De van lop 8 HSG huyen

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Hưng | Ngày 11/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: de van lop 8 HSG huyen thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

I. TRƯỜNG THCS ĐỒNG QUẾ

Nguyễn Duy Hưng
Yêu cầu chung
- Học sinh làm được bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học có gắn
Câu 3 (12,0 điểm)
Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
(Trích Ý nghĩa văn chương - SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, trang 61)
Bằng hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HẾT
Họ và tên thí sinh:................................................Số báo danh:................
Câu 3 (12,0 điểm)
Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
(Trích Ý nghĩa văn chương - SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, trang 61)
Bằng hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HẾT
Họ và tên thí sinh:................................................Số báo danh:................
* Lưu ý: Cán bộ coi thi không gải thích gì thêm.

II. Yêu cầu cụ thể
1. Giới thiệu khái quát:
Giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh gắn với nội dung chính của bài thơ Bếp lửa: bài thơ thể hiện tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng.
2. Giải thích, phân tích, chứng minh:
2.1. Tổng quát:
a. Giải thích nhận định: Nhận định có hai nội dung quan trọng:
- Hoài Thanh khẳng định: văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, tức là khẳng định các tác phẩm văn chương có khả năng khơi dậy những tình cảm, rung cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tác phẩm.
- Ông còn khẳng định: văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, tức là nhấn mạnh khả năng văn chương bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi người thêm sâu sắc, thêm đẹp đẽ, bền vững.
- Nhận định đã khái quát một cách sâu sắc hai vấn đề: Khái quát quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương: đều xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả và bạn đọc; khái quát chức năng giáo dục và thẩm mỹ của văn chương đối với con người.
b. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bếp lửa (có thể nêu nội dung chính của bài thơ nếu chưa nêu ở phần Giới thiệu khái quát)
c. Khẳng định: bài thơ khơi dậy, bồi đắp thêm cho tình cảm gia đình ( tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng), tình yêu thương con người, tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người. Bài thơ là minh chứng cho nhận định của Hoài Thanh.
2.2. Phân tích, chứng minh:
a. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc qua dòng hồi tưởng của cháu về kỷ niệm tuổi thơ bên bà, bên bếp lửa - qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình: (phân tích, chứng minh)
- Hồi tưởng của cháu bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa và từ hình ảnh bà. (phân tích, chứng minh)
- Nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỷ niệm: kỷ niệm những năm đói khổ; kỷ niệm tám năm sống bên bà; kỷ niệm những năm giặc dã, chiến tranh. Trong dòng hồi tưởng đó luôn có hình ảnh bà tần tảo, hi sinh, yêu thương cháu, có tình bà ấm áp. (phân tích, chứng minh)
- Hồi tưởng về bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, bếp lửa là biểu tượng cho tình bà ấm áp, biểu tượng cho ý chí, nghị lực, niềm tin của bà. (phân tích, chứng minh)
b. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc qua những suy ngẫm, tâm nguyện của cháu ở hiện tại về bà, về tình bà và về bếp lửa - qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình: (phân tích, chứng minh)
- Cháu khôn lớn, trưởng thành thấm thía: cuộc đời bà vất vả, gian khổ; con người bà tần tảo, chịu thương chịu khó; công lao của bà mênh mông, sâu nặng. (phân tích, chứng minh)
- Cháu tâm nguyện: luôn yêu mến, nhớ bà, biết ơn bà. (phân tích, chứng minh).
- Trong suy ngẫm, tâm nguyện của cháu cũng vẫn hiện lên hình ảnh bếp lửa bình dị mà thiêng liêng: bếp lửa là biểu tượng cho tình bà cháu, biểu tượng của gia đình, quê hương.
c. Khẳng định sự tác động của bài thơ đến tình cảm mỗi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Hưng
Dung lượng: 42,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)