Đề văn nghị luận xã hội
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Diên |
Ngày 12/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Đề văn nghị luận xã hội thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề bài: Một câu chuyện kể rằng, có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa mạc. Họ cứ đi, đi mãi và tới một lúc trong cuộc hành trình, họ bắt đầu tranh cãi với nhau nên đi về hướng nào để thoát ra. Không kìm chế được sự bực tức và tuyệt vọng, một người đã tắt vào mặt người kia. Người bị đánh rất đau, nhưng không nổi giận, chỉ viết một dòng lên cát;"Hôm nay bạn thân nhất đã tát tôi”.
Họ lại đi tiếp, và gặp một ốc đảo với một hồ nước lớn. Người bạn bị đánh vì vội vàng uống nước và tắm rửa nên trượt chân và bắt đẩu chìm dần. Người bạn kia vội nhảy xuống cứu anh ta lên. Khi mọi sự đã qua, người bạn bị đánh lúc nãy khắc một dòng lên phiến đá: "Hôm nay người bạn thân nhất đã cứu tôi".
Người bạn đã đánh và cũng là người cứu anh ta thực sự ngạc nhiên nên hỏi:
“Tại sao khi tớ đánh cậu, cậu viết lên cát, còn bây giờ cậu lại khắc lên phiến đá?”
Người kia mỉm cười và đáp: “Khi một người bạn làm ta đau, hãy viết lên cát để ngọn gió của sự tha thứ thổi qua mang nó đi cùng. Còn khi điều tốt lành đến, chúng ta nên khắc nó lên đá, như khắc thành kỉ niệm trong tim vậy, không cơn gió nào có thể xoá đi được!”.
Liệu chúng ta có thể học được cách viết lên cát?
(Theo “Quà tặng cuộc sống”)
Câu hỏi đặt ra ở cuôi câu chuyên trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
Bài làm
Lịch sử nhân loai hình thành, là một sư kì diệu của tao hoá. Từ khi tổ tiên chúng ta còn cư trú trong những hang động tăm tối cũng đã biết sông theo “bầy đàn” và dựa vào nhau để sống, cũng có nghĩa là bước đầu xây dựng mối quan hệ tin yêu nhau. Tạo hoá tạo ra loài người và con người thì tạo ra những đạo lí. Câu chuyện trên là đạo lí sống lấy sự tha thứ và ân tình làm kim chỉ nam trong phép xử thế. Một câu chuyện đẹp.
Viết chữ trên cát dễ bị nước cuốn trôi, dễ bị gió thổi đi có thể xem là một ẩn dụ về lòng vị tha. Cuộc sống chúng ta cứ mãi lấy hận thù trả hận thù thì thử hỏi nhân loại sẽ đi về đâu? Chắc chắn sẽ có kết cục lụi tàn. Lại nhớ trong lịch sử Trung Hoa, Hàn Tín đã từng bị Phiếu Mẫu làm nhục. Thế nhưng sau khi trở thành đại nguyên soái của Lưu Bang, ông trở về tha thứ cho kẻ thủ ác ngày xưa. Hành động của Hàn Tín đã làm đẹp cho trang sử đối nhân xử thế
Dân tộc ta đã từng trải qua những cuộc chiến chống ngoại xâm. Ba lần đánh tan quân Mông Nguyên và cũng ba lần giúp biết bao nhiêu tù binh trở về cố xứ. Thực dân Pháp tạo biết bao tội ác trong hơn 80 năm đô hộ nựớc ta, tuy vậy “đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan dung nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ. Đó là một đoạn trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, đã cho thấy truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Đế quốc Mĩ đã từng gieo rắc chiến tranh khiến chúng ta chịu nhiều đau thương. Là một dân tộc “Tuốt gươm không sợ sống quỳ”, nhưng cũng sẵn lòng tha thứ. Quên quá khứ buồn, hướng đến tương lai tươi sáng, để rồi trở thành những người bạn trong thời kì mới: hợp tác dùng có lợi.
Câu chuyện một người thầy trong sáng, nghiêm minh ở trường Đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, lại bị sinh viên tạt acid. Nhưng nằm trên giường bệnh, thầy Đặng Hữu Dũng nhắn gửi: "Hãy cho cậu ấy một con đường nếu cậu ấy biết hối cải". Lời nói đầy tha thứ của một người thầy, một nhà giáo suốt đời tận tâm với nghề hàm chứa tình thương và rất có ý nghĩa giáo dục. Trong tấm lòng cao thượng ấy, rõ ràng còn có sự sáng suốt của lí trí là “nếu cậu ấy biết hối cải”. Tha thứ không đồng nghĩa với sự yếu thế kiểu AQ — “phép thắng lợi tinh thần” mà Lỗ Tấn từng phê phán. Chỉ tha thứ cho những ai biết hối cải như cách của thầy Dũng là một thông điệp đúng đắn.
Có thể nói rằng Hàn Tín của dân tộc Trung Hoa, thầy Đặng Hữu Dũng và cả dân tộc Việt Nam đã “viết chữ trên cát” – một cách ẩn dụ đẹp về lòng vị tha. Là hậu sinh, chúng ta không thể không học những tấm gương sáng ngời ấy để cuộc sống này ý nghĩa hơn, đáng yêu hơn và mỗi chúng ta được hường hạnh phúc, được hưởng sự thanh thản trước sự vô tình đáng sợ của thời gian và
Họ lại đi tiếp, và gặp một ốc đảo với một hồ nước lớn. Người bạn bị đánh vì vội vàng uống nước và tắm rửa nên trượt chân và bắt đẩu chìm dần. Người bạn kia vội nhảy xuống cứu anh ta lên. Khi mọi sự đã qua, người bạn bị đánh lúc nãy khắc một dòng lên phiến đá: "Hôm nay người bạn thân nhất đã cứu tôi".
Người bạn đã đánh và cũng là người cứu anh ta thực sự ngạc nhiên nên hỏi:
“Tại sao khi tớ đánh cậu, cậu viết lên cát, còn bây giờ cậu lại khắc lên phiến đá?”
Người kia mỉm cười và đáp: “Khi một người bạn làm ta đau, hãy viết lên cát để ngọn gió của sự tha thứ thổi qua mang nó đi cùng. Còn khi điều tốt lành đến, chúng ta nên khắc nó lên đá, như khắc thành kỉ niệm trong tim vậy, không cơn gió nào có thể xoá đi được!”.
Liệu chúng ta có thể học được cách viết lên cát?
(Theo “Quà tặng cuộc sống”)
Câu hỏi đặt ra ở cuôi câu chuyên trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
Bài làm
Lịch sử nhân loai hình thành, là một sư kì diệu của tao hoá. Từ khi tổ tiên chúng ta còn cư trú trong những hang động tăm tối cũng đã biết sông theo “bầy đàn” và dựa vào nhau để sống, cũng có nghĩa là bước đầu xây dựng mối quan hệ tin yêu nhau. Tạo hoá tạo ra loài người và con người thì tạo ra những đạo lí. Câu chuyện trên là đạo lí sống lấy sự tha thứ và ân tình làm kim chỉ nam trong phép xử thế. Một câu chuyện đẹp.
Viết chữ trên cát dễ bị nước cuốn trôi, dễ bị gió thổi đi có thể xem là một ẩn dụ về lòng vị tha. Cuộc sống chúng ta cứ mãi lấy hận thù trả hận thù thì thử hỏi nhân loại sẽ đi về đâu? Chắc chắn sẽ có kết cục lụi tàn. Lại nhớ trong lịch sử Trung Hoa, Hàn Tín đã từng bị Phiếu Mẫu làm nhục. Thế nhưng sau khi trở thành đại nguyên soái của Lưu Bang, ông trở về tha thứ cho kẻ thủ ác ngày xưa. Hành động của Hàn Tín đã làm đẹp cho trang sử đối nhân xử thế
Dân tộc ta đã từng trải qua những cuộc chiến chống ngoại xâm. Ba lần đánh tan quân Mông Nguyên và cũng ba lần giúp biết bao nhiêu tù binh trở về cố xứ. Thực dân Pháp tạo biết bao tội ác trong hơn 80 năm đô hộ nựớc ta, tuy vậy “đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan dung nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ. Đó là một đoạn trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, đã cho thấy truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Đế quốc Mĩ đã từng gieo rắc chiến tranh khiến chúng ta chịu nhiều đau thương. Là một dân tộc “Tuốt gươm không sợ sống quỳ”, nhưng cũng sẵn lòng tha thứ. Quên quá khứ buồn, hướng đến tương lai tươi sáng, để rồi trở thành những người bạn trong thời kì mới: hợp tác dùng có lợi.
Câu chuyện một người thầy trong sáng, nghiêm minh ở trường Đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, lại bị sinh viên tạt acid. Nhưng nằm trên giường bệnh, thầy Đặng Hữu Dũng nhắn gửi: "Hãy cho cậu ấy một con đường nếu cậu ấy biết hối cải". Lời nói đầy tha thứ của một người thầy, một nhà giáo suốt đời tận tâm với nghề hàm chứa tình thương và rất có ý nghĩa giáo dục. Trong tấm lòng cao thượng ấy, rõ ràng còn có sự sáng suốt của lí trí là “nếu cậu ấy biết hối cải”. Tha thứ không đồng nghĩa với sự yếu thế kiểu AQ — “phép thắng lợi tinh thần” mà Lỗ Tấn từng phê phán. Chỉ tha thứ cho những ai biết hối cải như cách của thầy Dũng là một thông điệp đúng đắn.
Có thể nói rằng Hàn Tín của dân tộc Trung Hoa, thầy Đặng Hữu Dũng và cả dân tộc Việt Nam đã “viết chữ trên cát” – một cách ẩn dụ đẹp về lòng vị tha. Là hậu sinh, chúng ta không thể không học những tấm gương sáng ngời ấy để cuộc sống này ý nghĩa hơn, đáng yêu hơn và mỗi chúng ta được hường hạnh phúc, được hưởng sự thanh thản trước sự vô tình đáng sợ của thời gian và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Diên
Dung lượng: 15,33KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)