Dethi thcs

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoàn | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: dethi thcs thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Ngày dạyK7:22/6/2009
Tiết1
Từ ghép
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép.
2. Kỹ năng: Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép. Vận dụng từ ghép trong nói viết.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ghép trong nói viết.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ + phiếu học tập.
2. HS: Đọc kỹ các VD, tìm hiểu VD theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy-học.
1. định tổ chức lớp (1phút): Tổng số……vắng…..
2. Kiểm tra: (Kết hợp trong bài).
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung

HĐ1: Ôn tập từ ghép (2phút)
- Thế nào là từ ghép?
(Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa).
- Nghĩa của các từ ghép được tạo ra như thế nào?
( Có nghĩa cụ thể hơn hoặc có nghĩa khái quát hơn nghĩa của mỗi đơn vị tạo nên chúng).
HĐ2: Tìm hiểu các loại từ ghép.(10phút)
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn (bảng phụ).
- Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức tiếng nào là tiếng chính? Tiếng nào phụ bổ nghĩa cho tiếng chính?
- Hãy nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép ấy? ( Chính trớc- phụ sau).
- Em hiểu thế nào về từ ghép chính phụ?


* HS đọc VD2/sgk
- Từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
- Em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập?
- Có mấy loại từ ghép? Là những loại nào? Em hiểu thế nào về các loại từ ghép đó?
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HĐ3: (10phút). Tìm hiểu nghĩa của các từ ghép
- So sánh nghĩa các từ: bà ngoại, thơm phức có quan hệ gì khác nhau?
(+ bà: Người sinh ra cha mẹ.
+ bà ngoại: Người sinh ra mẹ.
+ thơm: Mùi hương của hoa, dễ chịu, thích ngửi.
+ thơm phức: Mùi thơm bốc mạnh, hấp dẫn.
-> Nghĩa các từ: bà ngoại, thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ: bà, thơm).
- Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ?

- So sánh nghĩa của từ: quần áo với nghĩa của tiếng: quần, áo; nghĩa từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng: trầm, bổng có gì khác nhau?
(+ quần áo: Chỉ quần áo nói chung
+ trầm bổng(âm thanh): Lúc trầm, lúc bổng nghe êm tai
-> Nghĩa từ: quần áo, trầm bổng khái quát hơn nghĩa mỗi tiếng: quần, áo, trầm, bổng).
- Em hiểu gì về nghĩa của từ ghép đẳnglập?
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK- 14.
HĐ4: Luyện tập (17phút).
* HS thảo luận
GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
Nhóm1: Tìm từ ghép chính phụ
Nhóm2: Tìm từ ghép đẳng lập.
Nhóm3: Điền từ thích hợp vào sau tiếng chính: bút, thước, ma, làm-> Tạo từ ghép
C-P?
Nhóm4: Điền từ thích hợp vào sau tiếng chính:
ăn, trắng, vui, nhất-> Tạo từ ghép C-P?
Nhóm 5: Điền thêm tiếng vào từ cho sẵn
-> tạo từ ghép đẳ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoàn
Dung lượng: 451,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)