Đền Hùng

Chia sẻ bởi Nguyễn Bích Lộc | Ngày 25/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Đền Hùng thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
Hành trình về Đất tổ
Đi qua cầu Việt trì
Đi vào Đại lộ Hùng Vương
Đến Cổng trào đi vào Lễ hội, các thầy cô chuẩn bị nhé !
Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô
Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.
Giới thiệu đôi chút ...
Cổng đền: Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917), có bốn chữ Hán viết theo lối chữ chân, đại tự "Cao sơn cảnh hành" (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là "Cao sơn cảnh hạnh" (Đức lớn như núi cao), do chữ 行 trong bức hoành phi có thể đọc bằng hai âm "hành" hoặc "hạnh" với nghĩa khác nhau.
Xin mời thầy cô thắp hương để đi lên Đền nhé
Đền Hạ : Tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con. Kiến trúc đền Hạ kiểu chữ nhị gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m.
Mời thầy cô thắp vào Đền
Đền Trung :Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước
Sân đền trung rất rộng, thầy cô nào mệt tranh thủ ngồi nghỉ nhé ...
Đền Thượng : Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triều tổ" (tổ tiên của Việt Nam)
Tại đây các thầy cô nhìn được ra khắp mọi nơi, ai mang theo máy ảnh tranh thủ chụp nhé ...
(Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
Nằm phía bên phải đền thượng trên đường xuống đền giếng đấy ...
Đền Giếng : Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18 theo dạng hình chữ công.
Các thầy cô chuẩn bị tiền lẻ để thả xuống giếng nhé ...
Bảo tàng Hùng Vương : Đứng từ đỉnh núi Hùng nhìn xuống, nhà bảo tàng Hùng Vương như một chiếc bánh chưng vuông khổng lồ. Sự khổng lồ ấy được các nhà thiết kế giải thích dó là biểu hiện tượng trưng của quả đất theo quan niệm người xưa: Đất vuông trời tròn. Ở giữa nhà Bảo Tàng là một vùng trần thủng có khoảng trời nghiêng xuống lồng trong một khuôn trăng đầy đặn. Tổng thể sự hiện diện trời tròn đất vuông ấy là ý tưởng của người kiến trúc sư muốn khắc hoạ lại huyền thoại lịch sử: sự tích bánh dày, bánh chưng.
Mời thầy cô sang thăm Bảo tàng ...
Đến trưa rồi mời thầy cô nghỉ ngơi để chuẩn bị ăn trưa nhé ...
Ai đi theo đôi thì lên đồi ăn uống, còn ai thích uống bia theo tôi vào nhà hàng nhé ...
Nào zô 100 % nhé ...
Chiều rồi đấy : Mời thầy cô lang thang ngắm cây ở Đền Hùng nhé ...
Tranh thủ mua ít quà chứ tặng chứ, suýt quên mất đấy ...
Thầy cô kiểm tra lại đồ đạc để lên xe về quê nhé ...
TẠM BIỆT THẦY CÔ
Chúc thầy cô thượng lộ bình an, khi nào về đến nhà gọi điện lại cho tôi nhé ...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bích Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)