ĐỀ VĂN 9 KỲ I 2012-2013
Chia sẻ bởi Nguyễn Đắc Chí |
Ngày 12/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ VĂN 9 KỲ I 2012-2013 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn – lớp 9
Năm học: 2012 – 2013
Thời gian 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Phần I: VĂN – TIẾNG VIỆT (3 điểm )
Câu 1: (2 điểm)
a. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp ?
b. Đọc đoạn văn sau:
Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai ?
- Là con thầy mấy lị con u.
- Thế nhà con ở đâu ?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
(Làng – Kim Lân)
Đoạn văn trên có sử dụng lời dẫn không ? Nếu có, thì lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp ? Vì sao em biết ?
Câu 2: (1 điểm)
Thông qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học ( chương trình Ngữ văn 9- tập I), em hãy nêu nhận xét chung về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam ?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Tưởng tượng em về thăm quê sau 20 năm xa cách. Viết một bức thư cho người bạn cùng quê kể lại buổi về thăm quê đầy xúc động đó.
-------------------------
PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ I
Năm học 2012-2013
Phần I: VĂN – TIẾNG VIỆT (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm) :
a. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp ?
- Dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. (0.5 điểm)
- Dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. (0.5điểm)
b. Đoạn văn trên sử dụng lời dẫn trực tiếp vì lời đối thoại của các nhân vật cũng được xem là lời dẫn trực tiếp. (1 điểm)
Câu 2: ( 1 điểm)
Nhận xét chung về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam:
+ Đẹp người, đẹp nết.
+ Chung thủy, khuôn phép.
+ Đảm đang, hiếu nghĩa, giàu lòng vị tha.
+ Chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
I. Yêu cầu chung:
- Hình thức viết thư.
- Bố cục ba phần, viết đúng thể loại văn tự sự kết hợp với các yếu tố nghị luận, miêu tả, miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm
- Nội dung kể và tả toàn bộ sự việc tưởng tượng nhưng cần làm nổi rõ tâm trạng xen thái độ, tình cảm chân thành của người viết.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh về thăm quê sau hai mươi năm xa cách.
2. Thân bài: (5 điểm)
- Cảm giác, không khí ngày trở về.
- Những thay đổi của quê hương và tình cảm của em sau hai mươi năm xa cách.
+ Cảnh vật
+ Con người
+ Cuộc sống của người dân
+ Tình cảm xóm giềng, người thân, bạn bè...
3. Kết bài: (1 điểm)
Những cảm xúc, suy nghĩ, hứa hẹn … khi chia tay với với quê hương lần nữa.
III. Hướng dẫn cho điểm:
- Điểm 6,5 - 7: Bài viết thể hiện đúng theo yêu cầu, lời văn trong sáng, thể hiện được tình cảm, cảm xúc chân thành. Không mắc lỗi.
- Điểm 5,5-6: Bài viết có cảm xúc và thể hiện được các yêu cầu của đề, song hành văn còn có chỗ lủng củng, câu chuyện kể chưa được hấp dẫn. Có mắc vài lỗi nhỏ.
- Điểm 4-5: Bài viết cơ bản thể hiện được yêu cầu của đề nhưng chưa thể hiện rõ cảm xúc của người viết, trình tự kể chưa được hợp lí, nội dung đôi chổ còn lủng củng, chưa diễn đạt hết ý. Mắc vài lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
- Điểm 2-3,5: Viết đúng thể loại, đảm bảo về bố cục, hình thức song nội dung câu chuyện kể chưa được rõ ràng, chưa làm rõ những cảm nhận về sự thay đổi của quê hương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đắc Chí
Dung lượng: 42,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)