De van9 kỳ II

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Mậu | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: de van9 kỳ II thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT KIM SƠN
TRƯỜNG THCS KIM TRUNG
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6. NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn : Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian : 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)





Đề bài: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.





































Kim Trung, ngày 5 tháng 5 năm 2012













































PHÒNG GD & ĐT TẠO KIM SƠN
TRƯỜNG THCS KIM TRUNG
HƯỚNG DẪN CHẤM VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6. NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn : Ngữ văn - Lớp 9



1) Yêu cầu chung
- Làm đúng thể loại: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
- Hình thức đảm bảo bố cục 3 phần.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2) Yêu cầu cụ thể
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
a) Mở bài:
- “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng viết về chiến tranh ( phản ánh sự hi sinh thầm lặng, những mất mát đau thương của đồng bào miền Nam và người lính trong kháng chiến)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Khái quát cảm nghĩ về tình cảm cha con thể hiện trong văn bản “Chiếc lược ngà” và trích dẫn luận điểm chính của bài văn.
b) Thân bài:
* Giới thiệu và phân tích hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu:
- Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa biết mặt con và chưa một lần được về thăm con.
- Sau tám năm xa cách bé Thu – con gái anh Sáu thành một cô bé ngộ nghĩnh đáng yêu và biết nhìn nhận những điều xung quanh. Trước sự xuất hiện của cha trong ngôi nhà nhỏ của gia đình, bé Thu không chịu nhận ông Sáu là cha, ông Sáu buồn và đau đớn vô cùng.
- Khi bé Thu nhận ba và ân hận vì những việc mình làm thì cha lại phải ra chiến trường để rồi hai cha con không bao giờ gặp nhau nữa.
Đó không chỉ là cảnh ngộ éo le của cha con ông Sáu mà còn là sự thiệt thòi mất mát của đồng bào miền Nam trong cuộc khngs chiến đầy gian khổ của dân tộc.
* Tình cảm của cha con ông Sáu sâu nặng và thiết tha vô bờ bến:
- Tình cảm của bé Thu đối với cha:
+ Khi thấy cha vui mừng, vồ vập gọi và dang tay ra đón nhưng bé Thu ngạc nhiên, lảng tránh ( nó ngơ ngác,mặt tái mét, chạy và thét lên má... má...)
+ Những ngày ở bên cha, được cha chăm chút vỗ về song Thu lại lạnh lùng, ngang bướng và phản ứng quyết liệt nhất định không chịu nhận ông Sáu là cha.( dẫn chứng về những hành động thái độ của bé Thu, phân tích, đánh giá)
+ Bị cha đánh, Thu không khóc mà bỏ sang ngoại → kiên quyết không nhận ông Sáu là cha.
+ Được bà ngoại giảng giải, Thu hiểu và day dứt ( nó trằn trọc không ngủ...)
+ Tình cảm mãnh liệt của bé Thu dành cho cha khi nhận cha (dẫn chứng về những hành động của bé Thu, nhận xét, đánh giá).
→ Nhận xét về hành động không nhận cha của bé Thu là không đáng trách vì anh Sáu có một vết sẹo không giống như trong ảnh, vì bé còn nhỏ chưa hiểu hết những mất mát của chiến tranh, và cũng không ai chuẩn bị cho bé một tâm lí là ba sắp về và ba có vết sẹo, nó thể hiện tình yêu cha sâu sắc...
+ Việc không nhận cha và nhận cha có vẻ trái ngược nhau nhưng đều đồng nhất ở một tình cảm đó là tình yêu cha sâu sắc của bé Thu.
- Tình cảm của anh Sáu dành cho con:
+ Ông nôn nao, vui sướng vì được về thăm con (thuyền chưa vào bờ... ông đã nhảy thót lên... dang hai tay và gọi Thu lại đây con).
+ Trong những ngày ở nhà với con, ông luôn chờ đợi một tiếng gọi tha thiết chân thành. Ông muốn con đón nhận tình cảm của mình nhưng bị con từ chối - những lúc ấy ông chỉ buồn mà không giận con, ông cảm thấy đau khổ và bất lực trước thái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Mậu
Dung lượng: 59,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)