DỀTHI HSG LICH SỬ 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Lâm |
Ngày 16/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: DỀTHI HSG LICH SỬ 9 thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG MÔN LỊCH SỬ
Câu 1:(5 điểm)
-Trước chiến tranh thé giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan )là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.(0,5)
-Tháng 8/1945, ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy dành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.(0,5)
-Ngày 17/8/1945, nhân dân Inđônêxia tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hoà Inđônêxia. Ngày 19/8/1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tháng 8/1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12/10/1945 tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền.(1,0)
-Nhân dân các nước Mã Lai (nay là Malaixia ), Miến Điện (nay là Myanma) và Philippin đều nổi dậy đấu tranh, chống ách chiếm đóng của phát xít Nhật .(0,5)
-Nhưng ngay sau đó, nhiều dân tộc Đông Nam Á lại cầm súng tiến hành kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như ở Indônêxia, Việt Nam …, trước phong trào đấu trnh của nhân dân, các nước đế quốc Mĩ, Anh đã trao trả độc lập cho Philippin (7/1946), Miến Điện (1/1948), Mã Lai (8/1957). Cho tới những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dân tộc …(1,0)
-Cũng giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh ”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào dân tộc trong khu vực. Thái Lan và Philippin đã tham gia vào tổ chức này. (1,0)
-Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang hai nước Lào và Campuchia .(0,5)
C âu 2:(8 điểm)
Những nét nổi bật của quan hệ quốc tế :
Sau chiến tranh thế giới thứ hai , trong quan hệ quốc tế có những nét nổi bật sau :
Sự hình thành trật tự thế giới mới: Trật tự hai cực Ian ta.
+Vào giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai, ba nguyên thủ các cường quốc Liên Xô , Mĩ và Anh là Xtalin , Rurơven , và Sớc sin Đã có cuộc gặp gỡ ở Ianta ( Liên Xô) từ ngày 4 đến 11/2/1945 .(0,75)
+ Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ .Những thoả thuận quy định trong hội nghị đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới , gọi là trật tự Ian ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực .(1,0)
Sự ra đời tổ chức quốc tế Liên hợp quốc :
+Hội nghị Ian ta còn có một quyết định quan trọng khác là thành lập tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc .(0,5)
+Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình và an ninh thế giới , phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập , chủ quyền của các dân tộc , thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế , văn hoá và nhân đạo …(1,0)
Tình trạng “chiến tranh lạnh” giữa hai hệ thống xã hội trên thế giới:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai không lâu hai cường quốc Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng ngày càng mâu thuẫn, đối đầu gay gắt. Đó là tình trạng “Chiến tranh lạnh ” giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài phần lớn thời gian trong nửa sau thế kỉ XX.(1,0)
+ “Chiến tranh lạnh ”là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự cùng các căn cứ quan sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.(1,0)
Xu thế phát triển của thế giới hiện nay:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Lâm
Dung lượng: 48,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)