DektHK L9 + D.an
Chia sẻ bởi Phạm Công Hòa |
Ngày 15/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: DektHK L9 + D.an thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
Phòng gd &đt Nam sách
Trường THCS Hiệp cát
kiểm tra học kì II
Năm học 2008 – 2009
Môn : Vật Lí 9
(Thời gian làm bài 45 phút)
Câu 1: (1đ).Thế nào là trộn các các ánh sáng màu với nhau? Trộn như thế nào để được ánh sáng trắng?
Câu 2: (2đ). Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 2000 vòng, cuộn thứ cấp có 30000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất 15 000kW. Biết hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 500V.
Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.
Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 50( . Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây.
Câu 3:(2,0 đ). Trên hình sau có là trục chính của thấu kính. AB, A’B’ là vị trí vật và ảnh
qua thấu kính. Hãy dùng cách vẽ hình để xác định quang tâm, tiêu điểm và loại thấu kính.
Câu 4(3,0đ) Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Vật AB đặt vuông góc với trục chính ( A nằm trên trục chính) và cách quang tâm O một đoạn 8cm
a. Vẽ ảnh của vật. Nêu tính chất ảnh.
b. Vận dụng kiến thức hình học,hãy tính khoảng cách từ ảnh đến vật
Câu 5:(2,0 đ). Một người có thể nhìn rõ những vật xa nhất cách mắt 85 cm. Hỏi:
a. Mắt người đó mắc tật gì?
b. Để khắc phục tật của mắt người đó phải đeo loại kính nào? Tính tiêu cự của thấu kính đó?
đáp án đề kiểm tra học kì II năm học 2008 - 2009
Câu
Đáp án
Điểm
1
*)Trộn các ánh sáng màu với nhau là chiếu hai hay nhiều ánh sáng màu đồng thời vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng.Màu của màn ảnh ở chỗ đó là màu mà ta thu được khi trộn các ánh sáng màu nói trên với nhau.
*) Ta trộn 3 ánh sáng màu đỏ,màu lục và màu lam với cường độ thích hợp hoặc trộn các ánh sáng màu có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ,ta thu được ánh sáng trắng.
0,5đ
0,5đ
2
Tóm tắt:
áp dụng công thức:U1/U2 = n1/n2 => U2 = U1.n2/n1
Thay số: U2 = 7500V
Công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây, áp dụng công thức:
Php = Rd .P2/U2 thay số: Php = 200kW
0,5đ
0,5đ
1,0đ
3
- Vẽ hình đúng:
-Nêu cách vẽ:
+) ảnh A’B’ cùng chiều và nhỏ hơn vật
thấu kính là TKPK.
+ )Kẻ BB’ cắt trục chính tại O
O là quang tâm của thấu kính.
Dựng thấu kính vuông góc với trục chính tại O.
+) Từ B kẻ BI // trục chính ( I( TKPK). Kẻ B’I cắt trục chính tại F’
=> F’ là tiêu điểm ảnh ,lấy F đối xứng với F’ qua O thì F là tiêu điểm vật
0,75đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
3
Vẽ ảnh của vật tạo bởi TKHT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Công Hòa
Dung lượng: 10,44KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)