De Van L9 Thanh Hoa
Chia sẻ bởi Nguyễn Vinh |
Ngày 12/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: De Van L9 Thanh Hoa thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn: Ngữ Văn
(Thời gian làm bài 180 phút)
Đề bài:
Câu 1 (3 điểm): Hãy chỉ ra cái hay, cái đẹp trong câu ca dao sau:
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc áng trăng vàng đổ đi
Câu 2 (7 điểm): Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương trong truyện “Người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ)
Câu 3 (10 điểm):
Trong bài Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã khẳng định:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Em hiểu như thế nào về hai câu thơ trên? Lấy hình tượng người phụ nữ trong một số tác phẩm văn học cổ đã học để làm sáng tỏ.
==== Hết ====
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn: Ngữ Văn
(Thời gian làm bài 180 phút)
(Hướng dẫn chấm này gồm có 04 trang)
I. Yêu cầu
Câu 1 (4 điểm):
1. Yêu cầu chung:
Viết thành một bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp của các hình ảnh:
+ Hình ảnh trăng, nước hoà quyện tạo nên một khung cảnh trữ tình thơ mộng
+ Hình ảnh cô gái tát nước bên đàng gợi sự khoẻ khoắn nhưng không kém phần tình tứ, làm cho khung cảnh đêm trăng càng trở nên thơ mộng.
- Thấy được cái hay trong cấu tứ của câu ca dao: mượn cái đẹp của thiên nhiên để làm quen. Ngôn ngữ của chàng trai (nhân vật trữ tình) vô cùng tinh tế và ý nhị. Nghe qua chỉ là câu hỏi nhưng dường như chứa đựng sự trách móc và cả cảm giác nuối tiếc và ước mong vĩnh hằng hoá cái đẹp. Đây là cách làm quen rất phổ biến của các chàng trai trong ca dao: tinh tế, ý nhị nhưng vẫn không kém phần tình tứ.
Câu 2 (7 điểm):
1. Yêu cầu chung:
Viết thành một bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
2. Yêu cầu về kiến thức
- Thấy được vị trí của chi tiết cái chết biểu hiện cho cao trào trong diễn biến cốt truyện. (chỉ sau cái chết câu chuyện mới thực sự được mở nút)
- Thấy được cái chết của Vũ Nương là điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Thân phận hèn kém, đáng thương không làm chủ được số phân của mình.
- Cái chết ở đây còn là chi tiết bộc lộ ý thức về phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam: Vũ Nương có thể vò võ nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng, nhưng trước sự xúc phạm đến nhân phẩm thì nàng không chấp nhận.
- “Tam tòng, tứ đức” đã làm triệt tiêu ý thức phản kháng của người phụ nữ. Cái chết là sự phản kháng gần như duy nhất khi sự chịu đựng của họ đã đi đến giới hạn cuối cùng.
- Cái chết của Vũ Nương còn như một sự chối bỏ thực tại bất công để tìm đến một sự giải thoát…
Câu 3 (10 điểm):
1. Yêu cầu chung:
Viết thành một bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
Có kĩ năng phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề.
2. Yêu cầu về kiến thức
Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh trong hai câu thơ
- Ý nghĩa thực: bánh dù nguyên vẹn hay nát do bàn tay người nặn nhưng nhân bánh vẫn hồng sắc đỏ.
- Nghĩa ẩn dụ:
+ “Rắn nát mặc dầu”: thân phận hèn kém, không làm chủ được số phận của người phụ nữ xưa.
+ Tay kẻ nặn: Những yếu tố khách quan tác động đến cuộc đời gieo khổ đau cho người phụ nữ (những lề thói của xã hội nam quyền, đạo đức cứng nhắc, giả dối )
+ Vẫn giữ tấm lòng son: Sự kiên trinh, trong trắng và ý thức về phẩm giá của người phụ nữ
=> Hai câu thơ vừa là lời oán trách xã hội phong kiến bất công, vừa là lời khẳng định phẩm giá tốt đep của người phụ nữ.
- Tìm dẫn chứng trong các tác phẩm đã học để minh hoạ:
+ Truyện Người con gái Nam Xương: Vũ Nương hết mực thuỷ chung, vò võ nưôi con, phụng dưỡng mẹ chồng; trước sự ghen tuông vô lối của Trương Sinh, nàng đã dùng cái chết để minh oan và cũng là để giữ gìn phẩm giá của mình.
+ Truyện Kiều
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn: Ngữ Văn
(Thời gian làm bài 180 phút)
Đề bài:
Câu 1 (3 điểm): Hãy chỉ ra cái hay, cái đẹp trong câu ca dao sau:
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc áng trăng vàng đổ đi
Câu 2 (7 điểm): Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương trong truyện “Người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ)
Câu 3 (10 điểm):
Trong bài Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã khẳng định:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Em hiểu như thế nào về hai câu thơ trên? Lấy hình tượng người phụ nữ trong một số tác phẩm văn học cổ đã học để làm sáng tỏ.
==== Hết ====
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn: Ngữ Văn
(Thời gian làm bài 180 phút)
(Hướng dẫn chấm này gồm có 04 trang)
I. Yêu cầu
Câu 1 (4 điểm):
1. Yêu cầu chung:
Viết thành một bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp của các hình ảnh:
+ Hình ảnh trăng, nước hoà quyện tạo nên một khung cảnh trữ tình thơ mộng
+ Hình ảnh cô gái tát nước bên đàng gợi sự khoẻ khoắn nhưng không kém phần tình tứ, làm cho khung cảnh đêm trăng càng trở nên thơ mộng.
- Thấy được cái hay trong cấu tứ của câu ca dao: mượn cái đẹp của thiên nhiên để làm quen. Ngôn ngữ của chàng trai (nhân vật trữ tình) vô cùng tinh tế và ý nhị. Nghe qua chỉ là câu hỏi nhưng dường như chứa đựng sự trách móc và cả cảm giác nuối tiếc và ước mong vĩnh hằng hoá cái đẹp. Đây là cách làm quen rất phổ biến của các chàng trai trong ca dao: tinh tế, ý nhị nhưng vẫn không kém phần tình tứ.
Câu 2 (7 điểm):
1. Yêu cầu chung:
Viết thành một bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
2. Yêu cầu về kiến thức
- Thấy được vị trí của chi tiết cái chết biểu hiện cho cao trào trong diễn biến cốt truyện. (chỉ sau cái chết câu chuyện mới thực sự được mở nút)
- Thấy được cái chết của Vũ Nương là điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Thân phận hèn kém, đáng thương không làm chủ được số phân của mình.
- Cái chết ở đây còn là chi tiết bộc lộ ý thức về phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam: Vũ Nương có thể vò võ nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng, nhưng trước sự xúc phạm đến nhân phẩm thì nàng không chấp nhận.
- “Tam tòng, tứ đức” đã làm triệt tiêu ý thức phản kháng của người phụ nữ. Cái chết là sự phản kháng gần như duy nhất khi sự chịu đựng của họ đã đi đến giới hạn cuối cùng.
- Cái chết của Vũ Nương còn như một sự chối bỏ thực tại bất công để tìm đến một sự giải thoát…
Câu 3 (10 điểm):
1. Yêu cầu chung:
Viết thành một bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
Có kĩ năng phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề.
2. Yêu cầu về kiến thức
Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh trong hai câu thơ
- Ý nghĩa thực: bánh dù nguyên vẹn hay nát do bàn tay người nặn nhưng nhân bánh vẫn hồng sắc đỏ.
- Nghĩa ẩn dụ:
+ “Rắn nát mặc dầu”: thân phận hèn kém, không làm chủ được số phận của người phụ nữ xưa.
+ Tay kẻ nặn: Những yếu tố khách quan tác động đến cuộc đời gieo khổ đau cho người phụ nữ (những lề thói của xã hội nam quyền, đạo đức cứng nhắc, giả dối )
+ Vẫn giữ tấm lòng son: Sự kiên trinh, trong trắng và ý thức về phẩm giá của người phụ nữ
=> Hai câu thơ vừa là lời oán trách xã hội phong kiến bất công, vừa là lời khẳng định phẩm giá tốt đep của người phụ nữ.
- Tìm dẫn chứng trong các tác phẩm đã học để minh hoạ:
+ Truyện Người con gái Nam Xương: Vũ Nương hết mực thuỷ chung, vò võ nưôi con, phụng dưỡng mẹ chồng; trước sự ghen tuông vô lối của Trương Sinh, nàng đã dùng cái chết để minh oan và cũng là để giữ gìn phẩm giá của mình.
+ Truyện Kiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Vinh
Dung lượng: 41,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)