vào hai cuộn dây. Nêu hiện tượng xảy ra?
Giải thích hiện tượng đó.
Câu 4. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Trong đó hiệu điện thế của nguồn điện là U=12V, biến trở làm bằng dây có điện trở suất ( = 1,2.10-6 , dài 20m và tiết diện 0,5 mm2. Các bóng đèn giống nhau và đều có ghi 6V - 3W.
a. Tính điện trở lớn nhất RMN của biến trở.
b. Đặt con chạy C ở trung điểm của MN rồi đóng khoá K. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.
c. Đóng khoá K. Di chuyển con chạy C đến vị trí sao cho các đèn sáng bình thường. Tính giá trị điện trở của phần biến trở tham gia vào mạch điện.
Câu 5. Một người dùng một thấu kính hội tụ coa tiêu cự f = 3cm làm kính lúp để xem một con tem. Nếu người đó muốn có ảnh ảo cùng chiều với tem và có kích thước mỗi chiều gấp 5 lần của tem thì phải đặt tem cách thấu kính một khoản bằng bao nhiêu?


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 - THPT Thời gian làm bài 60 phút Câu 1: Phát biểu qui tắc nắm tay phải
Áp dụng: Một ống dây có dòng điện chạy qua được đặt cạnh một kim nam châm
thì thấy kim nam châm định hướng như hình vẽ bên. Hãy xác định chiều dòng điện
trong ống dây

Câu 2: Vật kính của một máy ảnh là một thấu kính hội tụ. Khi đứng cách một người cao 1,65m một khoảng 3,2m để chụp ảnh của người đó thì thu được ảnh trên phim cao 2,4cm. Hãy xác định tiêu cự của vật kính.
Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ: Biết UMN = 12V, R1 = 12Ω; R2 = 6Ω;
R3 = 4Ω; R4 = 10Ω; R5 = 8Ω. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở khi: a. k1 mở, k2 đóng. b. k1 đóng, k2 mở. c. k1, k2 đều đóng. d. k1, k2 đều mở. x1Câu 4: Một ấm điện loại 220V-600W được mắc vào mạch điện có hiệu điện thế 220 để đun sôi một ấm bằng đồng nặng 200g chứa 1 lít nước ở 200C thì mất thời gian 10 phút. a. Tính lượng điện năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng. b. Tính hiệu suất của ấm. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K vàcủa đồng là 380J/kg.K.




ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 - THPT Thời gian làm bài 60 phút Câu 1:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mạc Thị Trang
Dung lượng: 248,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)