DE VĂN 9/ HKII (12-13)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Thảo | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: DE VĂN 9/ HKII (12-13) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD - ĐT THỊ XÃ BÌNH MINH
TRƯỜNG THCS MỸ HÒA
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút
Năm: 2012-2013
Tên văn bản
Mức độ
Cộng


Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao


Khởi ngữ
1



1

Viếng lăng Bác

1


1

Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống



1


1

Văn nghị luận ( đoạn thơ, bài thơ)



1
1

Tổng số câu
1
1
1
1
4

Tổng số điểm
1
2
2
5
10

Tỉ lệ
10%
20%
20%
50%
100%

ĐỀ:
Câu 1: ( 1điểm)
a.Thế nào là khởi ngữ?
b. Tìm khởi ngữ trong câu sau: Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Câu 2: (2 điểm)
a. “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo trong khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác, của Viễn Phương.
b.Nêu nội dung chính của khổ thơ
c. Bài thơ Viếng lăng Bác sáng tác vào năm nào và trong hoàn cảnh nào?
Câu 3: (2điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tinh thần tự học của học sinh.
Câu 3: ( 5 điểm)
Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Câu 1:
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.(0,5đ)
Khởi ngữ trong câu: Đối với (0,5đ)
Câu 2: (2đ)
a.Học sinh viết đúng 3 câu thơ tiếp theo ( nếu sai 4 lỗi chính tả trừ 0,25 đ) (0,75đ)
b.Nội dung khổ thơ: Niềm xúc động mãnh liệt, không kiềm nén nỗi và tâm trạng lưu luyến mong muốn được ở mãi bên Bác.(0,5đ)
c. Năm 1976, lăng Chủ tịch vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.(0,75đ)
Câu 3: (2đ)
-Giới thiệu tinh thần tự học là đức tính tốt đẹp của người học sinh
- Biểu hiện của tinh thần tự học: tự tìm hiểu, nghiên cứu bài trước khi đến lớp; trong ớp tập trung theo dõi ghi chép bài đầy đủ; tìm hiểu tài liệu tham khảo….
Phê phán những hiện tượng lười biếng học
Xây dựng thái độ, hành động tự học
- Muốn học tập đạt kết quả cao cần phát huy tinh thần tự học
Câu 4: (5 đ)
Yêu cầu chung : HS nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu cụ thể: HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải làm được các yêu cầu sau đây:
1. Mở bài: (0,5đ)
Giới thiệu tác giả và bài thơ Sang thu
2. Thân bài: (4đ)
- Hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu: Cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa.
- Những phát hiện tinh tế của nhà thơ khi sang thu
+ Ngọn gió se mang theo hương ổi
+ sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng
+ Dòng sông trôi thanh thản gợi vẻ êm đềm của khung cảnh thiên nhiên.
+ Cánh chim chiều đang vội vã trở về tổ ấm…
+ Đám mây mùa hạ đã diễn tả được cái trở mình của thời khắc giao mùa.
+ Nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã nhạt dần, bớt đi những cơn mưa rào vào mùa hạ
+ Tiếng sấm cũng bớt bất ngờ…
- Suy ngẫm của nhà thơ.
3. Kết luận: (0,5đ)
Khẳng định sự thành công của Hữu Thỉnh và suy nghĩ của bản thân qua bài thơ.

Duyệt của tổ CM Người ra đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Thảo
Dung lượng: 50,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)