đềthi HOC SINH GIOI SỬ 9 ĐÀ NẴNG 2000-2017

Chia sẻ bởi Đinh Văn Bách | Ngày 16/10/2018 | 136

Chia sẻ tài liệu: đềthi HOC SINH GIOI SỬ 9 ĐÀ NẴNG 2000-2017 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn thi: Lịch sử
Thời gian làm bài: 150 phút


NĂM HỌC 2015-2016
Câu 1 (5,0 điểm):
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến như thế nào? Nêu nhận xét về thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đối với cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.
Câu 2 ( 4.0 điểm):
Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
Câu 3 (5.0 điểm):
Hoàn chỉnh bảng hệ thống kiến thức về việc thông qua các chủ trương, quyết định của Đảng trong thời kì 1939-1945, theo mẫu sau:


Thành lập
Mặt trận Việt Minh
Phát động Cao trào
kháng Nhật cứu nước
Phát động Tổng khởi
nghĩa trong cả nước

Diễn biến
Chiến tranh
thế giới II




Tình hình trong nước






Hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương





Câu 4 (6.0 điểm):
Nêu những thành tựu chủ yếu và tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đối với cuộc sống con người.

-----------------------Hết-----------------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2015 – 2016


Môn thi: LỊCH SỬ
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đáp án gồm có 03 trang)

ĐÁP ÁN
Điểm

Câu 1
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa như thế nào? Nêu nhận xét về thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đối với cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.
(5,0 đ)


a. Sự phân hóa trong xã hội Việt Nam



- Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp; chiếm đoạt ruộng đất, đẩy mạnh bóc lột về kinh tế và tăng cường kìm kẹp, đàn áp về chính trị đối với nông dân.
0,50


- Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Lúc đầu, phần đông trong số này là những người đứng trung gian cho tư bản Pháp; về sau họ đứng ra kinh doanh riêng... Tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
0,50


- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị tăng nhanh về số lượng – do sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục... Tầng lớp này có đời sống bấp bênh, bị tư bản Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẽ...
0,50


- Giai cấp nông dân bị thực dân, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, tô tức, phu phen, tạp dịch, cướp đoạt ruộng đất. Nông dân bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn.
0,50


- Giai cấp công nhân Việt Nam phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng; phần lớn công nhân tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su và các thành phố công nghiệp.
0,50


b. Nhận xét về thái độ chính trị và khả năng cách mạng



- Phần lớn địa chủ phong kiến đầu hàng và hợp tác với thực dân Pháp. Nhưng cũng có một bộ phận, nhất là địa chủ vừa và nhỏ, có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước khi có điều kiện.
0,50


- Tư sản mại bản có quyền lợi gắn bó với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với Pháp; tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần thực dân, dân chủ.
0,50


- Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh thuộc tầng lớp tiểu tư sản thành thị có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng tiến bộ, nên có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.
0,50


- Giai cấp nông dân căm thù thực dân, phong kiến sâu sắc, là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng (chiếm trên 90% dân số).
0,50


- Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Văn Bách
Dung lượng: 254,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)