Đề Văn vào 10 -Hưng yên 2016-2017
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thượng |
Ngày 11/10/2018 |
100
Chia sẻ tài liệu: Đề Văn vào 10 -Hưng yên 2016-2017 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2016 – 2017 MÔN THI: NGỮ VĂN
Câu I. (5,0 điểm)
Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 6:
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu...
1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Và tác giả là ai?
2. Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên?
3. Trong đoạn thơ trên, khoảnh khắc giao mùa được nhà thơ cảm nhận qua những hình ảnh nào?
4. Gạch chân thành phần biệt lập tình thái có trong câu thơ Hình như thu đã về và nêu tác dụng.
5. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã.
6. Viết đoạn văn diễn dịch hoặc qui nạp (từ 8 đến 10 câu) trong đó có sử dụng phép nối (gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối) với câu chủ đề:
Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn.
Câu II. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng – Kim Lân. Từ đó, em hãy nhận xét ngắn gọn về tấm lòng của tác giả với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn
Câu I:
1) Đoạn thơ được trích trong bài thơ Sang thu.
Tác giả là Hữu Thỉnh.
2) Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ là chùng chình, dềnh dàng, vội vã.
(Thí sinh tìm được từ 2 đến 3 từ thì được điểm tối đa; tìm được 1 từ được 0,25 điểm)
3) Khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận qua các hình ảnh: hương ổi phả vào gió se, sương chùng chình qua ngõ, sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu.
(Thí sinh tìm được từ 3 đến 5 hình ảnh thì được 0,5 điểm; tìm được từ 1 đến 2 hình ảnh thì được 0,25 điểm)
4) Gạch chân được thành phần biệt lập tình thái: Hình như thu đã về.
Tác dụng: Diễn tả trạng thái mơ hồ của nhà thơ khi đất trời sang thu.
5) Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hóa: Sông dềnh dàng, chim vội vã. (Nếu thí sinh chỉ nêu biện pháp nhân hóa thì được 0,25 điểm)
Hiệu quả: cảnh vật hiện lên sinh động với trạng thái như con người trước bước đi của thời gian, đất trời.
(Nếu thí sinh chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ khác mà hợp lí thì vẫn cho điểm theo mức điểm của câu hỏi.)
6)
a) Về hình thức:
Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp.
Viết đủ số câu theo yêu cầu.
Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối. (0,25 điểm)
b) Về nội dung: Thí sinh triển khai được câu chủ đề. Các câu triển khai lí giải được vì sao cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn. (Thí sinh có thể có nhiều hướng triển khai, miễn hợp lí, đúng đắn)
Câu II: Cảm nhận tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng, tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai, tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Thí sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. Cán bộ chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau:
*
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2016 – 2017 MÔN THI: NGỮ VĂN
Câu I. (5,0 điểm)
Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 6:
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu...
1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Và tác giả là ai?
2. Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên?
3. Trong đoạn thơ trên, khoảnh khắc giao mùa được nhà thơ cảm nhận qua những hình ảnh nào?
4. Gạch chân thành phần biệt lập tình thái có trong câu thơ Hình như thu đã về và nêu tác dụng.
5. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã.
6. Viết đoạn văn diễn dịch hoặc qui nạp (từ 8 đến 10 câu) trong đó có sử dụng phép nối (gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối) với câu chủ đề:
Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn.
Câu II. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng – Kim Lân. Từ đó, em hãy nhận xét ngắn gọn về tấm lòng của tác giả với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn
Câu I:
1) Đoạn thơ được trích trong bài thơ Sang thu.
Tác giả là Hữu Thỉnh.
2) Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ là chùng chình, dềnh dàng, vội vã.
(Thí sinh tìm được từ 2 đến 3 từ thì được điểm tối đa; tìm được 1 từ được 0,25 điểm)
3) Khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận qua các hình ảnh: hương ổi phả vào gió se, sương chùng chình qua ngõ, sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu.
(Thí sinh tìm được từ 3 đến 5 hình ảnh thì được 0,5 điểm; tìm được từ 1 đến 2 hình ảnh thì được 0,25 điểm)
4) Gạch chân được thành phần biệt lập tình thái: Hình như thu đã về.
Tác dụng: Diễn tả trạng thái mơ hồ của nhà thơ khi đất trời sang thu.
5) Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hóa: Sông dềnh dàng, chim vội vã. (Nếu thí sinh chỉ nêu biện pháp nhân hóa thì được 0,25 điểm)
Hiệu quả: cảnh vật hiện lên sinh động với trạng thái như con người trước bước đi của thời gian, đất trời.
(Nếu thí sinh chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ khác mà hợp lí thì vẫn cho điểm theo mức điểm của câu hỏi.)
6)
a) Về hình thức:
Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp.
Viết đủ số câu theo yêu cầu.
Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối. (0,25 điểm)
b) Về nội dung: Thí sinh triển khai được câu chủ đề. Các câu triển khai lí giải được vì sao cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn. (Thí sinh có thể có nhiều hướng triển khai, miễn hợp lí, đúng đắn)
Câu II: Cảm nhận tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng, tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai, tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Thí sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. Cán bộ chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau:
*
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thượng
Dung lượng: 18,66KB|
Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)