DethiHKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Phương | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: DethiHKII thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT TX THUẬN AN ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS CHÂU VĂN LIÊM NĂM HỌC 2011 - 2012
-------------------------- Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề)
Giới hạn chương trình đến hết tuần 34
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng nhất để ghi ra giấy thi (VD: 1-A, 2-A)
Câu 1. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?
A. Nét mặt. B. Điệu bộ. C. Cử chỉ. D. Ngôn từ.
Câu 2. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lôgíc?
A. Năm 18 tháng tuổi tôi đã vào bộ đội.
B. Bà lão nhai trầu bằng hai hàm răng rất đẹp.
C. Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp.
D. Tuy phải làm nhiều việc trong gia đình nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.
Câu 3. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác trong bài thơ “Ngắm trăng” là:
A. Trong khi đàm đạo việc quân trên thuyền.
B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.
C. Trên đường chuyển lao.
D. Đang ở trong nhà ngục của bọn Tưởng Giới Thạch.
Câu 4. Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?
A. Giải bày tình cảm của người viết.
B. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
C. Miêu tả phong cảnh, kể về sự việc.
D. Kêu gọi, cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân.
Câu 5. Qua thái độ của ông Guốc- Đanh trong văn bản “Ông Giốc – Đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e đối với chiếc áo may hoa ngược, cho thấy ông ta là người như thế nào?
A. Cầu kì trong vấn đề ăn mặc. B. Thích những áo lạ mắt.
C. Hài hước và hóm hỉnh. D. Dốt nát, kém hiểu biết.
Câu 6. Mục nào sau đây không phù hợp với văn bản tường trình?
A. Quốc hiệu, tiêu ngữ. B. Địa điểm, thời gian.
C. Cảm xúc của người viết tường trình. D. Chữ kí và họ tên người tường trình.
Câu 7. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ?
A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ. B. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ.
C. Để gây ấn tượng với người đọc. D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ.
Câu 8. Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu?
A. Lúa chiêm. B. Con tu hú. C. Trời xanh D. Nắng đào.
Câu 9. Trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” con người Bác Hồ hiện lên như thế nào?
Bình tĩnh, tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
Quyết đoán, tự tin trong mọi tình thế của cách mạng.
Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cho tổ quốc.
Câu 10. Trong đoạn trích “Thuế máu”, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
A. Nghị luận, tự sự, thuyết minh. B. Nghị luận, tự sự, miêu tả.
C. Nghị luận, tự sự, biểu cảm. D. Nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 11. Trong bài “Bàn luận về phép học”, quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì?
A. Học để làm người có đạo đức. B. Học để trở thành người có tri thức.
C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12. Tác giả của văn bản “Nước Đại Việt ta ” là ai?
A. Thế Lữ. B. Tố Hữu. C. Nguyễn Ái Quốc D. Nguyễn Trãi

II. Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (1 điểm) Hãy chép nguyên văn văn bản “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
Câu 2: (6 điểm) Giải thích câu nói của Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”

HẾT





















* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Phương
Dung lượng: 75,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)