Dethi HGS su 9

Chia sẻ bởi Lư Quốc Thái | Ngày 16/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: dethi HGS su 9 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ UÔNG BÍ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ LỚP 9
NĂM HỌC 2010- 2011



Chữ kí giám thị 1
……………...
Chữ kí giám thị 2
……………..

 MÔN: LỊCH SỬ
Ngày thi: 12/01/2011
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi này có 01 trang)


Phần lịch sử việt nam ( 14,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)
Tại sao có thể khẳng định: Mặc dù không được triều đình nhà Nguyễn chấp nhận và thực hiện nhưng những đề nghị cải cách của một số quan lại, sĩ phu yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX vẫn có những tác động tích cực đến xã hội nước ta lúc bấy giờ?
Câu 2(5,0 điểm)
Các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào? Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp, tầng lớp đó.
Câu 3 (6,0 điểm)
Hãy nêu những hoạt động yêu nước của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc trong những năm 1919 - 1925? Công lao to lớn nhất của Người đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian này là gì?


Phần lịch sử thế giới ( 6,0 điểm)

Câu 4 (3,0 điểm)
Lập niên biểu về những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
Câu 5 (3,0 điểm)
Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.

-----------------------Hết------------------------


Họ và tên thí sinh:…………………………… SBD……………………………

Hướng dẫn chấm và biểu điểm Thi học sinh giỏi
Môn Lịch sử lớp 9 - Năm học 2010 - 2011

Câu 1(3,0 điểm) Học sinh cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:

Nội dung
Điểm

Tác động tích cực của những cải cách của các quan lại, sĩ phu đến xã hội nước ta nửa cuối thế kỉ XIX:


- Đã gây được tiếng vang lớn, ít nhiều tấn công vào những tư tưởng bảo thủ trong triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
1,0 đ

- Đã phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
1,0 đ

- Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
1,0 đ


Câu 2 (5,0 điểm) Học sinh cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:

Nội dung
Điểm

Sự phân hóa của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp và tầng lớp đó:


Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới sự tác động của chính sách khai thác thuộc địa, sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc:
0,25 đ

- Giai cấp địa chủ phong kiến:
0,25 đ

+ Ngày càng câu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân.
0,25 đ

+ Có một bộ phận, nhất là địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
0,25 đ

- Giai cấp tư sản:
0,25 đ

+ Ra đời sau Chiến tranh thế giới lần I.
0,25 đ

+ Trong quá trình phát triển phân hóa thành 2 bộ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lư Quốc Thái
Dung lượng: 97,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)